Những nét phác họa đầu tiên trong bức tranh kinh tế 2021
Không nên kỳ vọng vào sự nhảy vọt của tăng trưởng kinh tế năm 2021. Ảnh: H.Anh |
GDP 2021 dự kiến tăng 6-6,5%
Về dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, dự báo nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức. Đại dịch Covid-19 trên thế giới tuy có dấu hiệu dịu lại nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, khó lường và khả năng cao sẽ kéo dài cả năm 2021. Trong bối cảnh đó, triển vọng kinh tế toàn cầu là rất khó khăn, kinh tế của các nước đối tác lớn cũng đang trong tình trạng suy thoái, dự báo khó phục hồi trong ngắn hạn và khả năng phục hồi trở lại trạng thái trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra sẽ cần thời gian khoảng 2-4 năm tùy thuộc mức độ tác động.
Năm 2021 là năm kế tiếp khó khăn của 2020, do đó, mức tăng trưởng năm 2021 theo tôi sẽ tương đương năm 2020. Không nên kỳ vọng vào sự nhảy vọt của tăng trưởng kinh tế trong 2021, không nên đưa ra mục tiêu không khả thi, chỉ mang tính động viên. Về lạm phát, với chính sách tiền tệ, chính sách thuế của Chính phủ, có thể kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4%. Năm 2021 có thể xuất siêu nhưng có thể sẽ giảm hơn năm 2020. Nợ công có thể sẽ tăng so với 2020 ở mức 60-65% GDP”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu dự báo. |
Với kinh tế Việt Nam, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ hai đã tác động nghiêm trọng đến nhiều ngành kinh tế, trong đó ngành chịu tác động nặng nề nhất là dịch vụ. Điều đó làm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2020 nhiều khả năng sẽ ở mức thấp, theo kịch bản Bộ KH&ĐT đưa ra là khoảng 2%, phấn đấu 2,5%. Mức tăng trưởng này sẽ ảnh hưởng đến xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế dự kiến của năm 2021.
Bức tranh kinh tế theo những phác thảo ban đầu của Bộ KH&ĐT được thể hiện ở những chỉ tiêu quan trọng, trong đó, tăng trưởng GDP năm 2021 là 6,7% so với năm 2020, quy mô GDP bình quân đầu người năm 2021 đạt khoảng 3.885 USD/người. Tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP năm 2021 đạt khoảng 24,7% GDP; tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng năm 2021 đạt khoảng 45-47%, tốc độ tăng năng suất lao động xã hội năm 2021 đạt khoảng 4,8% và tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40,5-41,5%... Về một số cân đối lớn của năm 2021, theo Bộ KH&ĐT, quy mô GDP theo giá hiện hành ước đạt gần 9,2 triệu tỷ đồng. Về cân đối XNK hàng hóa, tổng kim ngạch XNK đạt trên 554,4 tỷ USD, tăng 5,2% so với 2020, trong đó, kim ngạch XK tăng khoảng 5%, kim ngạch NK tăng khoảng 5,4%, xuất siêu gần 2,3%. Mục tiêu tổng quát trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 được Chính phủ đưa ra là phải tập trung khắc phục khó khăn, khôi phục nền kinh tế, tận dụng thời cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Một điểm đáng chú ý của bức tranh kinh tế - xã hội 2021 đó là lần đầu tiên trong xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021, Bộ KHĐT đã đề xuất 23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội so với con số 12 chỉ tiêu của giai đoạn 2016-2020. Trong đó, một số chỉ tiêu được đưa vào lĩnh vực kinh tế như tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP, tỷ trọng kinh tế số trong GDP, tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng…
Tuy nhiên, liên quan vấn đề tăng trưởng GDP trong đó có tăng trưởng GDP 2021, kết luận phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2020 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ KH&ĐT tiếp tục rà soát, hoàn thiện các kịch bản tăng trưởng và phương án chỉ đạo điều hành quý 3 và 4 cũng như cả năm 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2021 để báo cáo Bộ Chính trị và Quốc hội, trong đó, Thủ tướng lưu ý xem xét tốc độ tăng trưởng năm 2021 khoảng 6-6,5%.
GDP 2021: Không nên kỳ vọng vào sự nhảy vọt
Như vậy, chỉ số tăng trưởng kinh tế được nêu ra ở trên đã có những điều chỉnh so với chỉ đạo của Thủ tướng tại Chỉ thị 31/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 được ban hành hồi cuối tháng 7. Tại chỉ thị này, Thủ tướng yêu cầu, về tăng trưởng kinh tế phấn đấu tốc độ tăng GDP của cả nước năm 2021 khoảng 7%. Bên cạnh đó, về dự toán thu ngân sách 2021, phấn đấu dự toán thu nội địa từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2021 bình quân chung cả nước tăng khoảng 9-11% so với đánh giá ước thực hiện năm 2020. Dự toán thu từ hoạt động XNK năm 2021 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2020. Sự thay đổi này một mặt cho thấy Chính phủ đã rất thận trọng trong xây dựng kế hoạch cho năm 2021, mặt khác thể hiện sự biến đổi khó đoán định của nền kinh tế trong đại dịch Covid-19. Và chỉ số này dĩ nhiên có thể còn tiếp tục thay đổi trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Chính phủ xác định nhiều giải pháp quan trọng, đặc biệt, theo Bộ KH&ĐT, để thúc đẩy, đa dạng hóa thị trưởng XK, NK, Chính phủ sẽ tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch tại các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ... để có biện pháp ứng phó kịp thời trong các tình huống xảy ra, ưu tiên triển khai xúc tiến XK vào các thị trường XK sớm khôi phục sau đại dịch... Đồng thời, tăng cường huy động, sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế; tập trung thúc đẩy tiến độ các dự án quan trọng như Cao tốc Bắc Nam, các dự án đường sắt đô thị tại các thành phố lớn, tập trung đầu tư, nâng cấp mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng và đầu tư giai đoạn 1 Cảng hàng không Quốc tế Long Thành...
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, rất khó dự báo cho tăng trưởng kinh tế của 2021 bởi từ nay đến cuối năm 2020 còn có nhiều diễn biến tác động của đại dịch Covid-19 lần thứ hai lên nền kinh tế. Hiện kinh tế toàn cầu suy giảm, trong khi kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào kinh tế toàn cầu, chưa kể các vấn đề khác như thương chiến Mỹ - Trung có khả năng căng thẳng hơn khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần... Những yếu tố này làm cho kinh tế thế giới thêm bất định, do đó việc dự báo kinh tế 2020 đã khó, chưa kể 2021.
Cũng theo chuyên gia này, nếu dịch được kiểm soát, năm 2021 đầu tư công tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng cho 2021. Bên cạnh đó, nên dùng nhiều công cụ tài chính để hỗ trợ nông nghiệp vì đây là sống lưng của kinh tế Việt Nam và năm 2021 chưa phải là thời điểm để kỳ vọng nhiều vài du lịch. Ngoài ra, các hiệp định thương mại có thể là công cụ để phát triển XK, nhưng không nên quá lạc quan với những hiệp định đó, bởi nếu kinh tế thế giới rơi vào ngõ cụt thì XK sẽ bị ảnh hưởng.
Tin liên quan
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô
11:05 | 30/09/2024 Infographics
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
14:37 | 29/09/2024 Kinh tế
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
14:00 | 27/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
13:19 | 27/09/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
08:00 | 27/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Mông Cổ
Mặt hàng dây rút bằng giấy fibre strap phù hợp phân loại vào nhóm 4823
Giấu 2 kg vàng vào ống chân hòng vận chuyển trái phép
Kinh nghiệm phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng trên biên giới Hoành Mô, Quảng Ninh
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics