Giá xăng tăng "sốc": Thêm thách thức kiềm chế lạm phát
Xăng, điện đồng loạt tăng giá sẽ tạo ra biến động lớn cho CPI . Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Sức ép lên lạm phát
Trong kỳ điều hành giá xăng dầu mới nhất ngày 17/4, liên bộ Công Thương-Tài chính đã quyết định điều chỉnh tăng giá toàn bộ các mặt hàng xăng dầu. Mức tăng giá cao nhất được ghi nhận với xăng RON95-III là 1.202 đồng/lít; tiếp đó đến xăng E5RON92 là 1.115 đồng/lít... Ở kỳ điều hành này, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu được chi khá "mạnh tay" với mức chi lần lượt: Xăng E5RON92 chi 1.456 đồng/lít; xăng RON95 chi 743 đồng/lít.
Trước đó, cùng tháng 4, trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 2/4, liên bộ Công Thương-Tài chính cũng quyết định đồng loạt điều chỉnh tăng giá toàn bộ mặt hàng xăng dầu. Cụ thể: Xăng E5RON92 tăng 1.377 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 1.484 đồng/lít... Đáng chú ý, để giữ được mức tăng giá như trên, tại kỳ điều hành này, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu thậm chí còn được chi với con số khá "khủng" lần lượt là: Xăng E5RON92 chi 2.042 đồng/lít; xăng RON95 chi 1.304 đồng/lít; dầu mazut chi 362 đồng/kg.
Như vậy, chỉ riêng 2 kỳ điều hành liên tiếp trong tháng 4, giá xăng đã được điều chỉnh tăng tổng cộng lên tới 2.686 đồng/lít với xăng RON95-III và 2.492 đồng/lít với xăng E5RON92. Đáng chú ý, bên cạnh giá xăng tăng mạnh, từ ngày 20/3, mức giá bán lẻ điện bình quân chính thức được áp dụng 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng), tăng thêm 8,36% so với giá hiện hành là 143,79 đồng/kWh. Tất cả các yếu tố này đang tạo áp lực không nhỏ lên CPI.
Ông Nguyễn Anh Dương-Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho hay: Thời gian tới, CIEM nhận định CPI có thể chịu áp lực tăng từ các yếu tố như điều chỉnh giá các mặt hàng do nhà nước quản lý giá (điện, dịch vụ y tế), tăng lương tối thiểu vùng. Đặc biệt, sự bất định về giá xăng dầu thế giới và một số diễn biến bất lợi trong nước (bệnh Dịch tả lợn châu Phi), cộng với giá điện được điều chỉnh tăng thêm 8,36% từ cuối tháng 3 có thể tác động lên mặt bằng giá chung, gây sức ép lên lạm phát.
PGS.TS Ngô Trí Long-nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) đưa ra dự báo: "Giá năng lượng liên tiếp tăng thời gian qua sẽ khiến CPI tháng 4 biến động khá lớn. Việc kiểm soát lạm phát trong năm 2019 với mục tiêu 4% sẽ gặp không ít thách thức khi giá xăng dầu trên thế giới luôn là một ẩn số".
Đảm bảo hài hòa lợi ích
Xung quanh câu chuyện điều hành giá xăng dầu, đặc biệt là việc "mạnh tay" xả Quỹ Bình ổn giá xăng dầu thời gian qua, liên bộ Công Thương-Tài chính đưa ra lý giải: Từ đầu năm đến nay, mặc dù giá xăng dầu thế giới có xu hướng tăng nhưng liên bộ đã điều hành chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu liên tục và ở mức cao. Điều này nhằm giữ ổn định giá bán xăng dầu trong nước (dịp trước, trong và ngay sau tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, tránh tác động cộng hưởng trong đợt điều chỉnh tăng giá điện ngày 20/3/2019) hoặc hạn chế mức tăng giá bán xăng dầu trong nước.
Về các động thái điều hành giá xăng dầu tại kỳ điều hành mới nhất ngày 17/4, theo liên bộ: Hiện, giá bán lẻ các mặt hàng xăng trong nước vẫn đang được duy trì ở mức thấp hơn khá nhiều so với giá cơ sở. Bên cạnh đó, trong 15 ngày trước ngày 17/4, giá các mặt hàng thành phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới vẫn liên tục tăng. Để góp phần bình ổn giá cả các mặt hàng tiêu dùng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, căn cứ tình hình thực tế của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 17/4, liên bộ Công Thương – Tài chính tiếp tục chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để hạn chế mức tăng giá cho các mặt hàng xăng, hạn chế tác động tâm lý đến thị trường hàng hóa nói chung, đặc biệt trong giai đoạn sắp đến kỳ nghỉ lễ dài ngày dịp 30/4-1/5.
Nhìn nhận kỹ lưỡng các động thái của liên bộ Công Thương-Tài chính trong 2 kỳ điều hành giá xăng dầu vừa qua, theo chuyên gia Ngô Trí Long, việc điều hành vừa tăng giá bán xăng dầu, vừa xả Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là khá hợp lý. Tuy nhiên, trước những diễn biến khó lường của giá xăng dầu thế giới, việc liên tục xả Quỹ Bình ổn giá xăng dầu ở mức cao sẽ tạo áp lực cho kỳ điều hành sắp tới.
"Một số DN xăng dầu trong nước đã than Qũy Bình ổn giá xăng dầu bị âm, ảnh hưởng đến việc kinh doanh. Để tạm ứng xả quỹ, DN sử dụng tiền có sẵn hoặc phải đi vay, trong khi việc thu hồi không thể sớm. Nếu DN âm quỹ sẽ dễ xảy ra tình trạng găm hàng. Bởi vậy, khi DN ứng tiền để bù đắp quỹ thì Nhà nước cần có chính sách để đảm bảo hài hòa lợi ích cả ba bên là nhà nước, DN và người dân, DN không bị thiệt thòi. Đây là một bài học trong điều hành giá”, chuyên gia Ngô Trí Long nói.
Xung quanh câu chuyện điều hành giá xăng dầu, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhìn nhận: Quỹ Bình ổn giá xăng dầu là biện pháp kinh tế hữu hiệu, giúp không phải dùng ngân sách để can thiệp vào giá xăng dầu. Nguyên tắc của quỹ là lúc dư thì đóng vào và lúc khó thì lấy ra dùng. "Sau mười mấy năm điều hành giá xăng dầu, Bộ Công Thương nhận thấy đây là biện pháp kinh tế hữu hiệu. Cá nhân tôi không muốn có Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và mong bỏ đi càng sớm càng tốt để cong ăn cong, thẳng ăn thẳng. Tuy nhiên, thời điểm hiện nay vẫn cần quỹ, cần vai trò quản lý của Nhà nước”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.
Tin liên quan
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
13:15 | 02/10/2024 Tài chính
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
19:13 | 13/09/2024 Tài chính
Giá xăng dầu giảm, xăng RON95-III ở mức 21.109 đồng/lít
15:48 | 29/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
20:19 | 02/10/2024 Kinh tế
Tạo đòn bẩy cho ngành nội thất - xây dựng Việt Nam phục hồi và phát triển
16:41 | 02/10/2024 Kinh tế
TPHCM liên kết với 9 địa phương đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa
16:39 | 02/10/2024 Kinh tế
Phát triển thành phố thông minh qua hệ sinh thái ngân hàng mở
15:34 | 02/10/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng lớn cho xuất nhập khẩu nửa cuối năm, nhiều ngành hàng đón cơ hội
15:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CPTPP còn rộng mở
15:21 | 02/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam
10:33 | 02/10/2024 Infographics
Doanh nghiệp cần có tâm thế sẵn sàng ứng phó với phòng vệ thương mại
09:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh tăng trưởng 10,2% so cùng kỳ
19:01 | 01/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
16:01 | 01/10/2024 Kinh tế
Chỉ số PMI giảm hơn 5 điểm do ảnh hưởng bão Yagi
11:10 | 01/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
Hải quan Bình Định đối thoại chuyên đề với doanh nghiệp ngành gỗ
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics