Phân cấp mạnh nhằm đẩy nhanh tiến độ sắp xếp xử lý nhà đất
Đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm ngành GTVT Đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế theo đúng quy định pháp luật Khắc phục "vùng tối", thúc đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa |
Bổ sung một số quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; xử lý nhà, đất phải di dời theo quy hoạch hoặc do ô nhiễm môi trường. Ảnh minh họa |
Bảo đảm đến năm 2025 hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất
Theo Bộ Tài chính, qua hơn 20 năm triển khai, việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và tạo nguồn thu cho NSNN. Tuy vậy, theo Bộ Tài chính, mặc dù chính sách về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã tương đối hoàn thiện từng thời kỳ, tuy nhiên do phạm vi sắp xếp và đối tượng áp dụng rộng, chính sách hiện hành chưa phân định rõ các trường hợp phải thực hiện sắp xếp và các trường hợp không thực hiện sắp xếp trong khi nhà, đất liên quan đến nhiều pháp luật khác như pháp luật về đất đai; về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN; về kinh doanh bất động sản,... và các hệ thống pháp luật này cũng đang trong quá trình hoàn thiện nên cần phải tiếp tục rà soát để hoàn thiện, đảm bảo thống nhất, không chồng chéo.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện vẫn còn có một số nội dung khác trong quy trình thực hiện phát sinh vướng mắc, bất cập ảnh hưởng đến tiến độ sắp xếp; một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, DN và một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa quan tâm, chỉ đạo quyết liệt nên việc thực hiện còn chậm. Ngoài ra, việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất khá phức tạp do nhà, đất có nguồn gốc nhà, đất được hình thành qua nhiều giai đoạn, việc lưu giữ hồ sơ không đầy đủ, chưa được quan tâm nên bị thất lạc, ảnh hưởng đến tiến độ sắp xếp nhà, đất. Việc giao cho cơ quan lập phương án và chủ trì tổ chức kiểm tra hiện trạng đối với các cơ sở nhà, đất ở trung ương quản lý còn có khó khăn vì số lượng người thực hiện ít trong khi số lượng cơ sở nhà, đất của các bộ, ngành lớn và trải dài ở nhiều địa phương. Vẫn còn tình trạng quản lý, sử dụng nhà, đất chưa đúng quy định và không hiệu quả như: cho thuê, cho mượn, bố trí nhà ở, đất ở, sử dụng sai mục đích…
Bộ Tài chính cho biết, việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ- CP, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ theo hướng phân cấp mạnh thẩm quyền trong phê duyệt phương án xử lý và quyết định xử lý nhà, đất cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh là cần thiết và có cơ sở nhằm đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất bảo đảm đến năm 2025 hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên phạm vi cả nước theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 của Quốc hội và xử lý các vướng mắc, bất cập trong quy trình thực hiện việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.
Quy định rõ Thẩm quyền phê duyệt
Tại Chương II quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; xử lý nhà, đất phải di dời theo quy hoạch hoặc do ô nhiễm môi trường, cơ quan soạn thảo cho biết có sửa đổi, bổ sung một số nội dung cơ bản. Theo đó, cơ quan lập phương án ở trung ương được phân cấp cho cơ quan quản lý tài sản công của bộ, cơ quan trung ương hoặc cơ quan, đơn vị khác của bộ, cơ quan trung ương. Về cơ quan lập phương án ở địa phương: UBND cấp tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương lập phương án sắp xếp đối với nhà, đất; riêng việc lập phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất thuộc tài sản đặc biệt tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
Ngoài ra để đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, tại Dự thảo Nghị định quy định trường hợp đối với các cơ sở nhà, đất có phát sinh vướng mắc mà chưa lập ngay được phương án sắp xếp thì cơ quan có thẩm quyền lập phương án tổng hợp, báo cáo bộ, cơ quan trung ương (đối với các cơ sở nhà, đất thuộc trung ương quản lý), báo cáo UBND cấp tỉnh (đối với các cơ sở nhà, đất thuộc địa phương quản lý) để xử lý.
Về kiểm tra hiện trạng (Điều 5, Điều 6), dự thảo quy định giao việc kiểm tra cho cơ quan có thẩm quyền lập phương án sắp xếp lại, xử lý. Tuy nhiên, do số lượng cơ sở nhà, đất chưa thực hiện sắp xếp của một số bộ, ngành, địa phương nhiều và trải dài ở các địa phương, vì vậy, tại dự thảo Nghị định cho phép trường hợp cần thiết, các bộ, cơ quan trung ương được phép giao cho cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện chủ sở hữu của DN có nhà, đất phải sắp xếp; các bộ, cơ quan trung ương chủ trì thực hiện kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng nhà, đất. UBND cấp tỉnh giao cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện chủ trì kiểm tra hiện trạng quản lý, sử dụng nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, DN thuộc phạm vi quản lý. Về thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp (Điều 7), dự thảo Nghị định đã phân cấp toàn bộ thẩm quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh có nhà, đất. Dự thảo Nghị định chỉ giữ lại một số thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công hoặc các trường hợp tương đồng theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc thực tế đang thực hiện.
Đối với trình tự, thủ tục, trên cơ sở phân cấp thẩm quyền lập, phê duyệt phương án sắp xếp nêu trên, để thuận lợi trong tổ chức, thực hiện, dự thảo Nghị định tách quy định việc kiểm tra hiện trạng, lập phê duyệt phương án ở địa phương thành 2 Điều riêng, trong đó, quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh nơi có nhà, đất phải có ý kiến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất (như quy định trước đây).
Tuy nhiên để ràng buộc trách nhiệm của địa phương, tại dự thảo Nghị định bổ sung thêm quy định: Trường hợp quá thời hạn quy định mà UBND cấp tỉnh (nơi có nhà, đất) chưa có ý kiến bằng văn bản, cơ quan có thẩm quyền lập phương án trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh để xem xét, phê duyệt phương án theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý. UBND cấp tỉnh (nơi có nhà, đất) chịu trách nhiệm nếu phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất không phù hợp với các nội dung thuộc chức năng quản lý nhà nước của địa phương.
Tin liên quan
Hải quan - Biên phòng Cao Bằng phối hợp xử lý 467 vụ vi phạm
15:39 | 01/10/2024 An ninh XNK
Thống nhất xử lý vi phạm hành chính đối với phương tiện nhập khẩu
20:19 | 18/08/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chất lượng thanh tra, kiểm tra ngành Tài chính được nâng cao
15:18 | 09/07/2024 Tài chính
Thủ tục hoàn thuế nhập khẩu: Yêu cầu kê khai chi tiết nguyên liệu sản xuất xuất khẩu
14:54 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh
14:52 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bất cập trong xác định hàng hoá là chất thải, phế liệu
14:00 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng xử lý đối với doanh nghiệp chế xuất “quên” mở tờ khai nhập khẩu đối ứng
09:04 | 07/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi Biểu thuế xuất, nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định CPTPP giai đoạn 2022-2027
14:35 | 06/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Kiểm tra, rà soát phân loại mặt hàng đồng xuất khẩu
16:31 | 04/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Miễn kiểm tra an toàn thực phẩm, chất lượng với hàng nhập khẩu khắc phục thiên tai
17:00 | 03/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
4 loại ô tô công trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia
15:20 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng ECU của xe máy phù hợp phân loại vào nhóm 8537
10:34 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Cần quản lý chặt hàng hóa miễn thuế
08:54 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hàng nhập khẩu không đáp ứng điều kiện bị tịch thu có được hoàn thuế?
14:15 | 01/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mặt hàng dây rút bằng giấy fibre strap phù hợp phân loại vào nhóm 4823
15:24 | 30/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ Y tế đồng tình tăng thuế để giảm tác hại của rượu, bia, thuốc lá
06:10 | 29/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics