Kiểm soát nguồn thực phẩm vào trường học: Không thể buông lỏng quản lý
Kiểm tra thực phẩm chỉ bằng nhìn và ngửi
Nhiều bậc phụ huynh đang có con em bán trú tại các trường, nhất là cấp mầm non, tiểu học, những ngày qua không khỏi lo lắng bởi từ lâu nay họ không hề hay biết hoặc được giám sát đồ ăn tại trường của con em mình. Một phụ huynh đề nghị giấu tên có con đang học tại một trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội cho biết, nhà trường chưa bao giờ thông báo thực đơn của các con, cũng như không cho phép phụ huynh giám sát quá trình nấu nướng hay quá trình thu mua các thực phẩm ở các đơn vị cung cấp thực phẩm.
“Tôi không thể biết được nguồn thực phẩm nhà trường lấy từ đâu. Tại các cuộc họp phụ huynh mỗi kỳ tôi đều đề xuất nhà trường công khai nguồn thực phẩm cũng như cho chúng tôi được tham quan, giám sát đột xuất bếp ăn của nhà trường song đều chỉ nhận được lời hứa suông, rơi vào quên lãng”, vị này nói.
Bản thân các cơ sở giáo dục, qua tìm hiểu phóng viên được biết, hiện nhiều trường việc kiểm tra nguồn thực phẩm đưa vào nhà trường vẫn chỉ dựa cảm quan thông thường. Bà L.T, nguyên cán bộ quản lý của một trường mầm non thuộc huyện Thanh Trì- Hà Nội chia sẻ về công việc trong nhà trường: Nguồn thực phẩm của nhà trường được lấy từ một đơn vị chuyên cung cấp thực phẩm sạch do Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Thanh Trì cho phép. Nhưng những thực phẩm của công ty cung cấp cho nhà trường “sạch” đến đâu thì cũng không thể biết được. Bởi khi nhận thực phẩm, cán bộ của nhà trường cũng chỉ kiểm tra trên giấy tờ và màu sắc, mùi vị của thực phẩm.
“Hàng ngày, tôi đều nhắc nhở các đầu bếp của nhà trường mỗi khi nấu kiểm tra màu sắc, mùi vị của thực phẩm. Ví dụ, khi luộc thịt thì sẽ kiểm tra nước có trong hay không, thịt có mùi thơm không… Đó là tiêu chí mà nhà trường kiểm tra thực phẩm có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không”, cán bộ này cho biết.
Nói chuyện với phóng viên, bà L.T cho biết thêm, mặc dù trường lấy nguồn thực phẩm từ những công ty cung cấp thực phẩm sạch nhưng cũng không thể biết được rõ nguồn gốc. Bởi khi các công ty giao thực phẩm cho nhà trường sẽ theo phần, theo suất ăn của học sinh. Còn các công ty này khi nhập thực phẩm lại có hóa đơn cho cả một lô hàng. Ví dụ, một con lợn khi công ty này nhập đã có dấu kiểm dịch nhưng con lợn đó lại được phân cho nhiều trường và từng khẩu phần.
Với cương vị cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến bếp ăn tập thể, nhiều cơ sở cũng than khó. Theo lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Tây Hồ, Hà Nội, hiện việc quản lý bếp ăn tại các cơ sở công lập được tiến hành thường xuyên, song với nhóm trẻ tư thục thì khó khăn hơn do các nhóm trẻ nằm rải rác trên địa bàn rộng và nhiều cơ sở ở rất sâu trong khu dân cư. “Nếu mỗi năm rà soát một lượt các cơ sở này quận cũng gặp khá nhiều khó khăn. Chưa kể, các nhóm trẻ do mức thu học phí không cao nên rất dễ bị đưa vào bếp ăn những thực phẩm không đảm bảo an toàn nếu không được kiểm soát”, vị lãnh đạo này cho biết.
Mánh khóe hợp thức hóa
Thực tế cho thấy, đã nhiều lần phụ huynh phát hiện ra bữa ăn ở trường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tuy nhiên, nhà trường vẫn chứng minh được nguồn gốc, hóa đơn chứng từ. Kể với phóng viên, một số cán bộ có thâm niên về quản lý thực phẩm học đường cho biết không ít trường đã dùng các “mánh khóe” nhằm qua mắt các cơ quan quản lý, phụ huynh để tuồn các thực phẩm không rõ nguồn gốc vào suất ăn của các cháu.
Một việc điển hình thường gặp là nhà trường mua một nửa thực phẩm của công ty cung cấp thực phẩm sạch do Phòng GD&ĐT quận, huyện chỉ định, một nửa thực phẩm còn lại sẽ được lấy từ các nguồn bên ngoài. Việc các trường vẫn phải duy trì lấy thực phẩm từ các công ty thực phẩm sạch để có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc thực phẩm với các cơ quan quản lý và phụ huynh. Đi cùng với đó, bên công ty cung cấp thực phẩm sạch cũng sẵn sàng cung cấp phôi hóa đơn cho nhà trường để “chế” hóa đơn và in hóa đơn hợp với khẩu phẩn ăn hàng ngày của học sinh.
Lý do của việc trên là do giá thực phẩm của các công ty cung cấp thực phẩm sạch cao hơn nhiều so với những thực phẩm được bán ở chợ. Nếu nhà trường sử dụng hoàn toàn thực phẩm của các công ty cung cấp thực phẩm sạch tiền ăn hàng tháng của học sinh sẽ được sử dụng hết. Nhưng về mặt nhà trường cần có nguồn thu, trong đó, nguồn thu từ việc mua thực phẩm cho học sinh cũng rất... đáng kể. Do vậy, việc kiểm soát nguồn thực phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào lương tâm, trách nhiệm của người chủ trường.
Với cương vị là cơ quan quản lý cao nhất về an toàn thực phẩm, bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho rằng, dù lực lượng chức năng đã triển khai nhiều biện pháp kể cả chủ động kiểm tra, giám sát lẫn dự phòng, nhưng nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn rất cao. Theo bà Nga, đây không phải là trách nhiệm của một cơ quan, hoặc chỉ cần triển khai một biện pháp duy nhất mà đòi hỏi sự kiểm tra, kiểm soát, giám sát toàn bộ các chuỗi thực phẩm cho các cháu.
“Để kiểm soát tốt chất lượng bếp ăn tập thể, cần chú trọng vào kiểm soát quy trình: Nguồn nguyên liệu ở đâu, cơ sở nào cung cấp, chất lượng ra sao, nhà trường cũng phải tham gia giám sát, mỗi trường học - nơi sử dụng bếp ăn tập thể nên có những cán bộ chuyên trách việc đó, để trước hết có thể phát hiện nguyên liệu có đạt chuẩn không, chế biến có đảm bảo hay thực phẩm có nhiễm vi sinh không...”, bà Nga nhấn mạnh.
Qua nhiều vụ việc vi phạm bếp ăn tập thể trường học được phát hiện trong thời gian qua đã đến lúc, việc kiểm tra các bếp ăn tập thể tại nhà trường cần phải được quy định chặt chẽ hơn, chẳng hạn cần có sự tham gia bắt buộc của ban phụ huynh trong giám sát... Với học sinh, sức khỏe là vấn đề quan trọng hàng đầu, chúng ta không thể tiếp tục buông lỏng, để những lỗ hổng "chết người" đang diễn ra ở các nhà ăn học đường.
Tin liên quan
Hải quan Móng Cái đảm bảo quản lý trong tháng cuối năm
10:52 | 20/09/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Ninh siết quản lý hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất
09:33 | 17/09/2024 An ninh XNK
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
14:16 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước
08:03 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mỗi quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại
07:53 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai huy động mọi nguồn lực để phát triển
07:46 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
18:51 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
11:08 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
10:03 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
09:13 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
07:49 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước
Hải quan- Biên phòng Lạng Sơn: 5 năm đảm bảo mục tiêu kép nơi biên giới
Mỗi quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại
Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai huy động mọi nguồn lực để phát triển
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform