Nỗ lực khống chế lây nhiễm HIV ở nhóm người trẻ và đồng giới nam
Cán bộ y tế tại Bình Dương đang tư vấn cho bệnh nhân HIV sử dụng biện pháp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP. Ảnh: Phương Hà |
Còn chủ quan, thờ ơ!
Dù Việt Nam đạt được nhiều kết quả trong công tác phòng chống HIV/AIDS thời gian qua, song trong công tác phòng chống dịch còn đối diện với nhiều khó khăn.
Từ thực tế tại các địa phương cho thấy, hiện dịch HIV diễn biến phức tạp, cá biệt có tỉnh số lượng người mắc tăng. Chẳng hạn, tại tỉnh Bình Dương, số liệu 8 tháng đầu năm 2020 cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV tại Bình Dương tăng, với 542 ca phát hiện mới nhiễm HIV (tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2019), trong đó 98 ca nhiễm mới là người Bình Dương (chiếm 18,1%). 51/98 trường hợp là đồng tính nam (MSM), chiếm 52%.
Bác sỹ Vương Thế Linh, Phụ trách Khoa HIV, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương cho biết, tỉ lệ nhiễm HIV ở Bình Dương đang “trẻ hóa”, khi nhiều em mới 14-15 tuổi đã mắc bệnh. Ngoài ra, tỉ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM tăng rất nhanh. Nếu như 6 năm trước, con số này chỉ là 2,4% thì nay chiếm tới 52%, đáng lo khi có nhiều bệnh nhân là trẻ vị thành niên.
Cũng theo bác sỹ Linh, trong số ca nhiễm HIV ở nhóm MSM, thì có đến 85% là đối tượng công nhân và học sinh/sinh viên. Đa số đối tượng chưa biết cách bảo vệ phòng ngừa, không có thói quen sử dụng bao cao su, lại quan hệ với nhiều bạn tình nên nguy cơ lây nhiễm HIV rất cao. Một số MSM hiện nay có xu hướng rủ nhau cùng sử dụng ma túy rồi quan hệ tình dục (không sử dụng biện pháp bảo vệ).
“Dự báo trong những năm sắp tới, số người nhiễm HIV là MSM có gốc ngoại tỉnh sẽ tiếp tục tăng trong làn sóng di cư vào các khu công nghiệp, đặc biệt là các tỉnh miền Tây Nam Bộ”, bác sỹ Linh lo ngại.
Là một tỉnh có rất nhiều khu công nghiệp, số mắc HIV trong nhóm MSM lại rất cao, như vậy nguy cơ bùng phát dịch tại Bình Dương khó tránh khỏi nếu không có các biện pháp ngăn chặn. Tuy vây, qua thực tế tìm hiểu phóng viên nhận thấy, công tác phòng chống dịch vấp phải nhiều rào cản từ chính các DN.
Nhiều DN chấp nhận xử phạt chứ không phối hợp truyền thông. Chẳng những thế, nhiều công nhân mắc HIV còn bị DN đuổi việc, thậm chí sẵn sàng đền bù nếu bị khiếu kiện. Trước sự kỳ thị đó, nhiều bệnh nhân mắc HIV tìm mọi cách giấu kín thân phận, kể cả không điều trị, dù biết điều này sẽ khiến cho cuộc đời họ ngắn lại rất nhiều.
Đáng lo ngại có tình trạng tăng cao tỉ lệ nhiễm HIV ở nhóm MSM. Bác sỹ Lê Thị Hồng Nhung, Trung tâm Y tế Thuận An, tỉnh Bình Dương cho biết, trong các bệnh nhân HIV mà chị điều trị có nhiều người là MSM và có 5 người dưới 18 tuổi.
Về khó khăn trong điều trị HIV cho nhóm MSM, theo bác sỹ Nhung, nhiều người thay đổi bạn tình liên tục, nên việc tư vấn về xét nghiệm, dịch vụ PrEP (thuốc dùng dự phòng cho người nguy cơ cao) cũng phải liên tục. Với trẻ vị thành niên nhiễm HIV, nhân viên y tế càng gặp nhiều vấn đề khi phải tư vấn cho cả phụ huynh, linh động thời gian phát thuốc, tránh cho trẻ phải nghỉ học.
Nỗ lực ngăn chặn dịch
Để ngăn ngừa nguy cơ bùng phát dịch HIV ở Bình Dương, ngành Y tế địa phương đang làm hết sức mình bằng các biện pháp cụ thể như đẩy mạnh các biện pháp can thiệp giảm hại như cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su cho nhóm nguy cơ cao, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), triển khai chiến dịch “Không phát hiện = Không lây truyền” (K=K); tăng cường truyền thông về nguy hại của virus HIV trong các công ty, xí nghiệp, khu nhà trọ để khuyến khích người nguy cơ cao kết nối điều trị dự phòng PrEP...
“Trong thời gian tới đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông trong các công ty, xí nghiệp, khu nhà trọ nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về HIV cho người nguy cơ cao, các công nhân làm việc tại các khu công nghiệp và cộng đồng. Từ đó khuyến khích người nguy cơ cao kết nối điều trị dự phòng PrEP”, bác sỹ Linh cho biết thêm.
Tuy nhiên, thực tế ở Bình Dương, theo bác sỹ Linh, chỉ đơn phương ngành Y tế cố gắng là không đủ, rất cần có sự quan tâm của chính quyền tỉnh, để bên cạnh mục tiêu phát triển kinh tế, phải có các giải pháp cho vấn đề phòng, chống dịch HIV ở các khu công nghiệp để tránh các hậu quả xã hội lớn.
Còn tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, theo đại diện Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh, thời gian qua cơ quan này đã triển khai các biện pháp can thiệp giảm hại cho người mắc HIV, triển khai điều trị PrEP; đẩy mạnh công tác truyền thông thay đổi hành vi như tuyên truyền các dịch vụ về dự phòng lây nhiễm trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt chú trọng thông điệp K=K.
“Đối với những nhóm có nguy cơ cao như nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, MSM, đẩy mạnh truyền thông trực tiếp qua mạng lưới tuyên truyền viên đồng đẳng kết hợp với việc cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch và bao cao su dự phòng lây nhiễm HIV; giới thiệu chuyển gửi nhóm nguy cơ cao đến các dịch vụ hỗ trợ về y tế và xã hội khi cần thiết...”, đại diện Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu nêu.
Về phía Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, theo ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng, để thực hiện thành công mục tiêu chiến lược đã đề ra cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chủ động của của địa phương và tham gia của các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng bao gồm cả cộng đồng người nhiễm HIV trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.
Cũng theo lãnh đạo Cục Phòng chống HIV/AIDS, dù Việt Nam đã có một hệ thống pháp lý về phòng, chống HIV/AIDS khá đầy đủ, tuy nhiên, mỗi giai đoạn lại có những vấn đề phát sinh nên cần được điều chỉnh bằng văn bản pháp luật và chế độ chính sách phù hợp.
Tin liên quan
Hà Nội đạt nhiều thành tích trong công tác phòng chống HIV/AIDS
09:30 | 09/12/2020 Sự kiện - Vấn đề
Hành trình 30 năm chiến đấu với dịch HIV tại Việt Nam
14:51 | 21/11/2020 Sự kiện - Vấn đề
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống HIV có gì mới?
10:38 | 17/11/2020 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
11:08 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu
10:03 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam
09:13 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
07:49 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform