Hàng rào nào để bảo vệ lao động trong nước?
Khi AEC được thành lập sẽ có nhiều cơ hội mở ra cho lao động cũng như những người sử dụng lao động ở Việt Nam. Đối với người lao động, có 8 lĩnh vực lao động có chuyên môn kỹ thuật, đạt chuẩn nghề nghiệp mà các nước công nhận được tự do di chuyển trong khối ASEAN.
Còn với người sử dụng lao động, sẽ có nguồn lao động lớn hơn bởi nếu như trước đây thị trường lao động Việt Nam chỉ gói gọn trong hơn 90 triệu dân thì nay sẽ có hơn 600 triệu lao động đến từ các nước ASEAN.
Song hành cùng cơ hội, chúng ta sẽ gặp phải thách thức gì, thưa ông?
Thách thức đầu kiên phải kể đến là việc lao động Việt Nam có đạt được trình độ chuẩn để được các nước khác công nhận không bởi chuẩn của Việt Nam không giống với chuẩn ASEAN. Thứ hai, khi lao động muốn dịch chuyển, phải có vốn ngoại ngữ nhất định. Thách thức nữa là làm sao dự báo được thị trường lao động ở Việt Nam và các nước trong khu vực, biết ngành nghề nào cần để người lao động lựa chon.
Đối với người sử dụng lao động, một mặt phải thu hút được lao động tốt vào làm việc cho mình và thách thức làm sao giữ chân họ để họ có thể làm việc lâu dài là một bài toán không đơn giản. Bên cạnh cơ hội tuyển được lao động trình độ cao thì phải tạo được chính sách đãi ngộ, môi trường làm việc tốt hơn nữa mới có thể giữ chân người lao động.
Một nguy cơ nữa, khi AEC mở cửa, cùng với những vị trí việc làm tốt, lao động nước ngoài cũng sẽ tràn vào nước ta, lao động Việt Nam có nguy cơ bị thua ngay trên sân nhà.
Vậy giải pháp để ứng phó với những thách thức đó là gì thưa ông?
Chúng ta phải biết cách tổ chức thị trường lao động sao cho có lợi nhất, phải biết chỗ nào có vị trí việc làm, phải nắm bắt được và công bố để người lao động Việt Nam biết nhanh hơn và kịp thời ứng tuyển vào vị trí đó. Điều này đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ hơn ở thị trường trong nước bởi hiện nay mặc dù thị trường việc làm đã mở cửa nhưng thông tin vẫn thiếu do từng tỉnh, từng địa phương công bố riêng lẻ. Nếu tổ chức tốt hơn, có sự liên kết chặt chẽ hơn giữa các địa phương tại các Sở Lao động thì một khi có cơ hội việc làm, có thể chia sẻ trong cả hệ thống.
Bên cạnh đó, giải pháp xây dựng hàng rào kỹ thuật phù hợp với Asean cũng được đề cập. Đây là điều mà các nước đều làm để bảo vệ người lao động và thị trường trong nước. Nhiều nước trên thế giới đều tận dụng rào cản về ngôn ngữ để bảo vệ lao động trong nước. Nếu vào Thái Lan làm việc, người lao động nước ngoài phải đạt trình độ tiếng Thái ở mức độ nhất định. Cũng giống như ở Hàn Quốc, lao động Việt Nam muốn vào làm việc phải thi tiếng Hàn. Ngay tại Nhật Bản, các điều dưỡng viên Việt Nam sang Nhật Bản phải đạt trình độ tiếng Nhật ở bậc cao như N4. Ở Đức, điều dưỡng viên phải đáp ứng trình độ tiếng Đức chuẩn B2 châu Âu …
Sẽ có nhiều việc phải làm từ nâng cao chất lượng đào tạo, tổ chức tốt hơn thị trường lao động, thông tin thị trường lao động thông suốt hơn, đến kiểm soát nhu cầu thị trường lao động trong nước và trong khu vực. Trên cơ sở đó mới cung cấp đầy đủ thông tin cho thị trường lao động để lao động Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội này.
Trước dịch chuyển lao động tự do, ông có cảnh báo gì đối với lao động Việt Nam?
Người lao động Việt Nam phải cố gắng để có được các kiến thức kỹ năng theo khung trình độ mà khu vực đòi hỏi. Tức là bên cạnh việc học ở nhà trường, phải tìm hiểu thêm để lấp đầy kiến thức thực tiễn. Thứ hai, phải trau dồi khả năng ngoại ngữ, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm. Ngoài ra, theo đánh giá của nhiều nước, chỉ số tự giác và đúng giờ của lao động Việt Nam chưa cao. Vậy nên phải rèn luyện ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp cùng nhiều kỹ năng mềm khác. Chỉ có như vậy lao động Việt Nam mới tận dụng được những lợi thế khi AEC thành lập.
Tin liên quan
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đại biểu doanh nhân tiêu biểu
21:38 | 11/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Tạm hoãn xuất cảnh nữ giám đốc doanh nghiệp nợ thuế
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 83 phát hành ngày 15/10/2024
Doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty tăng 12% sau 9 tháng
Việt Nam - Lào hợp tác phòng, chống tội phạm ma túy hiệu quả
Thị trường bất động sản sôi động trở lại: Dấu hiệu "tạo nhiệt" hay tăng trưởng thực?
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics