Hải sản xuất khẩu nỗ lực xóa “thẻ vàng"
Lập Ban chỉ đạo về IUU
Xung quanh các khuyến cáo về IUU, cuối tháng 10 vừa qua, EU chính thức tuyên bố rút “thẻ vàng” với Việt Nam. Điều này nhanh chóng tạo ra những khó khăn cho XK hải sản Việt Nam vào thị trường EU cũng như ảnh hưởng tới các thị trường khác. Nếu thời gian tới, Việt Nam không khắc phục được khuyến cáo từ EU một cách rõ ràng, hậu quả xấu là từ "thẻ vàng", rất có thể EU sẽ đưa ra "thẻ đỏ", cấm cửa hải sản Việt Nam XK vào thị trường này.
Dễ thấy, sau động thái rút “thẻ vàng” này, vấn đề IUU mới thực sự nóng lên. Tuy nhiên, trên thực tế, đó chỉ là “giọt nước tràn ly”, đánh dấu cho tình trạng khai thác bất hợp pháp đã đến mức báo động của Việt Nam. Theo Bộ NN&PTNT, suốt từ năm 2010 đến nay, số lượng tàu cá, ngư dân Việt Nam bị bắt giữ đang có xu hướng gia tăng. Cụ thể, năm 2010, số tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm, bị bắt giữ là 223 tàu/1.748 người; năm 2014 là 260 tàu/1.998 người; năm 2015 là 361 tàu/2.688 người và năm 2016 là 364 tàu/2.689 người. Đáng chú ý, từ năm 2015, tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài tăng đột biến, diễn biến phức tạp. Hiện tượng này đã gây bức xúc trên các diễn đàn quốc tế và dư luận các quốc gia trong khu vực.
Theo đại diện lãnh đạo Bộ NN&PTNT, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng trên là bởi các địa phương chưa thực sự quyết liệt xử lý các vi phạm và chế tài chưa đủ sức răn đe. Ngoài ra, các chủ nậu, vựa, người môi giới đã khuyến khích, tiếp tay đưa tàu cá và ngư dân tham gia khai thác trái phép ở các vùng biển nước ngoài. Mặc dù Bộ NN&PTTN đã chủ động thực hiện và tham mưu cho Chính phủ từng bước hoàn thiện thể chế quản lý nghề cá và triển khai quyết liệt nhiều biện pháp phòng chống khai thác IUU, song hiệu quả của việc ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU đạt hiệu quả thấp. Cụ thể, cơ quan quản lý chưa ngăn chặn và chấm dứt được tình trạng tàu cá Việt Nam đi khai thác trái phép ở nước ngoài; chưa kiểm soát hiệu quả, thiết thực sản lượng thủy sản khai thác lên bến kể cả sản phẩm NK; chưa kiểm soát được hoạt động khai thác hải sản sai quy định ở các vùng biển nước ta và chưa ngăn chặn hiệu quả tàu cá nước ngoài xâm nhập trái phép vào vùng biển Việt Nam.
Hướng tới phát triển nghề cá hiệu quả, bền vững, đồng thời giải quyết một số nội dung quan trọng theo khuyến nghị của Tổng vụ Các vấn đề về biển và thủy sản của Ủy ban châu Âu (DG-MARE), mới đây, Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt “Kế hoạch hành động Quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025”.
Theo đó, ngay trong năm 2017, ngoài trình Quốc hội thông qua Luật Thủy sản sửa đổi, trong đó có nội dung về IUU, các văn bản liên quan đến khai thác IUU theo hướng tăng cường hiệu quả kiểm soát khai thác IUU, phù hợp với một số khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) và thực tiễn quản lý Việt Nam sẽ được ban hành; đồng thời rà soát, bổ sung nghề, vùng biển, loài thủy sản cấm khai thác, cấm có thời hạn.
Ngoài ra, một số nội dung quan trọng khác là thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống khai thác IUU, đồng thời thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nguyên liệu thủy sản khác NK vào Việt Nam. Cũng theo Bộ NN&PTNT, cơ chế chứng nhận xuất xứ thủy sản khai thác trong nước sẽ được điều chỉnh và vận hành hiệu quả. Cùng với đó, các trường hợp tổ chức đưa tàu cá và ngư dân ra nước ngoài hoặc môi giới chuộc tàu cá, ngư dân bị nước ngoài bắt giữ về nước trái phép sẽ được điều tra, xác minh, phát hiện, xử lý nghiêm.
Quy rõ trách nhiệm người đứng đầu
Liên quan tới những biện pháp triển khai cụ thể, đại diện Bộ NN&PTNT cho hay: Trước mắt, Bộ sẽ đối thoại với Phái đoàn EU tại Việt Nam và Ủy ban châu Âu (EC) về các vấn đề liên quan đến giải quyết 6 khuyến nghị của DG-MARE và các tổ chức quốc tế, quốc gia khác về nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý nghề cá Việt Nam. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng đàm phán song phương với các nước trong khu vực để đưa tàu cá ra nước ngoài khai thác hợp pháp, thiết lập đường dây nóng để xử lý các sự cố, tình huống trên biển...
Về cơ chế chính sách, theo kế hoạch, điểm đáng chú ý là địa phương sẽ được phân cấp, phân quyền quản lý, giám sát, kiểm soát khai tác IUU tại địa phương và cộng đồng; quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu chính quyền các cấp không kiểm soát được tàu cá khai thác IUU tại địa phương; quy trách nhiệm người đứng đầu địa phương các tỉnh ven biển, đặc biệt là các địa phương không ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả tình trạng tàu cá đi khai thác bất hợp pháp ở nước ngoài. Cũng theo Bộ NN&PTNT, cơ chế khuyến khích, hỗ trợ ngư dân chuyển đổi sang nghề khai thác chọn lọc, thân thiện môi trường và chuyển đổi sinh kế sang cá nghề khác sẽ được tạo ra nhằm giảm áp lực cho nguồn lợi và môi trường thủy sinh.
Để có thể triển khai toàn bộ Kế hoạch hành động Quốc gia một cách hiệu quả, dự kiến, kinh phí gồm nguồn ngân sách nhà nước, đầu tư của DN, khu vực tư nhân, cộng đồng và nguồn vốn nước ngoài cũng như các nguồn vốn khác. Nhà nước tạo cơ sở pháp lý, ban hành cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn đầu tư từ khu vực tư nhân để thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia và Kế hoạch hành động của các bộ, ngành, chính quyền các cấp để tăng cường năng lực, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật phòng chống khai thác IUU.
Theo Kế hoạch hành động Quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025, trong giai đoạn 2018-2020, nhiệm vụ được đặt ra là: Chấm dứt hoàn toàn tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và vùng biển quốc tế; phê chuẩn việc tham gia các hiệp định về quản lý nghề cá quốc tế và khu vực có liên quan đến phòng chống khai thác IUU; kiểm soát chặt chẽ số lượng, chủng loại, xuất xứ các lô hàng thủy sản NK… Ở giai đoạn 2021-2025, tiếp tục kiện toàn và tăng cường năng lực thực thi pháp luật của các lực lượng chức năng trên các vùng biển, ở cảng cá, bến cá, chợ cá; kiểm soát chặt các lô hàng thủy sản NK; điều tra, xác minh, xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức, cá nhân tham gia, tiếp tay hoạt động khai thác IUU… |
Tin liên quan
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thời hạn thực hiện kiểm kê tài sản công đến hết ngày 31/3/2025
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
TP Hồ Chí Minh: Tôn vinh 93 doanh nghiệp tiêu biểu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics