“Miếng bánh” thị trường CPTPP còn rất lớn
Cứ 4 doanh nghiệp mới có 1 doanh nghiệp từng trải nghiệm “trái ngọt” từ CPTPP | |
Xuất khẩu sang thị trường EVFTA, CPTPP, UKVFTA đều tăng mạnh | |
Xuất khẩu thủy sản sang các nước khối CPTPP tăng ấn tượng |
CPTPP gồm 11 nước thành viên Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD. Ảnh: ST |
Được gì?
Tính từ thời điểm có hiệu lực từ 14/1/2019, trải qua 2 năm thực hiện, doanh nghiệp Việt Nam đã thu được rất nhiều lợi ích.
Theo Bộ Công Thương, năm 2019, xuất khẩu sang 6 nước CPTPP đạt 34,3 tỷ USD, tăng 8,1%. Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng kim ngạch xuất khẩu sang 6 nước CPTPP vẫn duy trì ở mức gần tương đương 2019, đạt 34 tỷ USD. Nếu bỏ qua năm 2020 do ảnh hưởng của nguyên nhân khách quan, thì tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang 6 nước CPTPP trên tổng xuất khẩu từ năm 2018 đến năm 2019 đã tăng từ 12,02% lên 13%. |
Theo bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso), CPTPP đã mở ra cơ hội thị trường mới, thu hút đầu tư, cũng như phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày Việt Nam. Số liệu của Lefaso cho thấy, tỷ trọng xuất khẩu da giày sang các nước trong khối CPTPP tăng 13% so với trước đây. Canada và Mexico là hai thị trường ngành này mới tiếp cận được sau khi CPTPP có hiệu lực. Đặc biệt, nhờ CPTPP, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất trực tiếp sang 2 thị trường nhờ những ưu đãi thuế quan từ CPTPP đem lại, thay vì phải xuất khẩu qua nước thứ 3 như trước đây.
Tương tự, thông tin Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) cho biết, trong tháng 1/2021, xuất khẩu tôm sang Mỹ, EU, Trung Quốc… đều giảm so với cùng kỳ, nhưng trừ một số nước thành viên CPTPP lại có xu hướng tăng. Hay như xuất khẩu cá tra sang Mỹ và một số thị trường CPTPP như Mexico, Australia, Canada tăng trong khi Trung Quốc giảm mạnh, EU giảm nhẹ trong 2 tháng đầu năm.
Theo báo cáo cáo “Việt Nam sau 2 năm thực thi CPTPP từ góc nhìn doanh nghiệp” do Chương trình Aus4Reform - Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp thực hiện, CPTPP nằm trong top 3 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tích cực nhất. Đặc biệt, báo cáo cho rằng, các doanh nghiệp nhìn vào CPTPP không chỉ từ các tác động cụ thể trực tiếp mà còn như một biểu tượng cho thấy Chính phủ Việt Nam nỗ lực hội nhập kinh tế quốc tế theo chiều sâu, với các tiêu chuẩn cao, chấp nhận sức ép để cải cách chính mình.
Tuy nhiên, về các tác động cụ thể của CPTPP, cứ 4 doanh nghiệp thì mới có 1 doanh nghiệp đã từng được trải nghiệm “trái ngọt” từ Hiệp định này. Nhóm lợi ích phổ biến nhất với các doanh nghiệp này vẫn là thuế quan, đặc biệt là ở các thị trường mới như Canada, Mexico. Các tác động tích cực về thể chế (thể hiện ở các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, điều chỉnh chính sách, pháp luật trong thời gian từ khi CPTPP được chính thức thực thi) cũng được các doanh nghiệp nhấn mạnh, thậm chí chỉ đứng sau lợi ích về thuế quan. Tiếp theo là các lợi ích dự kiến trong tương lai (trong các kế hoạch hợp tác, liên doanh với đối tác nước ngoài để tận dụng CPTPP, hay các dự kiến mở rộng thị trường với trợ lực từ Hiệp định này của doanh nghiệp). Một số ít doanh nghiệp thậm chí còn cảm nhận được lợi ích từ các cam kết quy tắc được coi là tiêu chuẩn cao trong CPTPP như các bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ…
Về tác dụng của CPTPP và FTA trong tương lai hậu Covid-19 này, các doanh nghiệp tỏ ra lạc quan một cách bất ngờ. 60% doanh nghiệp cho rằng CPTPP và các FTA sẽ tương đối hoặc rất hữu ích cho họ trong giai đoạn “bình thường mới”. Báo cáo của VCCI nhận xét, trong tình huống khó khăn, mỗi cơ hội như CPTPP hay các FTA đều được doanh nghiệp đặt kỳ vọng nhiều hơn.
|
Tăng tính chủ động
Mặc dù có những kết quả như trên, nhưng so sánh mặt bằng chung, bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, lợi ích mà các doanh nghiệp nhận được vẫn còn khiêm tốn. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đi các thị trường CPTPP (7,2%) thấp hơn so với mức 8,4% tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đi toàn thế giới trong cùng thời kỳ. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan tính chung các thị trường trong khối CPTPP chỉ là 1,67%, mức rất thấp không chỉ so với mức trung bình năm 2019 (37,2%) mà còn so với tỷ lệ tận dụng năm đầu tiên của nhiều FTA khác.
Bên cạnh đó, báo cáo của VCCI cũng chỉ ra, 3/4 doanh nghiệp chưa từng hưởng lợi ích trực tiếp nào từ CPTPP, lý do chủ yếu là họ không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào liên quan tới thị trường hay đối tác ở khu vực CPTPP trong hai năm vừa qua. Một số ít doanh nghiệp nêu các lý do khác như các văn bản hướng dẫn ban hành chậm, thủ tục hưởng ưu đãi phức tạp, quy trình cấp phép khó khăn, hay khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của nước nhập khẩu của doanh nghiệp còn hạn chế…
Về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế cũng bày tỏ sự tiếc nuối khi các doanh nghiệp nghe nói nhiều, nhưng phần lớn lại chỉ biết sơ qua về CPTPP, nên chưa tận dụng những lợi thế sau đường biên giới mà CPTPP đem lại để tăng được năng lực, nội lực sản xuất. Do đó, nhiều doanh nghiệp cho biết họ chưa có đơn hàng trong khối này do chưa hiểu kỹ về CPTPP.
Báo cáo VCCI cũng cho rằng, tại các nước đối tác CPTPP, thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chiếm tỷ lệ còn thấp, chỉ từ 1% đến hơn 3%. Trong khi đó, "miếng bánh" thị trường 10 nước thành viên Hiệp định này còn rất lớn với quy mô nhập khẩu tới 2.500 tỷ USD. Theo bà Nguyễn Cẩm Trang, dư địa để tiếp tục tăng trưởng còn rộng. Trong đó, lợi ích lớn nhất là cơ hội để tiếp tục hoàn thiện thể chế, môi trường kinh doanh; tiếp đến là tạo sức ép nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải nâng cao tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu và hình thành các chuỗi giá trị.
Ông Phan Hữu Minh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên cho rằng, CPTPP có tính “hai mặt”, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hòa nhập, phát triển khả năng sản xuất, xuất khẩu. Nhưng ngược lại, CPTPP cũng mang đến những tiêu chuẩn khắt khe, bắt buộc các doanh nghiệp phải chuẩn bị đi theo các quy định chung, quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ. Do đó, chúng ta phải nhìn lại những gì đã làm được và chưa làm được, đâu là nguyên nhân khách quan, chủ quan để tìm ra hướng đi thích hợp nhất. Nhưng cùng với sự hỗ trợ quyết liệt và thực chất hơn từ cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cũng phải chủ động tìm hiểu các thông tin về thị trường và các quy định về nguồn gốc xuất xứ, ưu đãi thuế quan. Để từ đó, các doanh nghiệp sẽ vạch ra được chiến lược, có sự chuẩn bị về tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực để không bị sụt giảm, mất đi sức cạnh tranh.
Do vậy, để chuẩn bị cho tương lai xa mà ở đó Hiệp định CPTPP và các FTA có thể là một trợ lực hiệu quả, về phía doanh nghiệp, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động hơn tìm hiểu cơ hội, cam kết Hiệp định CPTPP và hành động hiện thực hóa lợi ích từ Hiệp định. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải nâng cao năng lực cạnh tranh, Chính phủ phải tiếp tục rà soát quy định pháp luật liên quan, cải thiện môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp; tăng cường về truyền thông, thông tin về thị trường, định hướng cho doanh nghiệp trong kế hoạch sản xuất kinh doanh…
Tin liên quan
Tiết kiệm năng lượng là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững
13:30 | 08/10/2024 Kinh tế
Kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 7% là khả thi
09:02 | 08/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tốt, FMC đạt doanh số tăng gần 50%
15:00 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
Mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% có khả thi?
16:38 | 08/10/2024 Kinh tế
Chuyển đổi xanh- thách thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững
13:15 | 08/10/2024 Kinh tế
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP
09:05 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
18:49 | 06/10/2024 Kinh tế
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
15:47 | 06/10/2024 Kinh tế
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
15:15 | 06/10/2024 Kinh tế
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
09:27 | 06/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics