Nhiều “nút thắt” làm giảm cạnh tranh của nông, thủy sản
Thủ tướng: Xuất khẩu tươi quan trọng, chế biến sâu còn quan trọng hơn | |
Việt Nam đặt mục tiêu “top 10” thế giới về chế biến nông sản |
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Ngành thủy sản còn thiếu “nhạc trưởng”
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến “Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” diễn ra sáng nay 21/2, tại Hà Nội, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ: 20 năm trước, thủy sản đã đi trước để thâm nhập thị trường EU từ năm 1995-1999.
Năm 1999, Việt Nam được vào danh sách xuất khẩu vào châu Âu với 19 doanh nghiệp đầu tiên, từ đó kéo theo đầu tư cho công nghệ, thiết bị để đảm bảo yêu cầu của thị trường. Lĩnh vực chế biến là trung tâm để kéo cả chuỗi sản xuất. Đến nay, Việt Nam có 559 nhà máy đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, lớn gấp 30 lần so với cách đây 20 năm.
Dù đạt được không ít kết quả, song theo ông Nam, hiện nay ngành thủy sản đang phải đối mặt không ít “nút thắt” cần tháo gỡ. Cụ thể như, nguyên liệu phục vụ việc chế biến còn thiếu. Giá thành nguyên liệu của Việt Nam cao hơn so với 1 số nước sản xuất cạnh tranh với Việt Nam như Ấn Độ, Thái Lan từ 10-20%. Quy mô sản xuất lớn còn hạn chế.
Đáng chú ý trong vấn đề liên kết sản xuất, tiêu thụ, ông Nam nhấn mạnh: Ngành thủy sản còn thiếu một “nhạc trưởng” để chỉ huy và đây là 1 “nút thắt” cần quan tâm hơn. Ngoài ra, tín dụng trong ngành nông nghiệp cũng còn hạn chế.
Ông Nam kiến nghị cần chính sách tích tụ đất đai để tạo ra sản xuất lớn. Bên cạnh đó, ngành cũng mong muốn Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét và đánh giá lại để có chính sách cởi mở hơn với lĩnh vực nông nghiệp.
Thương hiệu gạo Việt Nam chưa xứng tầm
Trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu, gạo là mặt hàng khá điển hình và từ lâu Việt Nam đã thành nước đứng “top” đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Phát biểu tại hội nghị, bày tỏ khá nhiều tâm tư với ngành hàng này, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời nhấn mạnh: “Dù có đau lòng, chúng ta vẫn phải nói thương hiệu gạo Việt Nam chưa xứng tầm”.
Có nhiều nguyên nhân, song ông Thòn phân tích khó đưa sản phẩm vào các kênh phân phối truyền thống là yếu tố đáng chú ý. Cụ thể, có những doanh nghiệp rất muốn liên kết với nông dân, có quy trình sản xuất khoa học chặt chẽ, truy xuất được nguồn gốc, có gạo ngon, song lại rất khó đưa sản phẩm vào các kênh phân phối truyền thống là hộ gia đình và hộ kinh doanh cá thể. Khi sản phẩm đưa vào đây bị đội giá lên đến 5%.
“Doanh nghiệp rất khó đưa lúa gạo vào các kênh phân phối truyền thống bởi 2 đối tượng này chưa được đưa vào danh sách kê khai thuế. Tôi khẩn thiết đề nghị Chính phủ đưa 2 đối tượng này vào Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều về thuế. Làm được điều này, số đông người tiêu dùng sẽ được tiếp cận với gạo ngon mà nông dân đang sản xuất. Đây chính là con đường ngắn nhất để xây dựng thương hiệu”, ông Thòn nhấn mạnh.
Cần đầu tư nghiên cứu, sản xuất các thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp
Dành nhiều sự quan tâm cho lĩnh vực sản xuất cơ khí trong nông nghiệp, ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Chủ tịch Hội Cơ khí nông nghiệp Việt Nam đánh giá: Những năm qua, đầu tư, huy động nguồn lực xã hội vào ngành sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp của nước ta đã có bước tăng trưởng tốt. Tổn thất trong chế biến và sau thu hoạch đối với nhiều mặt hàng nông sản đã giảm rõ rệt.
Ví dụ trước đây, tổn thất trong chế biến rau quả chiếm tới 20%, thì nay đã giảm xuống một nửa. Hiện, mỗi năm chúng ta đã giảm được tổn thất sau thu hoạch ước tính khoảng 6.000 tỷ đồng/năm chỉ tính riêng ngành lúa gạo…
Mặc dù vậy, ngành cơ khí chế tạo phụ trợ phục vụ cho chế biến và cơ giới hóa trong nông nghiệp vẫn còn rất yếu. Các doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp gần như không mặn mà với việc đầu tư vào nghiên cứu, sản xuất thiết bị máy móc phục vụ sản xuất và chế biến của ngành nông nghiệp, do đó hầu hết các trang thiết bị ngành nông nghiệp vẫn phải nhập khẩu…
“Ngoài ra, việc tiếp cận với các thiết bị cơ giới hóa, thiết bị và dây chuyền chế biến nông sản của nông dân lẫn doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay, mới chỉ có khoảng 11 nghìn tỷ đồng vốn vay giải ngân cho vay phục vụ cho nông dân mua máy nông nghiệp là chưa tương xứng với yêu cầu của nông dân”, ông Hòa nhận định.
Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn vốn là động lực cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp lại chưa được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để đầu tư máy móc thiết bị. Nhiều chính sách hỗ trợ vốn vay cho cơ giới hóa chồng chéo với các chính sách khác, chậm và khó triển khai…
Ông Hòa kiến nghị tới đây, Chính phủ cần có một nghị định riêng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến có liên kết với nông dân trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay phục vụ cho cơ giới hóa cũng như thiết bị chế biến, được hưởng lãi suất vốn vay ưu đãi, thậm chí bằng 0%.
Các doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất các thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp cũng cần được hỗ trợ với nhiều chính sách cả về vốn, đất đai, đầu tư, đào tạo…
Đứng từ góc độ đại diện địa phương, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay: Hiện nay, vấn đề còn tồn tại ở tỉnh Bình Định là đất sản xuất còn manh mún, chưa cơ giới hóa toàn bộ.
“Bình Định cũng đề xuất đẩy mạnh thực hiện giải pháp tích tụ, tập trung ruộng đất, tạo điều kiện xây dựng cánh đồng lớn nhằm góp phần đưa máy móc nông nghiệp hiện đại vào phục vụ sản xuất và phát triển vùng nguyên liệu tập trung cho một số loại cây trồng”, ông Châu nói.
Tin liên quan
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Thiệt hại cả trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo vi phạm hợp đồng
13:46 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform