Khuyến nghị chính sách đảm bảo cạnh tranh trong kinh doanh phân bón
Kinh doanh phân bón không có quyết định công nhận lưu hành bị phạt gần 50 triệu | |
Đảm bảo nguồn lực tài chính để phục hồi và tăng trưởng kinh tế |
Hiện nay, Việt Nam có 4 nhà máy sản xuất urê với tổng công suất khoảng đạt 2.270 tấn /năm. Ảnh: ST |
Nhập khẩu giảm
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), trong năm 2021, thị trường phân bón nói chung và các loại phân đạm khác trong đó có phân urê nói riêng đã có những biến động bất thường ảnh hưởng tới người tiêu dùng trong nước. Mặt hàng phân urê chịu sự tác động của nhiều yếu tố khiến cho giá cả tăng cao so với cùng kỳ của những năm trước.
Báo cáo “Đánh giá cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh phân urê tại Việt Nam” do Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng vừa công bố nêu rõ, phân urê trên thị trường Việt Nam được cung ứng từ nguồn sản xuất trong nước hoặc nguồn NK từ nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam có 4 nhà máy sản xuất urê với tổng công suất khoảng đạt 2.270 tấn/năm. Trên thực tế, sản lượng sản xuất phân urê của 4 nhà máy nêu trên trong thời gian từ năm 2018 cho tới nay liên tục gia tăng.
Với nguồn NK, trong tất cả nhóm phân bón, phân urê là sản phẩm có tỷ trọng NK ít nhất. Trên thị trường có 2 nhóm DN tham gia vào hoạt động NK phân urê để cung ứng tại Việt Nam bao gồm: DN sản xuất và các DN thương mại khác. Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, sản lượng NK phân urê trên toàn quốc trong thời gian từ 2018 cho tới nay liên tục giảm đáng kể. Năm 2018, sản lượng NK phân urê cả nước đạt 525,796 nghìn tấn. Tuy nhiên, sản lượng NK năm 2019 chỉ đạt khoảng 75% năm 2018. Năm 2020, tổng sản lượng NK chỉ ở mức 111,416 nghìn tấn, tương đương khoảng 21% năm 2018.
Trong mối tương quan với tổng thể nền kinh tế, thị trường phân urê được xem là thị trường hạ nguồn của lĩnh vực khai khác tài nguyên thiên nhiên (khí và than), đồng thời cũng là thị trường thượng nguồn của lĩnh vực sản xuất công nghiệp khác (phân bón khác và keo). Các hành vi cản trở cạnh tranh trên thị trường phân urê có thể không chỉ tác động tới lĩnh vực trồng trọt mà còn tác động đa chiều tới nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Đáng lưu ý, đối tượng cuối cùng chịu tác động hành vi hạn chế cạnh tranh là người tiêu dùng (nông dân, tổ chức, cá nhân sử dụng phân bón để trong lĩnh vực trồng trọt và người tiêu dùng sử dụng sản phẩm công nghiệp sản xuất từ phân urê).
Thị trường phân urê được dẫn dắt bởi công đoạn sản xuất. DN sản xuất có khả năng chi phối các DN ở công đoạn khác trên thị trường. Trong khi đó, do tính chất tự nhiên của thị trường (rào cản gia nhập lớn), số lượng DN sản xuất giới hạn không đáng kể và ổn định trong thời gian dài nên thị trường phân urê có cấu trúc thị trường độc quyền nhóm, sức mạnh tích tụ tại nhóm DN sản xuất.
Đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thông tin thêm, thị trường phân urê là thị trường đặc thù, việc sản xuất dựa trên nguồn nguyên liệu là tài nguyên thiên nhiên từ nguồn tài nguyên quốc gia (khí và than), nên DN sản xuất hiện nay đều là DN nhà nước, đồng thời sản phẩm đầu ra được sử dụng với mục đích chính là phục vụ trồng trọt.
Tạo thuận lợi cho DN trong nước
Nhằm lập môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, ở góc độ chính sách và pháp luật, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến nghị trước tiên cần duy trì chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho DN trong nước (bao gồm DN nhà nước) tham gia công đoạn sản xuất urê, nhằm đảm bảo lợi ích của quốc gia trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Bên cạnh đó, cần duy trì cấu trúc thị trường sản xuất phân urê như hiện nay với sự tham gia của các DN nhà nước. Hiện nay, trên công đoạn sản xuất có sự tham gia của các DN nhà nước thuộc 2 tập đoàn nhà nước (Tập đoàn Hoá chất Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam-PV), do ngành sản xuất urê yêu cầu vốn đầu tư lớn, khó có DN trong nước có vốn ngoài nhà nước có năng lực tài chính đủ mạnh để tham gia vào công đoạn này.
Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng, cần xây dựng các chính sách liên quan đến giám sát hoạt động kinh doanh của nhóm DN sản xuất, để ngăn chặn việc lợi dụng lợi thế về cấu trúc thị trường độc quyền nhóm nhằm thực hiện hành vi bóp méo cạnh tranh trên thị trường; đồng thời cần xây dựng các chính sách giải quyết hiện tượng cung vượt cầu trên thị trường hiện nay, tạo động lực cho DN thúc đẩy cạnh tranh. Nhóm nghiên cứu khuyến nghị một số biện pháp như: hỗ trợ DN tìm kiếm các thị trường ngoài nước để XK sản lượng dư thừa; đồng thời nghiên cứu xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng phân urê làm nguyên liệu.
Đại diện Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thông tin thêm, nhóm nghiên cứu cũng khuyến nghị cơ quan quản lý chuyên ngành cần có các chính sách hỗ trợ hoạt động kinh doanh của nhóm DN đang gặp vấn đề trong sản xuất kinh doanh tại thị trường phân urê. Song song với rà soát hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban Quản lý vốn nhà nước) cần có sự giám sát sát sao, từ đó đưa ra các giải pháp, nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của nhóm DN này trên thị trường. Chính sách này vừa nâng cao hiệu quả về kinh tế trong tương lai đối với thị trường phân urê nói chung, vừa hạn chế thiệt hại về kinh tế đối với nguồn vốn đầu tư của nhà nước trong việc xây dựng, thành lập nhà máy sản xuất.
Tin liên quan
Doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa về thủ tục từ Hải quan Thái Bình
15:43 | 02/10/2024 Hải quan
Cơ khí, chế tạo Việt Nam đón sóng công nghệ mới
15:38 | 02/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh tăng trưởng 10,2% so cùng kỳ
19:01 | 01/10/2024 Kinh tế
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
20:33 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
20:19 | 02/10/2024 Kinh tế
Tạo đòn bẩy cho ngành nội thất - xây dựng Việt Nam phục hồi và phát triển
16:41 | 02/10/2024 Kinh tế
TPHCM liên kết với 9 địa phương đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa
16:39 | 02/10/2024 Kinh tế
Phát triển thành phố thông minh qua hệ sinh thái ngân hàng mở
15:34 | 02/10/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng lớn cho xuất nhập khẩu nửa cuối năm, nhiều ngành hàng đón cơ hội
15:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CPTPP còn rộng mở
15:21 | 02/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam
10:33 | 02/10/2024 Infographics
TP Hồ Chí Minh nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn
16:01 | 01/10/2024 Kinh tế
Chỉ số PMI giảm hơn 5 điểm do ảnh hưởng bão Yagi
11:10 | 01/10/2024 Kinh tế
Những quyết sách kịp thời sẽ mang tới nhiều đổi mới
08:30 | 01/10/2024 Kinh tế
Sửa 5 Luật tháo gỡ nhiều nút thắt về đầu tư
08:10 | 01/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics