Ngân hàng, tòa án cùng "kể khổ" về quá trình xử lý nợ xấu
Bộ Tài chính giải đáp cử tri về xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu | |
Xử lý quyết liệt, SHB giảm tỷ lệ nợ xấu kỷ lục về 1,71% |
Tọa đàm có sự tham dự của các ngân hàng, cơ quan tòa án, thi hành án tại TPHCM. Ảnh: N.H |
Tọa đàm do Hiệp hội Ngân hàng và Tòa Kinh tế - Tòa án Nhân dân TPHCM phối hợp tổ chức nhằm giúp các bên nhận diện rõ thực trạng và các vấn đề pháp lý cần lưu ý liên quan đến hợp đồng tín dụng, xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm trong giai đoạn khởi kiện và thi hành án. Qua đó, các ngân hàng thương mại chia sẻ kinh nghiệm cũng như trao đổi với các cơ quan có thẩm quyền về vướng mắc, khó khăn để rút kinh nghiệm, đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, góp phần tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Theo Tòa kinh tế - TAND TPHCM, trong những năm gần đây, tranh chấp về hợp đồng tín dụng được Tòa án thụ lý giải quyết ngày càng nhiều. Tính từ khi Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có hiệu lực (ngày 15/8/2017) đến cuối tháng 2/2021, TAND hai cấp TPHCM đã thụ lý 12.333 vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng liên quan đến xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Trog đó, đã giải quyết 9.897 vụ việc, còn lại 2.361 vụ việc chưa giải quyết, tỷ lệ giải quyết đạt 80,25%.
Riêng tại TAND TPHCM thụ lý 2.809 vụ, giải quyết là 1.686 vụ, tỷ lệ giải quyết đạt 60%.
Về kết quả thi hành án, ông Phan Văn Thụy, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ - Cục Thi hành án dân sự TPHCM cho biết, tỷ lệ các vụ việc thi hành án hàng năm liên quan đến tổ chức tín dụng trên địa bàn được giải quyết đạt rất thấp, chỉ từ 12-24%. Nhiều vụ việc thi hành án đã thụ lý trên 3 năm nhưng đến nay vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm. Số tiền thu hồi lại cũng đạt rất thấp, có năm chỉ đạt gần 10%.
Lý giải điều này, ông Phan Văn Thụy, Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ, Cục Thi hành án Dân sự Tp.Hồ Chí Minh cho biết, các quy định về trình tự thủ tục kê biên, bán đấu giá tài sản trong thi hành án còn rất phức tạp, ngoài ra còn có sự chồng chéo mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật chuyên ngành. Trong khi đó, số lượng tiền phải thi hành án cho các tổ chức tín dụng là rất nhiều, chiếm trên 50% tổng giá trị mà các cơ quan Thi hành án phải tổ chức thi hành. Do vậy, áp lực đối với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giải quyết việc thi hành án liên quan đến các tổ chức tín dụng là rất lớn.
Trong khi hệ thống Tòa án đang chịu áp lực giải quyết khối lượng lớn các vụ án và có xu hướng tăng theo từng năm thì các ngân hàng cũng gặp vô vàn khó khăn trong xử lý nợ xấu. Nhiều trường hợp khách hàng chây ỳ trong thanh toán nợ, khi đưa ra tòa lại không chấp hành án, dẫn đến áp lực lớn cho ngân hàng.
ThS. Nguyễn Thị Thùy Dung, Thẩm phán, Chánh tòa Kinh tế - TAND TPHCM cũng cho biết, qua thực tiễn xét xử, ngành tòa án gặp không ít khó khăn vướng mắc như nhiều vụ án có thời gian giải quyết kéo dài vì tính chất phức tạp, nhiều đương sự tham gia hoặc đương sự ở nước ngoài phải ủy thác tư pháp, hoặc đương sự không hợp tác với tòa án… Nhiều trường hợp hồ sơ tín dụng đảm bảo ngay từ đầu không chặt chẽ thậm chí không thực hiện đúng quy định pháp luật về giao dịch đảm bảo; người vay hoặc người bảo lãnh đã bỏ địa phương đi đâu không rõ…
Trong khi đó, ở góc độ ngân hàng, bà Nguyễn Hồ Thu Thủy, Phó chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng – Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, quá trình xứ lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó có các nguyên nhân liên quan đến việc khởi kiện và quá trình giải quyết tại Tòa án các cấp như vướng mắc, bất cập của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án, về việc hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, về việc xem xét, thẩm định tại chỗ đối với tài sản bảo đảm, về giao nộp tài liệu, chứng cứ…
Bên cạnh đó là những vướng mắc trong thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về thời hạn giải quyết vụ án, về xác định địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, về xác định, triệu tập đương sự là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng, về bảo vệ người thứ ba ngay tình…
Từ thực tiễn đó, các ngân hàng đề nghị Tòa án xem xét, chỉ đạo tòa án các cấp quán triệt việc tuân thủ thời hạn thụ lý các vụ án liên quan đến hồ sơ xử lý nợ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, hạn chế phát sinh trường hợp thụ lý vụ án quá hạn. Đồng thời, kiến nghị Cơ quan lập pháp xây dựng chế tài đối mạnh mẽ đối với đương sự cố ý không chấp hành án, tạo tranh chấp để kéo dài thời gian thi hành án…
Trong khi đó, đại diện cơ quan Tòa án, Thi hành án cho rằng các ngân hàng cần rà soát lại khâu thẩm định tài sản thế chấp; kiểm tra chặt chẽ hồ sơ pháp lý của tài sản thế chấp khi cho vay. Đây được xem là vấn đề nổi cộm lớn nhất hiện nay trong các vụ việc liên quan đến xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Đồng thời, trong quá trình thực hiện hợp đồng tín dụng, giải quyết tranh chấp và thi hành án, các ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra hiện trạng tài sản thế chấp để tránh trường hợp khách hàng thay đổi hiện trạng tài sản sẽ gây khó khăn cho việc tổ chức thi hành án về sau...
Tin liên quan
Chuyên gia WB: Không nhất thiết phải thực hiện chính sách tài khóa nới lỏng
09:53 | 27/08/2024 Kinh tế
VIB đang gặp thách thức trong xử lý nợ xấu và tăng trưởng tín dụng
18:18 | 23/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bộ đệm dự phòng nợ xấu của các ngân hàng tiếp tục mỏng đi
07:47 | 19/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Đối phó với tình hình kinh tế bất ổn, vàng được hưởng lợi?
09:38 | 19/09/2024 Kinh tế
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Những hạng mục chủ xe cần kiểm tra, bảo dưỡng để ôtô “khoẻ mạnh” sau mùa bão lũ
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
Ngày làm việc thứ hai của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII
Hải quan Bình Dương: Mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp có sự cải thiện
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform