Hàng xuất khẩu chủ lực có chiều hướng giảm mạnh
Giảm đều
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch hàng hoá XK của Việt Nam trong nửa đầu tháng 4 đạt hơn 7,93 tỷ USD, giảm 16% so với 15 ngày cuối tháng 3/2017. Tuy nhiên, tính đến hết ngày 15/4 kim ngạch XK của cả nước đạt gần 52,51 tỷ USD, tăng 13,9% (tương ứng tăng hơn 6,42 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2016.
Dựa vào dữ liệu của cơ quan Hải quan có thể thấy, nguyên nhân khiến kim ngạch XK 15 ngày đầu tháng 4 vừa qua giảm mạnh xuất phát từ sự biến động theo chiều hướng giảm ở nhiều nhóm hàng XK quan trọng của nước ta.
Đáng chú ý, có 2 trong số 3 mặt hàng XK lớn nhất của nước ta trong nhiều năm qua là dệt may và máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đều có mức giảm mạnh. Cụ thể, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 27,8%, tương ứng giảm 319 triệu USD (chỉ đạt 829,7 triệu USD); hàng dệt may giảm 20,4%, tương ứng giảm 255 triệu USD (chỉ đạt 879,6 triệu USD).
Bên cạnh đó, một số mặt hàng lớn khác có mức sụt giảm mạnh như sắt thép các loại giảm 62,8%; gỗ và và sản phẩm gỗ giảm 23,8%...
15 ngày đầu tháng 4, trong số các mặt hàng XK lớn của nước ta, chỉ có điện thoại và linh kiện có mức tăng trưởng nhẹ so với con số đạt 1,842 tỷ USD, tăng 53 triệu USD so với trước đó. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này không đủ sức kéo được tổng giá trị kim ngạch XK chung của cả nước trong 15 ngày đầu tháng 4 đi lên như nửa cuối tháng 3 trước đó.
Thực tế, với tổng giá trị kim ngạch đạt 9,608 tỷ USD (tính từ đầu năm đến 15/4), mặt hàng điện thoại và linh kiện vẫn duy trì vị thế số 1 về XK của nước ta, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái nhóm hàng này đã bị sụt giảm 2,3% về trị giá kim ngạch.
Máy vi tính, rau quả lên ngôi
Việc một số nhóm hàng XK chủ lực có chiều hướng giảm trong những ngày đầu tháng 4 dẫn đến mức tăng trưởng không cao (tính từ đầu năm đến 15/4) như dệt may chỉ đạt khoảng 8% hay thậm chí tăng trưởng âm như điện thoại và linh kiện, nhưng tổng giá trị kim ngạch XK cả nước vẫn tăng xấp xỉ 14% chứng tỏ hoạt động XK của nước ta không còn bị lệ thuộc lớn vào một số ít mặt hàng.
Để góp vào đà tăng trưởng cao của hoạt động XK thời gian qua không thể không nhắc đến mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Dù bị sụt giảm về kim ngạch trong những đầu tháng 4, nhưng tính từ đầu năm 2017 đến 15/4, nhóm hàng này vẫn có mức tăng trưởng lên đến 43% và mang về lượng ngoại tệ tăng thêm so với cùng kỳ năm ngoái gần 2 tỷ USD. Và trị giá kim ngạch XK mặt hàng này ngày càng bám sát vị trí thứ 2 của dệt may. Với tốc độ tăng trưởng hiện nay và xu thế điện tử hóa ngày càng phổ biến trên thế giới, nhiều khả năng mặt hàng này sẽ sớm chiếm vị trí của nhóm hàng dệt may.
Một tín hiệu lạc quan khác trong hoạt động XK những tháng đầu năm 2017 là sự tăng trưởng cao và ổn định của một số nhóm hàng thuộc ngành nông nghiệp. Dù câu chuyện giảm giá lợn đang khiến lãnh đạo ngành nông nghiệp và nhiều bà con nông dân vất vả, nhưng trong hoạt động XK những mặt hàng lớn của ngành này như gỗ và sản phẩm gỗ; hàng thủy sản; cà phê… và nhất là mặt hàng rau quả lại đang có được những bước tiến vững chắc.
Tính đến 15/4, tổng giá trị kim ngạch XK mặt hàng rau quả của nước ta đạt 857 triệu USD, tăng tới gần 30% so với cùng kỳ năm 2016. Như vậy, bình quân mỗi ngày mặt hàng rau quả mang về khoản ngoại tệ gần 8,2 triệu USD, tương đương số tiền gần 190 tỷ đồng.
Theo TS Nguyễn Hữu Đạt- Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), kết quả XK rau quả thời gian gần đây là rất khả quan. Mặt khác, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng rau quả trên thế giới tiếp tục tăng là cơ hội cho việc tăng trưởng XK đối với sản phẩm này của nước ta hiện nay cũng như thời gian tới.
Không chỉ có trị giá kim ngạch tăng cao mà mặt rau quả Việt Nam bắt đầu tìm được chỗ đứng ở những thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các quốc gia thuộc EU… “Dù trị giá kim ngạch XK vào các thị trường trên chưa lớn, nhưng việc đặt chân được vào các quốc gia khó tính, có yêu cầu rất cao về chất lượng giúp tăng uy tín cho mặt hàng rau quả Việt Nam”- TS Đạt chia sẻ.
Tin liên quan
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đại biểu doanh nhân tiêu biểu
Thời hạn thực hiện kiểm kê tài sản công đến hết ngày 31/3/2025
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics