“Nhấp nhổm” nợ xấu ngân hàng
Lại “báo động” nợ xấu ngân hàng | |
Tập trung xử lý nợ xấu ngân hàng ở mức dưới 3% | |
Khó xử lý dứt điểm nợ xấu ngân hàng | |
Nợ xấu ngân hàng chưa có dấu hiệu giảm |
Biểu đồ so sánh tỷ lệ nợ xấu 6 tháng đầu năm 2019 với cuối năm 2018 của một số ngân hàng. Biểu đồ: H.Dịu. |
Nợ xấu tăng theo lợi nhuận
Tính đến thời điểm này, hầu hết ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý II/2019. Tất cả các ngân hàng này đều có lãi. “Câu lạc bộ” lợi nhuận nghìn tỷ vẫn điểm tên các nhà băng lớn như Vietcombank, ACB, MB, HDBank, VIB, TPBank và Sacombank; riêng Vietcombank ghi nhận con số lợi nhuận cao kỷ lục lên tới hơn 11.300 tỷ đồng. Nhiều ngân hàng ghi nhận mức lợi nhuận tăng cao so với cùng kỳ lên tới 20%, thậm chí trên 40%. Ngoài ra, trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) siết chặt tín dụng, nhưng các báo cáo tài chính lại cho thấy mức tăng trưởng tín dụng khá cao ở một số ngân hàng, như TPBank đã tăng 13%, Vietcombank tăng 9,9%, MB tăng 11,6%...
Có thể thấy, các ngân hàng đang trong một “cuộc đua” về lợi nhuận, nhưng nhìn sâu vào các báo cáo này lại thấy một thực tế không được “vui”. Đó là nợ xấu, nhất là nợ dưới tiêu chuẩn, nợ có khả năng mất vốn lại có xu hướng gia tăng so với cuối năm 2018. Tiêu biểu tại ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 6 tháng qua là Vietcombank, nợ nhóm 3 - nợ dưới tiêu chuẩn của ngân hàng này đã tăng tới 5,7 lần so với hồi đầu năm lên mức 1.670 tỷ đồng; nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn vẫn ở mức trên 4.700 tỷ nhưng chiếm tới 67% nợ xấu của ngân hàng. Như vậy, đến cuối tháng 6, tổng nợ xấu nội bảng của Vietcombank đã tăng 14,6% so với đầu năm, mức tăng cao hơn so với tăng trưởng dư nợ cho vay. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của nhà băng này từ mức dưới 1% đã lên 1,03%.
Tại SHB, nợ xấu vẫn tiếp tục gia tăng. Nợ xấu của ngân hàng này đã tăng từ gần 5.198 tỷ đồng hồi cuối năm 2018 lên hơn 6.910 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm; trong đó, nợ có khả năng mất vốn đã tăng mạnh hơn 1.000 tỷ đồng, chiếm tới gần 72% tổng nợ xấu. Vì thế, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng này cũng đã tăng từ 2,4% hồi đầu năm lên 2,88%. Tương tự, tại TPBank, nợ nhóm 3 tăng tới 64% lên 485 tỷ, nợ nhóm 4 – nợ nghi ngờ tăng gần gấp đôi lên 468 tỷ, nhưng nợ nhóm 5 chỉ tăng 19% lên 383 tỷ đồng. Hiện tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của TPBank tăng từ 1,12% lên 1,5%.
Ngoài ra, một số ngân hàng khác cũng có xu hướng “đi lùi” tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ trong 6 tháng đầu năm là: LienVietPostBank tăng từ 1,41% lên 1,48%; Kienlongbank từ mức dưới 1% cũng đã tăng lên 1,15%; VPBank từ mức 2,72% lên 2,89%; BIDV từ mức 1,9% hồi đầu năm leo lên 1,98%; PGBank tăng từ 2,96% lên 3,06%...
Còn tiếp diễn?
Có thể thấy, các ngân hàng thương mại dù có xu hướng gia tăng nợ xấu nhưng hầu hết vẫn giữ ở mức thấp dưới 3% tổng dư nợ. Nhưng xu hướng nợ nhóm 3 và nợ nhóm 4 tăng mạnh đặt ra câu hỏi về khả năng hình thành nợ xấu mới của các ngân hàng. Theo phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect, các khoản nợ xấu mới đang gia tăng, nhưng khác với trước đây, các khoản nợ xấu mới đến từ khoản đầu tư của tư nhân và cho vay bán lẻ. Do đó, tỷ lệ nợ xấu sẽ cao nhất tại các ngân hàng mở rộng mạnh hoạt động cho vay bán lẻ, đặc biệt là tài chính tiêu dùng – hình thức cho vay mang lại lợi nhuận cao nhưng tiền ẩn rủi ro lớn.
Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính, Học viện Tài chính, lợi nhuận các ngân hàng tăng mạnh là do quy mô của các ngân hàng cũng đã được mở rộng mạnh mẽ. Vì thế, các ngân hàng sẽ phải gia tăng tín dụng, khoản vay lợi nhuận càng cao thì rủi ro sẽ càng lớn. Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nợ xấu gia tăng còn do khối lượng nợ xấu còn tồn đọng chưa được giải quyết triệt để. Không những thế, 6 tháng đầu năm 2019 cũng là thời hạn 5 năm mà những đợt trái phiếu đầu tiên do Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) đáo hạn, nên nhiều ngân hàng bắt đầu mua lại những khoản nợ này và đưa lại vào bảng cân đối của các ngân hàng.
Do đó, các chuyên gia nhận định, việc giải quyết và xử lý nợ xấu đã có nhiều bước tiến đáng kể từ khi Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu của Quốc hội có hiệu lực. Ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện khi tổ chức tín dụng, VAMC có quyền thu giữ tài sản đảm bảo theo Nghị quyết số 42. Do đó, NHNN cho biết, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 6/2019, ước tính toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 937.500 tỷ đồng nợ xấu, trong đó riêng trong năm 2018, đã xử lý được 163.140 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Nhờ đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng trên tổng dư nợ đến cuối tháng 6/2019 là 1,91%. Chính vì thế, bên cạnh nhiều ngân hàng có lượng nợ xấu gia tăng, không ít ngân hàng đã giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 1%.
Tin liên quan
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
20:16 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:57 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ tốt hoạt động thanh toán với mô hình ngân hàng mở
15:15 | 26/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
06:12 | 29/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bối cảnh càng nhiều thay đổi, văn hoá doanh nghiệp càng phải vững vàng
23:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EVN, Viettel rút ra bài học kinh nghiệm gì sau bão số 3?
19:38 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoạt động báo chí có thể được hưởng ưu đãi thuế 15%
08:20 | 28/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
19:52 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt hơn 366 tỷ USD
16:03 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK triển khai combo “siêu ưu đãi” dành cho doanh nghiệp bảo lãnh
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nguồn năng lượng đồng hành cùng các shipper vào mùa cao điểm
13:39 | 27/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3: Kiểm nghiệm tretinoin trong mỹ phẩm
16:01 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Samsung bồi dưỡng nhân tài Việt qua kỳ thi kỹ năng nghề thế giới
11:45 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập đoàn IPPG kết hợp tổ chức cuộc thi ROBOG thành công rực rỡ
08:40 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan
16:39 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn
16:01 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
Bùng nổ thương hiệu xe đạp lạ, khẳng định tiềm năng thị trường thể thao Việt Nam
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics