Gia tăng lợi thế cạnh tranh, xuất khẩu da giày khả quan
Tận dụng tốt EVFTA, xuất khẩu da giày tăng tốc vào EU | |
Xuất khẩu dệt may, da giày "tăng tốc" ngay đầu năm, thu về nhiều tỷ USD | |
Ngành da giày dần xâm nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu |
XK da giày năm 2021 dự kiến tăng khoảng 11-12% so với năm 2020. Ảnh: Nguyễn Hiền |
Chủ động khai thác lợi thế FTA
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2021, XK giày dép đạt 9,37 tỷ USD, tăng gần 2 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Chuyên san EVFTA được Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) xây dựng, ban hành đầu tháng 6/2021 nêu rõ: Kể từ tháng 8/2020 đến tháng 3/2021 đã có 6 tháng XK giày dép các loại của Việt Nam sang EU tăng (ngoại trừ tháng 2/2021, XK giày dép các loại sang EU giảm do nghỉ tết Nguyên đán). Đáng chú ý, so với trước thời điểm đại dịch Covid-19 xảy ra, XK giày dép của Việt Nam sang thị trường EU đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong quý đầu tiên của năm nay. Cụ thể, quý 1/2021, XK giày dép sang EU tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2020 (quý 1/2020 chỉ tăng 0,1% và quý 1/2019 tăng 11,9%). Có thể nói, da giày là một trong những mặt hàng tận dụng tốt ưu đãi thuế quan trong Hiệp định EVFTA bằng việc đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa tương ứng trong Hiệp định. Tính từ ngày 1/8/2020 đến 31/12/2020, kim ngạch hàng da giày của Việt Nam (bao gồm giày dép và các mặt hàng túi xách, ví, vali…) XK sang EU được các cơ quan, tổ chức được cấp C/O mẫu EUR.1 theo Hiệp định EVFTA là 1,37 tỷ USD. Con số này đã đạt 1,17 tỷ USD trong quý 1/2021. |
Bộ Công Thương đánh giá, nửa đầu năm nay các DN da giày đã chủ động nắm bắt và khai thác những lợi thế từ các Hiệp định Thương mại tự do ( FTA) mang lại nhằm tạo sự đột phá trong sản xuất, kinh doanh của DN và thúc đẩy XK. Đặc biệt, FTA Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 là động lực lớn nhất cho tăng trưởng của ngành trong thời gian qua.
Tại chuyên san EVFTA được Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) xây dựng, ban hành đầu tháng 6/2021 vừa qua, 2 đơn vị này nêu rõ, với EVFTA, da giày là mặt hàng nằm trong danh mục các mặt hàng XK của Việt Nam có những chuyển biến tích cực nhất.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho hay: Các thị trường XK truyền thống của da giày Việt Nam đã tiến hành tiêm vắc xin, bước đầu đạt miễn dịch cộng đồng. Nhu cầu tiêu dùng bắt đầu phục hồi khiến đơn hàng XK khá khả quan. Tính đến hết quý 2/2021, đơn hàng tại các thị trường XK truyền thống của ngành như Mỹ, EU… đã tăng khoảng 10%.
Bà Xuân cũng đánh giá, XK sản phẩm da giày nửa đầu năm 2021 tăng trưởng được còn do da giày Việt Nam có lợi thế hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh. Điển hình như, giá nhân công của Trung Quốc tăng cao khiến khách hàng di chuyển một lượng đơn hàng tương đối đáng kể sang Việt Nam. “Với Myanmar, dù có giá nhân công cạnh tranh, có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài tốt nhưng do bất ổn chính trị đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đơn hàng. Campuchia cũng bị tác động mạnh bởi dịch bệnh, phải thực hiện giãn cách, buộc nhà NK phải chuyển đơn hàng. Trong khi đó, Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh là điểm đến tin cậy của nhà NK”, bà Xuân phân tích.
Nhắm đích 23 tỷ USD
Thị trường da giày thế giới được dự báo sẽ phục hồi mạnh trong nửa cuối năm 2021. Lý do là bởi các thị trường lớn là Hoa Kỳ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Canada... cơ bản hoàn thành kế hoạch tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 và mở cửa nền kinh tế. Trong khi đó, sản xuất, XK mặt hàng này của các nước Nam Á và Đông Nam Á vẫn bị ảnh hưởng nặng nề do tình hình dịch Covid-19 chậm được kiểm soát.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, tình hình ký kết hợp đồng và đơn hàng XK năm 2021 có diễn biến khả quan nhờ vào lợi thế về phục hồi sản xuất sau Covid-19 so với các nước khác. Theo báo cáo của các DN đến thời điểm hiện tại, hầu hết các DN XK lớn đã có đơn hàng XK cho cả năm 2021. Ngoài ra, yếu tố đáng chú ý là do tác động của dịch Covid-19, những chuỗi cung ứng mới đang được xác lập lại. Đây chính là cơ hội để DN da giày Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, XK da giày không chỉ có những cơ hội rộng mở trong nửa cuối năm. Toàn ngành vẫn phải đối mặt với khó khăn nhất định. Điển hình là việc phát triển nguyên phụ liệu vẫn chủ yếu kêu gọi và phụ thuộc vào khối đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư trong nước nguồn lực yếu, ít DN đủ khả năng đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu. Thời gian qua, nhiều DN trong nước đã chú trọng đến xây dựng thương hiệu sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều DN còn đang gặp khó khăn trong triển khai, nhất là về nguồn lực.
Cũng phải nói thêm rằng, trong 5 tháng đầu năm có 2 đợt bùng phát trở lại của dịch Covid-19 ở các địa phương tập trung nhiều DN sản xuất da giày. Trong khi đó, DN da giày có nhiều lao động, có nguy cơ lây nhiễm cao. Các biện pháp phòng dịch theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế áp dụng cho các nhà máy cũng đang tạo ra chi phí rất lớn cho DN. Theo khảo sát sơ bộ, ước tính mỗi DN cần từ 100.000-500.000 USD/tháng tùy theo số lượng công nhân.
Trong bối cảnh hiện tại, Bộ Công Thương dự báo, cả năm nay XK da giày sẽ đạt khoảng 22-23 tỷ USD, tăng 11-12% so với năm 2020, tương đương mức kim ngạch XK của năm 2019.
Tin liên quan
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Móng Cái đề nghị tăng thời gian đóng mở cửa khẩu, thông quan hàng hóa
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
Hải quan Hải Phòng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục bão số 3
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
Sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Đề xuất bãi bỏ toàn bộ Điều 35 về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform