Gập ghềnh kế hoạch phục hồi của EU
EU thông qua kế hoạch đầu tư của 12 quốc gia thành viên | |
Gập ghềnh con đường đưa quan hệ Mỹ - Trung đi đúng hướng | |
Doanh nghiệp thuỷ sản lên kế hoạch xuất khẩu vào EU |
Khó khăn trong nỗ lực phục hồi tại EU |
EU đang từng bước triển khai kế hoạch phục hồi, trị giá 750 tỷ euro, được thông qua vào tháng 7/2020, nhưng chương trình này cần phải được tất cả 27 quốc gia thành viên liên minh thông qua trước khi Ủy ban châu Âu có thể vay tiền thay mặt EU. Tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng 12/2020, EU đã đạt được sự đồng thuận lịch sử là các nước thành viên sẽ cùng gánh khoản nợ chung nhằm giảm chi phí đi vay cho các thành viên yếu hơn - để tài trợ cho gói phục hồi trị giá gần 700 tỷ euro. Trong gói hỗ trợ này, 500 tỷ euro sẽ được chi dưới dạng tài trợ cho các nước và 250 tỷ euro dưới dạng các khoản tín dụng. Trong 500 tỷ euro tài trợ, 310 tỷ euro sẽ được đầu tư vào các hoạt động chuyển đổi kinh tế số và kinh tế xanh. Quỹ phục hồi kinh tế hậu Covid-19 là một phần trong gói ngân sách dài hạn đến năm 2027 của EU với tổng trị giá 1.800 tỷ euro (tương đương 2.190 tỷ USD) nhằm giải quyết những hậu quả về kinh tế và xã hội sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Việc các Bộ trưởng tài chính EU thông qua kế hoạch đầu tư đã "mở đường" cho hàng chục nước thành viên có thể nhận được khoản tiền đầu tiên đã được cam kết. Các khoản chi bổ sung tiếp theo sẽ phụ thuộc vào việc các Chính phủ có thực hiện đúng các cải cách và các cam kết đặt ra trước đó hay không, trong đó gồm việc thúc đẩy các ưu tiên đầu tư xanh và kỹ thuật số của châu Âu. Nói như Ủy viên châu Âu phụ trách kinh tế, ông Paolo Gentiloni: “Đây là bước khởi đầu thực sự cho kế hoạch phục hồi của EU” .
Trong khi đó, ông Andrej Sircelj, Bộ trưởng Tài chính từ Slovenia - nước giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU, cho rằng với sự hỗ trợ này, các quốc gia thành viên có thể bắt đầu những cải cách và đầu tư cần thiết cho sự phục hồi, củng cố và chuyển đổi nền kinh tế.
Trước đó, EU đã chi khoản tiền mặt đầu tiên từ quỹ phục hồi hậu Covid-19 dưới hình thức trợ cấp để tạo việc làm và hỗ trợ các doanh nghiệp ở các nền kinh tế bị tàn phá do đại dịch.
Tuy nhiện, hiện có 2 trong số 27 quốc gia thành viên EU là Bulgaria và Hà Lan, vẫn chưa gửi đề xuất của mình. Trường hợp đang khiến Ủy ban châu Âu đau đầu nhất đó là Hungary. Hiện ủy ban này và Hungary đang bất đồng trong một loạt vấn đề, trong đó có tham nhũng.
Chưa kể, việc Ủy ban châu Âu "bật đèn xanh" cho kế hoạch của Slovenia cũng đang vấp phải sự chỉ trích sau khi Thủ tướng nước này đang dính tới những lùm xùm liên quan đến việc bổ nhiệm một công tố viên được ủy quyền cho văn phòng công tố viên châu Âu - người sẽ chịu trách nhiệm điều tra gian lận trong ngân sách của EU.
Do đó, có thể nói, kế hoạch phục hồi hậu Covid-19 đầy tham vọng của EU sẽ khó có thể suôn sẻ như kỳ vọng ban đầu. Để các nước có thể tăng trưởng trở lại hậu Covid-19, rất cần sự đồng thuận hơn nữa trong nội bộ EU.
Tin liên quan
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
11:50 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
Quan điểm trái chiều về việc EU tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc
08:57 | 04/10/2024 Xe - Công nghệ
EU và Trung Quốc tiếp tục nỗ lực giải quyết bất đồng về xe điện
07:59 | 01/10/2024 Xe - Công nghệ
RCEP - Cơ hội vàng để nâng cao vị thế ASEAN
08:00 | 09/10/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Đông bên bờ vực của cuộc chiến dầu mỏ
10:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Hải quan phá vụ buôn lậu 240 kg cocaine
09:55 | 08/10/2024 Hải quan thế giới
Trung Quốc ngừng mua vàng dự trữ tháng thứ năm liên tiếp
08:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc có thể là thể chế tiếp theo hạ lãi suất
08:36 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Kinh tế Đức có thể suy thoái năm thứ 2 liên tiếp
08:31 | 07/10/2024 Nhìn ra thế giới
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
09:20 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Thách thức chờ đón tân Tổng thư ký NATO
06:44 | 06/10/2024 Nhìn ra thế giới
Cục diện "khó lường" ở Trung Đông
08:57 | 05/10/2024 Nhìn ra thế giới
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
IMF quan ngại về chính sách thuế quan của Mỹ
14:01 | 03/10/2024 Nhìn ra thế giới
Nước Nga chuẩn bị cho một cuộc đối đầu lâu dài với Mỹ
08:43 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
Châu Âu giảm dần sự phụ thuộc vào khí đốt Nga
08:41 | 02/10/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Hà Tĩnh: Thu ngân sách gặp nhiều khó khăn
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
Phối hợp bắt giữ nhiều vụ buôn lậu trị giá lớn tại khu vực cảng Hải Phòng
Lãnh đạo Việt Nam-Lào nhất trí tập trung thực hiện hiệu quả các thỏa thuận
Liên minh châu Âu đề xuất số hóa hộ chiếu và thẻ căn cước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics