Gỗ Việt ngày càng đối mặt nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại
Hàng Việt đối mặt tới 12 vụ điều tra phòng vệ thương mại trong nửa năm | |
Cần đẩy mạnh công tác đào tạo luật sư về phòng vệ thương mại | |
Kiện phòng vệ thương mại “leo thang” khi xuất khẩu tăng tốc |
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Xuất khẩu bứt phá, nguy cơ lớn
Phát biểu tại tọa đàm “Ngành gỗ sẵn sàng trước xu thế bảo hộ” chiều ngày 4/8, ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: ngành gỗ đang đối diện ngày càng nhiều hơn với những vụ việc liên quan đến biện pháp phòng vệ thương mại.
Tần suất xuất hiện gia tăng cao và những thiệt hại mà doanh nghiệp Việt Nam phải chịu thiệt hại ngày càng lớn hơn.
Về nguyên nhân, ông Hoài phân tích: thứ nhất, những năm gần đây, Việt Nam có mức tăng trưởng bứt phá, đã trở thành nước xuất khẩu gỗ đứng thứ 5 thế giới. Bên cạnh đó, với xu hướng tự do hóa thương mại, Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA). Động thái này khiến các nước đều tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại, đôi khi còn là chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
“Trước đây, ngành gỗ đối diện một số vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp. Cụ thể, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ đã kiện và áp thuế mặt hàng gỗ dán và gỗ dán cứng của Việt Nam. Sau đó, ngành gỗ lại bị Hàn Quốc kiện và áp thuế gỗ dán xuất khẩu sang Hàn Quốc với mức thuế trên dưới 10%. Năm 2021, Canada cũng điều tra và áp thuế mặt hàng salon đệm mút xuất khẩu của Việt Nam, mức thuế khá nặng nề là trên dưới 10%”, ông Ngô Sỹ Hoài nói.
Vị này chia sẻ thêm, trong 3 năm gần đây, Việt Nam lại đối diện thêm rủi ro về phòng vệ thương mại. Cụ thể, ngoài áp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, ngành gỗ Việt phải đối diện với các biện pháp tự vệ như vụ việc điều tra 301 của Hoa Kỳ về khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp. Mới đây, Hoa Kỳ cũng tiến hành điều tra bàn trang điểm mà Việt Nam xuất khẩu nhiều sang Hoa Kỳ...
Tại sao một số quốc gia như Hoa Kỳ, Canada… lại thường xuyên có hoạt động điều tra phòng vệ thương mại với sản phẩm gỗ? Trả lời cho câu hỏi này, ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: đây là các quốc gia đã sử dụng công cụ phòng vệ thương mại từ sớm. Tại Hoa Kỳ, Canada, quy định điều tra phòng vệ thương mại đã ra đời những năm đầu thế kỷ 20
Tại thị trường khác như EU, từ những năm 60 cũng đã có quy định điều tra phòng vệ thương mại. Qua đó, họ có nhiều kinh nghiệm và trong nhiều trường hợp phù hợp, họ sẽ sử dụng.
Ngoài ra, xuất khẩu của Việt Nam có sự tăng trưởng lớn trong thời gian vừa qua. Mặt hàng gỗ như gỗ dán chiếm tới 30% tỷ trọng nhập khẩu vào Mỹ; mặt hàng tủ bếp cũng tương tự. Điều này đặt ra những rủi ro, tạo áp lực cạnh tranh đủ lớn cho nước nhập khẩu và họ sẽ sử dụng công cụ phòng vệ thương mại.
Tăng cường cảnh báo, phòng vệ
Ông Chu Thắng Trung đánh giá, việc bị điều tra phòng vệ thương mại là điều doanh nghiệp không mong muốn. Tuy nhiên, Cục Phòng vệ thương mại luôn khuyến khích doanh nghiệp tham gia điều tra tích cực. “Trước cáo buộc, trong trường hợp tích cực, chúng ta sẽ có kết quả tốt hơn. Doanh nghiệp có thể không bị áp thuế hoặc áp thuế mức độ thấp, đảm bảo kết quả xuất khẩu”, lãnh đạo Cục Phòng vệ thương mại nói.
Ở chiều ngược lại, nếu không có sự nỗ lực, tham gia tốt của doanh nghiệp, khả năng tiêu cực sẽ xảy ra. Đó là doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tuỳ thuộc vào hình thức mà các thị trường áp dụng với mức độ khác nhau. Ví dụ như trong các trường hợp về điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, trên cơ sở thông tin doanh nghiệp cung cấp, cơ quan điều tra sẽ tính toán đưa ra mức thuế chống bán phá giá cụ thể.
Theo ông Ngô Sỹ Hoài, doanh nghiệp ngành gỗ đã và đang đối mặt khá nhiều khó khăn trong ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại.
Trước tiên là khó khăn về kỹ thuật tác nghiệp. Doanh nghiệp thiếu đội ngũ cán bộ chuyên gia có những hiểu biết về luật pháp, giỏi ngoại ngữ, thông thạo tin học để có thể theo dõi, ứng phó một cách linh hoạt. Thêm vào đó, quản trị doanh nghiệp còn yếu kém, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số chậm, chưa áp dụng những phần mềm kế toán tiên tiến đủ độ tin cậy và có tính linh hoạt cao.
Bên cạnh đó, thiếu sự kiên kết giữa doanh nghiệp Việt với nhau và giữa doanh nghiệp Việt với doanh nghiệp FDI.
Ông Ngô Sỹ Hoài nhấn mạnh: “Doanh nghiệp rất muốn có sự phối hợp với Cục Phòng vệ Thương mại, Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) để có thể tổ chức các khóa đào tạo tập huấn ngắn hạn tăng cường nhận thức của doanh nghiệp về những rủi ro khi bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại”.
Theo ông Hoài, ở tầm quốc gia cũng cần phải tăng cường các biện pháp cảnh báo, phòng vệ khi sản phẩm nước láng giềng bị điều tra áp thuế chống bán phá giá, độ lùi chỉ 2 năm. Ví dụ như, đối với mặt hàng tủ bếp bằng gỗ, cứ hai năm sau khi Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp, Hoa Kỳ lại điều tra các mặt hàng tương tự xuất khẩu từ Việt Nam. Nếu Việt Nam đưa ra cảnh báo, nhận thức rõ ràng sẽ có những biện pháp ứng phó phù hợp.
“Đối với các cơ quan đại diện thương mại ở nước ngoài, doanh nghiệp mong muốn có thể cung cấp thông tin sớm hơn, đầy đủ hơn và có nhiều cảnh báo, khuyến nghị”, ông Ngô Sỹ Hoài nói.
Tin liên quan
Đưa TPHCM thành trung tâm giao dịch nội, ngoại thất hàng đầu khu vực
15:55 | 27/08/2024 Kinh tế
Kết nối để ngành chế biến gỗ thông minh hơn
20:34 | 20/08/2024 Kinh tế
Tránh bất lợi cho hàng Việt xuất khẩu từ những đòn phòng vệ mới
07:15 | 18/08/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Việt Nam tự tin sẽ có thêm giáo trình chất lượng đóng góp cho WCO
Đã có 273 người thương vong, mất tích do bão, sạt lở đất và mưa lũ
Hội thao Cụm thi đua số 1 thành công với nhiều giải thưởng
May Tiền Tiến được gia hạn doanh nghiệp ưu tiên
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics