Không có chương trình hỗ trợ đặc biệt, kinh tế Việt Nam sẽ "lỡ nhịp"
Không có chương trình hỗ trợ phục hồi kịp thời, sẽ mất đi thời cơ lịch sử | |
"Thiết kế" gói hỗ trợ đủ lớn để kinh tế nhanh chóng phục hồi |
TS.Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV phát biểu tại diễn đàn. Ảnh: quochoi.vn |
Chính sách hỗ trợ cả cung và cầu
Theo TS.Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến kinh tế thế giới năm 2020 khiến kinh tế thế giới suy thoái sâu. Một số quốc gia phục hồi khá nhanh nhưng không đồng đều và còn nhiều rủi ro. Lạm phát dự báo gia tăng trong giai đoạn 2021-2022 và sẽ dịu dần từ 2023.
Rủi ro, thách từ thức từ đại dịch Covid-19 còn phức tạp (rủi ro địa chính trị; lạm phát tăng, giá cả tăng; lợi nhuận biên của doanh nghiệp giảm…). “Với kinh tế Việt Nam, tác động của dịch bệnh rất lớn. Năm ngoái chúng ta thực hiện rất tốt nhưng năm nay có vẻ như đang bị “lỡ nhịp”, ông Cấn Văn Lực nhận định.
Dẫn số liệu thống kê cho thấy kinh tế Việt Nam đang phục hồi theo hình chữ U thay vì chữ V như thế giới, ông Cấn Văn Lực đề nghị cần lưu ý vì nếu không có chương trình hỗ trợ đặc biệt, Việt Nam sẽ lỡ cơ hội phục hồi và tụt hậu.Tăng trưởng năm 2022 có thể chỉ ở mức tăng 4-4,5%.
Về gợi ý chính sách với Việt Nam, ông Cấn Văn Lực nhấn mạnh quan điểm và mục tiêu của chính sách phải hỗ trợ cả tổng cung và tổng cầu, thực hiện đa mục tiêu, có sự phối hợp linh hoạt, chặt chẽ, hài hòa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác.
Bên cạnh đó, các chính sách được ban hành cũng cần bảo đảm bám sát chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước; có quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài; có trọng tâm, trọng điểm; khả năng khả thi và triển khai nhanh.
Các nước dùng cả chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ, trong đó chính sách tài khoá là chủ yếu, tiền tệ phải đi kèm.
Với Việt Nam, theo ông Cấn Văn Lực, dư địa chính sách tài khoá tương đối khả quan do mấy năm qua củng cố tương đối tốt, được quốc tế đánh giá thuận lợi để mở rộng trong một vài năm tới. Chính sách tiền tệ tuy ít hơn nhưng vẫn còn một phần dư địa khi có biện pháp cả gián tiếp và trực tiếp để phấn đấu giảm lãi suất 0,5-1% trong thời gian tới.
Tiếp tục nhấn mạnh: “Không có chương trình đặc biệt thì chúng ta sẽ “lỡ nhịp”, không thực hiện được các kế hoạch mà Đảng, Quốc hội đề ra”, vị chuyên gia này đề xuất phân theo 3 giai đoạn: Kích hoạt, thúc đẩy và chốt chương trình hỗ trợ vào năm 2023 với tổng gói tài khoá, tiền tệ, an sinh và chính sách khác ước tính khoảng 844 nghìn tỷ đồng về danh nghĩa, thực chi khoảng 445 nghìn tỷ đồng.
Bơm "máu” cho doanh nghiệp
Tham gia thảo luận tại diễn đàn, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, trong năm 2020-2021, bối cảnh mới đã đặt cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức “rất mới” và “rất khác”.
Trong bối cảnh tính bất định cao hơn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp không chỉ đối mặt với vấn đề kinh doanh trực tiếp của doanh nghiệp, ngành hàng mà phải đối mặt với những thách thức toàn cầu, những vấn đề lớn hơn không biên giới như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, cạnh tranh giữa các nước lớn…
Cho rằng có 5 xu hướng đầu tư kinh doanh trong bối cảnh mới gồm: Sẵn sàng thay đổi mô hình doanh không phù hợp; thích ứng tốt hơn; hướng nội hơn; xanh hơn; hoạt động kinh doanh nhân văn, vì con người hơn, ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh: “Đại dịch Covid-19 là khó khăn nhưng cũng là một cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cấp mình”.
Toàn cảnh diễn đàn. Ảnh: quochoi.vn |
Ở thời điểm hiện tại để phục hồi, PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, điều doanh nghiệp cần nhất là vốn. Vị này ví von, doanh nghiệp thiếu “máu”, cần có sự bơm “máu”.
Ngoài ra, ông Bùi Quang Tuấn cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề chuyển đổi số. Về ngắn hạn, ông đề nghị cần rà soát, hoàn thiện pháp luật theo hướng thuận lợi hóa mạnh mẽ hơn nữa về môi trường kinh doanh và đầu tư cho các doanh nghiệp, chú ý đến doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, để phát triển các sản phẩm, dịch vụ dựa trên nền tảng số.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư cho hạ tầng số, nền tảng số; huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai, phát huy vai trò của các quỹ tài chính hỗ trợ đổi mới sáng tạo, khuyến khích thương mại hoá và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, khuyến khích và hỗ trợ ứng dụng công nghệ vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh.
Ông Bùi Quang Tuấn cũng đề cập tới vấn đề đẩy nhanh quá trình thử nghiệm và khẩn trương ứng dụng đại trà các công cụ thanh toán điện tử, tiền số và các hình thức kinh doanh và dịch vụ kinh tế số không dùng tiền mặt; đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong quản lý tài chính, thuế, an sinh xã hội, y tế, giáo dục…
“Về dài hạn, cần phải có cách tiếp cận tổng thể, hệ thống hơn, cần phải chú ý tới các yếu tố của một hệ sinh thái đầy đủ của chuyển đổi số cũng như xu hướng phục hồi xanh đang trở thành một xu hướng nổi trội trên thế giới”, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói.
Tin liên quan
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
14:37 | 29/09/2024 Kinh tế
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
14:00 | 27/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
13:19 | 27/09/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
08:00 | 27/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics