Ông Trần Quang Chiểu, UV thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH: Dùng CPI làm căn cứ để điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh là đúng luật
Ông đánh giá như thế nào về đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế Thu nhập cá nhân của Bộ Tài chính, thưa ông?
Tôi hoàn toàn ủng hộ với đề xuất này của Bộ Tài chính. Đây là điều cần thiết phải làm bởi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng lên 23% so với năm 2013. Mức giảm trừ gia cảnh này sẽ vẫn đảm bảo cao hơn GDP bình quân đầu người, tiền lương tối thiểu vùng, mức thu nhập và chi tiêu trung bình xã hội cho năm hiện tại cũng như một số năm về sau.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh nên dựa vào nhiều yếu tố khác nữa thay vì chỉ dùng yếu tố CPI để đảm bảo chính xác, công bằng. Ý kiến của ông như thế nào?
Đề xuất điều chỉnh căn cứ theo CPI của Bộ Tài chính là hoàn toàn hợp lí với pháp luật hiện hành. Bởi lẽ việc sửa đổi mức giảm trừ gia cảnh lần này căn cứ theo đúng quy định tại khoản 4 Điều 1 Luật số 26/2012/QH13. Luật đã quy định nên việc Bộ Tài chính dùng chỉ số giá tiêu dùng CPI làm căn cứ để điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh là chiếu theo đúng Luật.
Với các chỉ tiêu khác như: GDP bình quân đầu người, tiền lương tối thiểu vùng, mức thu nhập và chi tiêu trung bình xã hội,... Bộ Tài chính nên nghiên cứu, tham khảo khi sửa quy định về giảm trừ gia cảnh tại Luật thuế Thu nhập cá nhân sau này.
Vậy việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh khi chỉ số CPI đã tăng lên mức 23% của Bộ Tài chính có được cho là chậm trễ không, thưa ông?
Luật quy định chỉ khi biến động CPI trên 20% trở lên mới phải điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chứ không quy định cụ thể là đúng 20% đã điều chỉnh.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng CPI từ thời điểm Luật số 26 có hiệu lực thi hành (1/7/2013) đến hết tháng 6 năm 2019 tăng 18,17%; đến hết tháng 9/2019 tăng 19,65%; đến hết tháng 12/2019 tăng 23,2%).
Nhìn vào diễn biến biến động chỉ số CPI như vậy thì việc chờ đến hết năm 2019 Bộ Tài chính mới tính toán mức điều chỉnh là hợp lý. Không thể bất chấp thời điểm cứ biến động giá đến 20% là bắt tay vào sửa ngay mà vẫn phải chờ cho đến hết năm và hết kì tính thuế. Như thế sẽ vừa đảm bảo tính ổn định cho chính sách cũng như tiết kiệm chi phí cho người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế.
Ngay sau khi đề xuất của Bộ Tài chính được đưa ra, bên cạnh những ý kiến ủng hộ vẫn còn có ý kiến cho rằng mức giảm trừ 11 triệu đồng/ tháng là khá thấp? Ý kiến của ông vế vấn đề này như thế nào?
Thực tế, với mỗi một vấn đề liên quan đến việc nộp thuế luôn có những ý kiến trái chiều. Mỗi một đề xuất chắc chắn sẽ vấp phải những ý kiến phản đối. Với đề xuất này của Bộ Tài chính, tôi cho rằng những người phản đối là những người có thu nhập khá trở lên. Chính vì vậy dù có nâng lên 15 triệu đồng hay 18 triệu đồng thì chắc chắn những đối tượng có thu nhập đó trở lên vẫn sẽ “kêu”. Đây là điều khó tránh khỏi.
Với quy định nâng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế lên 11 triệu đồng/tháng như đề xuất của Bộ Tài chính thì những người lao động, công chức bình thường sẽ không chịu tác động nhiều.
Thuế Thu nhập cá nhân có thể hiểu là tính thuế trên thu nhập. Ở nhiều nước trên thế giới, cứ có thu nhập thì người dân sẽ phải nộp thuế. Một đồng cũng phải nộp thuế. Tất nhiên sẽ tính trường hợp nào được miễn và bao nhiêu phần trăm được miễn.
Còn tại Việt Nam, bản chất của thuế Thu nhập cá nhân nội hàm của nó đang là “đánh” vào người có thu nhập cao, tức là chỉ những người có mức thu nhập trung bình khá trở lên mới phải chịu thuế. Những người có thu nhập thấp và trung bình thực tế không hề chịu ảnh hưởng của Luật thuế Thu nhập cá nhân.
Chỉ số giá tiêu dùng tính đến hết tháng 12/2019 tăng 23,2% Ảnh: S.T. |
Theo tính toán của Bộ Tài chính, với đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh nêu trên thì số thu về từ thuế Thu nhập cá nhân giảm khoảng 10.300 tỷ đồng/năm (tương đương giảm khoảng 13% số thu ngân sách từ thuế Thu nhập cá nhân năm 2019). Ông có lo ngại cho cơ cấu thu ngân sách của nhà nước trong năm 2020 không?
Tôi cho rằng không nên đặt nặng vấn đề này bởi con số mà Bộ Tài chính đưa ra là dựa vào các đối tượng nộp thuế hiện tại với số thu nhập của họ ở thời điện hiện tại và theo mức đóng quy định tại Luật hiện hành. Nhưng thực tế, lương của người lao động đang tăng lên từng năm. Cùng với đó cũng không ít người có thu nhập cao hơn do sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy chưa cần lo lắng đến việc hụt thu cho ngân sách trong tương lai.
Xin cảm ơn ông!
Chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh: Tôi hoàn toàn ủng hộ với đề xuất của Bộ Tài chính về nâng mức giảm trừ gia cảnh cho thuế Thu nhập cá nhân. Một sắc thuế cần có tính ổn định nên cách thức điều chỉnh theo tính định kì của Bộ Tài chính là điều hợp lý. Dù CPI thay đổi hàng năm nhưng cũng không nên vì thế mà cơ quan quản lý phải điều chỉnh theo từng năm bởi như thế sẽ gây khó khăn cho người dân cũng như cơ quan thuế trong việc tính toán thuế. Việc điều chỉnh theo định kì khoảng 5 năm /lần là điều hợp lí để cho thuế không bị lạc hậu. Và mỗi lần điều chỉnh nên điều chỉnh mức cao hơn để tránh thiệt thòi cho người nộp thuế. Chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh: Tôi hoan nghênh với đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh thuế Thu nhập cá nhân. Tôi nghĩ rằng điều này phù hợp với nhu cầu cải thiện đời sống của người dân cũng như tính đến yếu tố tăng của chỉ số giá tiêu dùng CPI trong thời gian qua. Đây là bước đi cần thiết chứng tỏ Bộ Tài chính chú ý đến phản ứng của người dân và có chú ý đến mức thu nhập của người dân bây giờ. Tôi hy vọng đề nghị này của Bộ Tài chính sẽ được các chuyên gia, nhất là các chuyên gia lao động tính toán góp ý xem mức giảm trừ này đã thoả đáng hay chưa và có thể tăng hay giảm mức nào sao cho phù hợp với thực tế, tránh tình trạng chưa ban hành đã lạc hậu. Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO, Trọng tài viên VIAC, Luật sư Trương Thanh Đức: Xét từ góc độ này, việc giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng là thấp vì có khi vẫn thiếu trước hụt sau mà đã phải nộp thuế thu nhập. Nhưng nếu xét từ góc độ khác thì con số miễn trừ 9 triệu đồng hiện hành cũng đã là quá cao vì đa số người lao động có thu nhập thấp hơn nhiều mức đó. Người có thu nhập vượt mấy lần mức tiền lương tối thiểu cũng chỉ phải đóng thuế ở mức vài phần trăm, với số tiền khá ít thì có gì là quá đáng? Tất cả là do ngành Thuế chưa lý giải thuyết phục được cơ sở, căn cứ và triết lý thu loại thuế này. Nói rộng ra, cần có quan điểm cải cách, thay đổi cơ bản Luật thuế Thu nhập cá nhân cho hợp lý, công bằng hơn trong thời kỳ công nghệ phát triển như hiện nay và các doanh nghiệp chuẩn bị chuyển hết sang xuất hoá đơn điện tử. Cần cải cách thuế suất, bậc thuế và giảm trừ cái gì để cho ra số tiền phải nộp thuế, quan trọng hơn là chỉ tính mức khởi điểm phải nộp thuế và giảm trừ gia cảnh. Làm được tổng thể thì sẽ không còn quá quan trọng trong việc nâng mức giảm trừ gia cảnh mà có thể giữ ổn định hàng chục năm. Chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, Bộ Tài chính, PGS.TS Ngô Trí Long: Theo tôi, cách tính mức giảm trừ gia cảnh chỉ căn cứ vào biến động CPI là chưa đủ mà còn phải tính theo xu hướng phát triển nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng phải tăng lên. Từ 1/7/2013 đến nay là gần 7 năm rồi, đời sống của người dân cũng nâng lên rất nhiều, nhu cầu về vật chất và tinh thần cao hơn nhiều. Cho nên, chỉ số giá tiêu dùng chỉ là một căn cứ, Bộ Tài chính cần phải tính toán trên nhiều phương diện nữa. Hơn nữa, mức giảm trừ gia cảnh không nên đồng đều, cào bằng. Nói ví dụ, bạn có 1 triệu đồng ở miền núi chi tiêu sẽ được nhiều hơn so với 1 triệu đồng ở thành phố. Hay bạn thuê nhà trọ hay mua một căn hộ ở trên miền núi giá sẽ thấp hơn nhiều so với ở thành phố. Có thể tham khảo chính sách như Singapore, họ chia thành từng khu vực để áp dụng mức giảm trừ khác nhau. Ở các thành phố lớn, mức tiêu dùng sinh hoạt cao hơn thì mức giảm trừ cũng cần phải cao hơn và ngược lại. Nhóm PV (ghi) |
Tin liên quan
Nguyên nhân nào làm CPI tháng 7 tăng 0,48%?
10:19 | 29/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xác định liều lượng và công cụ trong phối hợp chính sách để điều hành giá
14:59 | 03/07/2024 Tài chính
6 tháng đầu năm CPI tại Hà Nội tăng 5,32%
13:13 | 30/06/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều khởi sắc trong 2021
07:47 | 29/12/2020 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt Nam luôn có lợi thế “sân nhà” trong cuộc cạnh tranh từ FTA
08:17 | 28/12/2020 Đối thoại
Yếu tố nào tác động đến tăng trưởng kinh tế giai đoạn năm 2021-2025?
14:42 | 20/12/2020 Đối thoại
Gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng là tin vui lớn của doanh nghiệp
08:37 | 15/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
07:40 | 13/12/2020 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mở đường cho "cây trăm tỷ" thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc
08:05 | 08/12/2020 Đối thoại
Người phát ngôn Bộ Công an: Cần phân biệt pháo hoa và pháo hoa nổ để tránh vi phạm
10:22 | 04/12/2020 Đối thoại
Ngân hàng cung cấp thông tin cho cơ quan Thuế: Hiểu đúng, hiểu đủ để tránh hoang mang
08:25 | 04/12/2020 Đối thoại
Nên công khai những người sử dụng bằng giả
09:20 | 01/12/2020 Đối thoại
Ngành Hải quan tập trung cao điểm ngăn hàng lậu dịp tết Tân Sửu 2021
09:13 | 27/11/2020 Hải quan
Hải quan chủ động sát cánh cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn
06:32 | 24/11/2020 Hải quan
Mức độ hài lòng của DN, sự tín nhiệm của người dân đối với ngành Hải quan đã tăng lên nhiều lần
14:49 | 21/11/2020 Hải quan
Doanh nghiệp trong nước cũng có hoạt động chuyển giá
07:38 | 13/11/2020 Tài chính
Tin mới
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
Bùng nổ thương hiệu xe đạp lạ, khẳng định tiềm năng thị trường thể thao Việt Nam
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Học tiêu chuẩn, hiểu cơ hội
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics