Giải quyết tín dụng từ kích thích nhu cầu vốn trong nền kinh tế
Chuyên gia tài chính - ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu. |
Từ đầu năm đến nay, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục đưa ra chỉ đạo về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, nhưng mức tăng vẫn hạn chế, theo ông, đâu là nguyên nhân?
Tăng trưởng tín dụng cao hay thấp không hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí của người đứng đầu Chính phủ hay các cơ quan quản lý, mà phụ thuộc nhiều vào thực trạng của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế phục hồi chậm, doanh nghiệp không có đầu ra thì sẽ không có nhu cầu vay vốn. Hơn nữa lãi suất hiện đã giảm thấp nhưng vẫn có nhóm khách hàng phải chịu lãi suất cao. Với các doanh nghiệp, chi phí vốn cao là gánh nặng lớn về tài chính nên họ phải cân nhắc khả năng đi vay, dù các cơ quan quản lý chỉ đạo thúc đẩy, các ngân hàng mong muốn cho vay mạnh nhưng khi nhu cầu không cao thì cũng không thể đảm bảo tăng trưởng tín dụng.
Về phía doanh nghiệp, do những khó khăn và yếu kém nội tại nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện để được ngân hàng cho vay. Chẳng hạn như nhiều doanh nghiệp không đủ tài sản đảm bảo, không có kế hoạch kinh doanh khả thi để đảm bảo đủ vốn trả nợ… Khi các ngân hàng nhìn thấy rủi ro trong nền kinh tế tăng cao, rủi ro từ các doanh nghiệp không trả nợ hoặc không thể trả nợ đúng hạn thì sẽ phải áp dụng mức lãi suất cao hơn và đưa ra những điều kiện cho vay chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng, tránh nguy cơ nợ xấu.
Những vấn đề trên cho thấy, việc tăng trưởng tín dụng thấp không hẳn là do vấn đề lãi suất, việc hạ lãi suất cho vay chỉ là giải pháp đối với những doanh nghiệp đã vay được vốn. Do vậy, giải quyết vấn đề tín dụng cần đến từ giải pháp về tiếp cận nguồn vốn cũng như kích thích nhu cầu vốn trong nền kinh tế. Nền kinh tế phải hoạt động ổn định, phát triển đi lên, từ đó sản xuất kinh doanh có đầu ra, xuất nhập khẩu tăng trưởng… thì dòng tiền sẽ được luân chuyển mạnh hơn.
Khó khăn của nền kinh tế và doanh nghiệp đã được chỉ rõ thì việc tiếp cận vốn cần giải pháp nào để hiệu quả hơn, thưa ông?
Các ngân hàng không thể hạ chuẩn tín dụng do những rủi ro về nợ xấu, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Vì thế, cơ chế bảo lãnh tín dụng từ Nhà nước với các doanh nghiệp là cần thiết. Hiện các quỹ bảo lãnh tín dụng ở địa phương có quy mô vốn rất nhỏ bé, vốn điều lệ tối thiểu của một quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương là 100 tỷ đồng nên khó có thể bảo lãnh cho nhiều doanh nghiệp. Do đó, tôi đã nhiều lần đề xuất thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng quốc gia có quy mô vốn điều lệ lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, bởi hiện tổng dư nợ của cả nước đã lên đến 12 triệu tỷ đồng.
Tuy nhiên, khi thực hiện quỹ bảo lãnh thì các cơ quan quản lý phải chấp nhận trường hợp mất vốn, vì có những doanh nghiệp không thể trả nợ do nguyên nhân khách quan. Khi có bảo lãnh thì doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn, ngân hàng thuận lợi cho vay mới tăng hiệu quả đầu tư và thúc đẩy nền kinh tế.
Cùng với chính sách tiền tệ, theo ông, việc hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp cần thêm những chính sách nào?
Vốn cho nền kinh tế không chỉ đến từ chính sách tiền tệ, mà cần mở rộng hơn cơ hội tận dụng từ thị trường vốn. Trong chính sách tài khóa, đầu tư công đóng vai trò quan trọng. Nếu Chính phủ giải quyết được những vướng mắc để đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, triển khai hiệu quả các dự án trọng điểm thì cũng góp phần giúp nền kinh tế tăng tốc, tạo công ăn việc làm cho doanh nghiệp.
Ông nhận định như thế nào về đà tăng của tín dụng trong năm 2024?
Thông thường vào cuối năm, dòng tín dụng sẽ chảy mạnh hơn. Tín dụng sẽ tăng trong khoảng nửa cuối năm 2024, trên cơ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) xoay chuyển chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng. Cần lưu ý rằng, nếu gấp gáp bơm mạnh vốn tín dụng cho nền kinh tế trong khi nền kinh tế không hấp thụ nổi, sẽ tạo ra lạm phát. Vì thế, khi nền kinh tế chưa tăng trưởng mạnh, thì cũng phải chấp nhận tình trạng tín dụng tăng thấp đến khi nền kinh tế sẵn sàng đón nhận số vốn từ các ngân hàng. Tuy nhiên, cơ quan quản lý có thể hỗ trợ định hướng tín dụng, đi vào những ngành nghề tạo ra động lực tăng trưởng, từ đó có cơ chế để tập trung hỗ trợ mạnh các lĩnh vực này.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
Herbalife Việt Nam đồng hàng cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform