Những mặt hàng nhập khẩu chính quý I-2016
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 2,46 tỷ USD, tăng 28,4% so với tháng trước. Tính đến hết quý I-2016, cả nước nhập khẩu 6,35 tỷ USD; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI là 5,89 tỷ USD, tăng 13,5% và nhập khẩu của khu vực doanh nghiệp trong nước là gần 463 triệu USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là gần 2,1 tỷ USD, tăng 42,2%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc 1,23 tỷ USD, tăng 3,9%; Đài Loan 715 triệu USD, tăng 33,5%; Nhật Bản 566 triệu USD, tăng 4%... so với cùng kỳ năm 2015.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 3 là gần 2,3 tỷ USD, tăng 46,4% so với tháng trước, nâng trị giá nhập khẩu trong quý I-2016 lên 5,97 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khối các doanh nghiệp FDI nhập khẩu 3,29 tỷ USD, giảm 30,5% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 2,68 tỷ USD, tăng 21,7%.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong quý I-2016 với trị giá là 1,9 tỷ USD, giảm 12,9%; tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc 1,14 tỷ USD, giảm 22,4%; Nhật Bản 915 triệu USD, giảm 32%; Đài Loan 321 triệu USD, giảm 5,7%…
Nhóm hàng nguyên, phụ liệu dệt may, da, giày (gồm bông, xơ, sợi dệt, vải các loại và nguyên phụ liệu dệt may, da giày khác): trong tháng nhập khẩu nhóm hàng này đạt 1,59 tỷ USD, tăng 56% so với tháng trước. Hết tháng 3-2016, kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt, may, gia dày đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong 3 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc vẫn là đối tác chính cung cấp nhóm mặt hàng cho Việt Nam với 1,62 tỷ USD,tăng 6,9%; tiếp theo là các thị trường Hàn Quốc 595 triệu USD, giảm 0,7%; Đài Loan 521 triệu USD, giảm 2,9%...so với quý I-2015.
Điện thoại các loại và linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 3 đạt 884,7 triệu USD, tăng 15,8% so với tháng trước, nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này trong quí I-2016 đạt 2,4 tỷ USD, giảm 7,4% so với tháng 3 tháng/2015.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường dẫn đầu cung cấp điện thoại các loại & linh kiện cho Việt Nam trong 3 tháng/2016 với trị giá nhập khẩu là 1,5 tỷ USD giảm 20,7%, tiếp theo là Hàn Quốc với 771 triệu USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm 2015. Tính chung kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này từ 2 thị trường trên chiếm 94,8% nhập khẩu nhóm mặthàng này từ tất cả các thị trường.
Sắt thép các loại: Lượng nhập khẩu trong tháng 3 đạt 1,94 triệu tấn với trị giá đạt gần 697 triệu USD, tăng 43,4% về lượng và 47,1% về trị giá so với tháng tháng trước. Trong 3 tháng đầu năm 2016, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 4,72 triệu tấn, tăng 64,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong quý I-2016 từ Trung Quốc là 2,9 triệu tấn, tăng 70,5%, từ Nhật Bản là 743,3 nghìn tấn, tăng 50,8% và từ Hàn Quốc là 429 nghìn tấn, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2015…
Chất dẻo nguyên liệu: Lượng chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu về trong tháng là 392 nghìn tấn với trị giá là 513 triệu USD, tăng 63,7% về lượng và tăng 59,9% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết quý I-2016, tổng lượng chất dẻo nguyên liệu nhập khẩu của cả nước lên đến 968 nghìn tấn với trị giá gần 1,29 tỷ USD.
Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong quý I-2016 với201 nghìn tấn, tăng 7,9%; tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc 168 nghìn tấn, giảm 9,2%; Đài Loan 135 nghìn tấn,tăng 8,3%…
Xăng dầu các loại: Lượng nhập khẩu trong tháng 3 là gần 1,15 triệu tấn, trị giá là 406 triệu USD, tăng 22,9% về lượng và tăng 38,1% về trị giá so với tháng trước.
Tính đến hết quý I-2016, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là hơn 2,8 triệu tấn. Đơn giá nhập khẩu bình quân giảm tới 39,5% so với cùng kỳ năm trước nên trị giá nhập khẩu là 935 triệu USD.
Trong quý I-2016, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ các thị trường: Singapore 1,39 triệu tấn, tăng 30,4%; Malaysia 451 nghìn tấn, gấp 3,4 lần; Trung Quốc 306 nghìn tấn, giảm 31,1%; Thái Lan 274 nghìn tấn, tăng 6,2%… so với cùng kỳ năm trước.
Kim loại thường khác: Trong tháng 3-2016, lượng nhập khẩu mặt hàng này đạt gần 170 nghìn tấn với trị giá đạt hơn 418 triệu USD, tăng 56,8% về lượng và 50,4% về trị giá so với tháng trước đó. Tính đến hết tháng 3, cả nước nhập khẩu 431,5 nghìn tấn mặt hàng này, tăng 81,9% so với cùng kỳ năm 2015.
Nhập khẩu kim loại thường trong 3 tháng đầu năm từ Trung Quốc là hơn 184 nghìn tấn tăng gấp 3,7 lần so với 3 tháng/2015, nhập khẩu từ Hàn Quốc là 82,3 nghìn tấn, tăng 20,1% và từ Ốt-xtrây-lia là hơn 47 nghìn tấn, tăng 92%,…
Sản phẩm từ chất dẻo: Trong tháng sản phẩm từ chất dẻo nhập khẩu ở mức 390,5 triệu USD, tăng 41,1% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước trong 3 tháng/2016 đạt 983,6 triệu USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu mặt hàng sản phẩm từ chất dẻo từ Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm 2016 là 315,5 triệu USD, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2015; Hàn Quốc là hơn 311 triệu USD, tăng 13,3%; Nhật Bản là hơn 142 triệu USD, giảm 4,7%...
Ô tô nguyên chiếc: Lượng xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu trong tháng 3 là hơn 8,5 nghìn chiếc, trị giá 208 triệu USD, tăng 50,8% về lượng và tăng 46,9% về trị giá so với ….
Diễn biến ngược lại so với quý I-2015, lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong quý I/2016 là hơn 19,7 nghìn chiếc, giảm 21,2% với trị giá nhập khẩu là 486 triệu USD, giảm 16,8%. Lượng nhập khẩu giảm diễn ra ở hầu hết các loại xe, trừ ô tô tải. Cụ thể: lượng nhập khẩu ô tô tải là 9,86 nghìn chiếc, tăng 16%; ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống là gần 6,9 nghìn chiếc, giảm 37,6%; ô tô loại khác: hơn 3 nghìn chiếc, giảm 45,6%.
Trong quý I-2016, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ô tô cho Việt Nam với hơn 7,8 nghìn chiếc, tăng 64,5%; tiếp theo là Hàn Quốc 3,56 nghìn chiếc, giảm 41%; Trung Quốc 2,26 nghìn chiếc, giảm 58%...
Tin liên quan
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thời hạn thực hiện kiểm kê tài sản công đến hết ngày 31/3/2025
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
TP Hồ Chí Minh: Tôn vinh 93 doanh nghiệp tiêu biểu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics