Hàng thủ công mỹ nghệ loay hoay với điểm nghẽn
XK giảm sút
Có mặt ở gần 20 thị trường, lớn có (Mỹ, EU, Nhật Bản…), nhỏ có (Anh, Hàn Quốc, Canada…), hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được các thị trường tin tưởng bởi có hàng Việt Nam “không lẫn vào đâu” so với các thị trường Trung Quốc, ASEAN. Đã có năm, XK hàng thủ công mỹ nghệ mang về 1,6 tỷ USD, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Thậm chí, có những thời điểm, nhiều DN còn sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng truyền thống đến từ Mỹ, EU.
Thế nhưng, thời gian gần đây, thị trường dường như bị bão hòa, nhu cầu tiêu dùng giảm sút do “cú sốc” khủng hoảng kinh tế thế giới. Dù không phải là đỉnh điểm của giai đoạn khó khăn song khủng hoảng kinh tế đã tác động không nhỏ đến sức mua của người tiêu dùng thế giới, kéo theo kim ngạch XK của nhiều mặt hàng thuộc nhóm hàng thủ công mỹ nghệ giảm sút.
Gốm sứ là nhóm sản phẩm đóng góp lớn nhất vào kim ngạch XK của ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm 2016, kim ngạch XK của nhóm sản phẩm này chỉ đạt 312,56 triệu USD, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức giảm sút này có lẽ cũng là điểm tương đồng với nhiều ngành hàng khác khi nhu cầu thị trường suy giảm do khủng hoảng kinh tế. Nhóm sản phẩm mây, tre, cói, thảm cũng ảm đạm không kém, kim ngạch XK chỉ đạt 188,92 triệu USD, tăng nhẹ 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tham gia vào mảng hàng hóa có tính đặc thù- sản phẩm mây tre đã được 15 năm song ông Trần Xuân Huy, Giám đốc Công ty CP Mỹ nghệ Thành Nam cũng nhận định năm nay là năm khó khăn của DN. Ông Huy cho biết, mỗi năm, kim ngạch XK của chúng tôi đạt khoảng 3 triệu USD nhưng năm nay- đã gần hết năm mà kim ngạch XK chưa được 1 nửa số này. Mặc dù đã có lượng khách hàng ruột từ những thị trường XK chính như Mỹ, EU, Canada song ông Huy vẫn rất lo lắng cho kế hoạch XK năm 2016. Vị này đưa ra nhận định: “XK năm nay không tăng nhiều, duy trì được là tốt”. Đây có lẽ cũng là mong muốn của nhiều DN trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.
Thiết kế lạc hậu
Nhu cầu giảm sút, trong khi đó, việc mở rộng thị trường cũng không phải dễ dàng. Ông Huy chia sẻ: “Chúng tôi đã từng có đơn hàng đi thị trường Hàn Quốc nhưng khách chỉ mua được 1 lần bởi sức mua của người tiêu dùng không cao, dung lượng thị trường không đủ lớn”. Một số nước ở khu vực Trung Đông được đánh giá là có tiềm năng nhưng cũng chưa tiếp cận được.
Tuy nhiên, vấn đề thị trường hiện nay vẫn chưa phải là cấp bách nhất đối với hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Ông Lê Bá Ngọc, Tổng thư ký Hiệp hội XK hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam cho hay, sản phẩm của Việt Nam thiếu tính sáng tạo, không có sản phẩm mới, đây mới là gốc rễ của vấn đề. Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam lâu nay sản xuất đại trà, không đa dạng, dẫn đến giá trị đơn hàng ngày càng thấp.
Nhiều DN sản xuất cũng phải thừa nhận, hàng thủ công mỹ nghệ được sản xuất theo kinh nghiệm và mẫu mã truyền thống, do thiếu sự đột phá về sáng tạo, sản phẩm lặp đi lặp lại, lạc hậu so với xu hướng của thế giới. “Đua nhau giảm giá, chính DN đã tự gây khó khăn cho mình, lợi nhuận thấp khiến DN không đủ chi phí phát triển hàng mới, hàng chất lượng cao. DN cứ xoay quanh trong vòng luẩn quẩn đó”, ông Huy nhìn nhận. Chính điều này cũng thể hiện sự thiếu liên kết giữa các DN trong ngành, mạnh ai nấy làm, mạnh ai người ấy chào giá.
Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được nhận định còn nhiều đất để phát triển. Bởi lẽ, xu hướng hiện nay của người tiêu dùng là yêu thích những sản phẩm tự nhiên. Nhưng làm thế nào để tận dụng được ưu điểm này, theo ông Huy, phải có sự đột phá, chứ với thực tế hiện nay, các DN chỉ đủ sức duy trì mà không thể tồn tại lâu dài. Theo đó, muốn phát triển được ngành hàng thủ công mỹ nghệ cần phải khắc phục ngay vấn đề thiếu nhân lực có kỹ thuật phát triển mẫu mã để có sức hút hơn. Nếu vẫn chỉ đơn thuần xoay quanh công nghệ truyền thống, làm bằng tay, công nghệ cũ thì rất khó.
Ông Huy cho biết, DN cũng đã chú trọng đến khâu thiết kế nhưng chưa được như ý bởi chưa tìm ra công nghệ mới. “Với sản phẩm bằng chất liệu tre như chúng tôi đang làm, việc tạo ra mẫu khó hơn so với sản phẩm gốm sứ, hình dáng cơ bản cũng chỉ là tròn, vuông mà không đa dạng được như sản phẩm gốm sứ”, vị DN này nói.
Tin liên quan
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đại biểu doanh nhân tiêu biểu
Thời hạn thực hiện kiểm kê tài sản công đến hết ngày 31/3/2025
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics