Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế vẫn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh
Giám sát “từ xa, từ sớm” với gói hỗ trợ phục hồi kinh tế | |
Phối hợp linh hoạt, hiệu quả các chính sách để phục hồi kinh tế | |
Chương trình phục hồi kinh tế sẽ tập trung chủ yếu trong 2 năm 2022-2023 |
Bà Nguyễn Thị Hương |
Bà đánh giá như thế nào về bức tranh kinh tế-xã hội năm 2021?
Kinh tế - xã hội năm 2021 của nước ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng phục hồi khi các nước đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch Covid-19 nhưng sự xuất hiện các biến chủng mới làm cho quá trình phục hồi kinh tế có dấu hiệu chậm lại. Trước tình hình đó, dưới sự lãnh đạo thống nhất của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong ban hành những quyết sách kịp thời để phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là Nghị quyết số 128/NQ-CP về ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”; cùng với đó là các chính sách bảo đảm an sinh xã hội; sự đồng lòng, nhất trí của các cấp, các ngành, các địa phương; sự đồng tình, ủng hộ, chia sẻ và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế – xã hội nước ta đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Một số ngành, lĩnh vực có sự phục hồi và phát triển tốt đóng góp vào tăng trưởng chung như: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng khi nền kinh tế gặp khó khăn. Ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia còn có đóng góp lớn cho xuất khẩu.
Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước.
Như vậy, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp đã duy trì và phục hồi sản xuất phục vụ các đơn hàng xuất khẩu. Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta.
Theo bà đâu sẽ là động lực và giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2022 đã được Quốc hội thông qua?
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2022 từ 6-6,5% theo Nghị quyết của Quốc hội là một thách thức. Năm 2022, chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát được dịch bệnh và mở cửa trở lại hoạt động kinh tế; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai, biến đổi khí hậu tiềm ẩn... Do vậy, cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu. Cụ thể, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP và bảo đảm sự chỉ đạo nhất quán, tập trung, xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương. Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp.
Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm cung ứng hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế; thực hiện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cần linh hoạt vừa đảm bảo kiềm chế lạm phát, vừa đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng; nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế.
Tiếp tục triển khai hiệu quả cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp chống chịu, vượt qua khó khăn, ổn định và phục hồi sản xuất. Đặc biệt, hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm, mất thu nhập cần được triển khai hiệu quả với phương châm: “không để ai bị bỏ lại”, từ đó tạo tâm lý yên tâm, không di dời khỏi nơi làm việc về quê hương, dẫn tới xáo trộn, thiếu hụt nguồn lực lao động.
Bên cạnh đó, cũng cần phát triển mạnh thị trường nội địa, thúc đẩy xuất khẩu bền vững, bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản, gắn với nguồn gốc xuất xứ, phát triển hạ tầng logistics nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo chuỗi cung ứng thị trường trong nước.
Ngoài ra, cũng cần cơ cấu lại, phục hồi và phát triển một số ngành, lĩnh vực quan trọng và doanh nghiệp đang bị tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19 như: Thương mại, dịch vụ, logistics, vận tải, hàng không, du lịch…; khẩn trương khôi phục thị trường du lịch, tạo thuận lợi cho lưu chuyển hành khách quốc tế, trong nước, hỗ trợ phù hợp các doanh nghiệp du lịch gắn với an toàn dịch bệnh.
Tích cực và đẩy nhanh hơn việc hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam trong mọi lĩnh vực, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc; tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi tối đa các doanh nghiệp…
Bên cạnh những khó khăn như đã đề cập ở trên, nhiều ý kiến cho rằng sức ép lạm phát năm 2022 là rất lớn. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?
Bước sang năm 2022, chúng tôi đánh giá áp lực lạm phát là rất lớn. Khi dịch Covid-19 được kiểm soát trong năm 2022, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên; lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như: xăng dầu, than và giá cước vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Từ đó, đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát.
Bên cạnh đó, giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi tăng sẽ tác động vào giá thực phẩm. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở được tính trong CPI cũng sẽ tăng theo giá nguyên liệu dùng trong xây dựng. Giá dịch vụ giáo dục tăng trở lại do một số địa phương kết thúc thời gian được miễn, giảm học phí năm học 2021-2022…
Để giúp kiềm chế lạm phát tăng cao trong năm 2022, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như: Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam. Đặc biệt, đánh giá, nhận định các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để từ đó đưa ra được chính sách phù hợp.
Bộ Công Thương và Bộ Tài chính theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp Quỹ bình ổn xăng dầu để hạn chế mức tăng giá của mặt hàng này đối với CPI chung của nền kinh tế.
Giá cả nguyên liệu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, do đó, Chính phủ cần nỗ lực thực hiện các biện pháp ngoại giao để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác với Chính phủ các nước giàu tài nguyên; hỗ trợ các doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, ổn định giá thành sản xuất để kiểm soát lạm phát.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
Thị trường bất động sản sẽ phục hồi khi thẩm thấu chính sách mới
08:46 | 26/07/2024 Kinh tế
Đà phục hồi trở lại, doanh nghiệp cần tăng tốc tín dụng
07:51 | 05/06/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gói hỗ trợ kinh tế: Không cần nhiều chính sách, nhưng cần hiểu doanh nghiệp muốn gì
17:14 | 25/05/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
14:00 | 27/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
13:19 | 27/09/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
08:00 | 27/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
19:45 | 26/09/2024 Kinh tế
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
19:44 | 26/09/2024 Kinh tế
Chung sức hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển bền vững
16:03 | 26/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
Tây mà là… của ta
Bộ Y tế đồng tình tăng thuế để giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá
Tạm giữ gần 9.000 bao thuốc lá khi kiểm tra căn nhà tại thành phố
Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics