Phát triển bất động sản du lịch còn nhiều rào cản
Thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 7 tháng đầu năm nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 9,53 tỉ USD, riêng lĩnh vực bất động sản (BĐS) đứng thứ 2 với hơn 20 dự án đầu tư trị giá 1,13 tỉ USD, trong đó phần lớn là các dự án BĐS du lịch, nghỉ dưỡng. Mặc dù vậy, các DN tham gia vào lĩnh vực này lại cho rằng phát triển đầu tư vào bất động sản du lịch quá khó và có nhiều rủi ro.
Theo tính toán của ông Thân Thành Vũ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội BĐS du lịch Việt Nam (VNTPA), từ khi bắt đầu ý tưởng đầu tư đến khi đưa vào hoạt động một dự án resort 4-5 sao, trung bình 10ha với khoảng trên dưới 300 phòng ở Việt Nam, DN phải mất đến 167 tháng (hơn 13 năm). Trong đó từ khi có chủ trương đầu tư đến khi biết được giá đất mất khoảng 63 tháng và mất thêm khoảng 73 tháng để có được quyền sử dụng đất. Một dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch liên quan ít nhất 12 cơ quan, ban, ngành ở địa phương, có đến 22/44 nhóm công việc lớn phải làm gắn trực tiếp với sự quản lý và phê duyệt của chính quyền. Đồng thời các dự án phát triển BĐS du lịch còn chịu sự chi phối của ít nhất 7 bộ luật và hàng ngàn văn bản dưới luật.
Ngoài rào cản về thủ tục nhiêu khê kéo dài, Hội Bất động sản du lịch cho rằng đầu tư vào bất động sản du lịch còn phải đối mặt với hàng loạt rủi ro tỉ giá, nguồn nhân lực, thay đổi chính sách vĩ mô, các hạn chế về visa, đi lại và cơ sở hạ tầng, các hạn chế về quyền sở hữu, giá đất biến động khó lường và không thể xác định các hạn chế về tiếp cận tín dụng và lãi suất quá cao. Theo ông Thân Thành Vũ, kinh tế du lịch dựa vào các nền tảng của bất động sản du lịch, các cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí, ẩm thực văn hóa… Tuy nhiên đầu tư vào phát triển bất động sản du lịch quá khó, mất nhiều thời gian và gặp nhiều rủi ro. Do đó các cơ sở bất động sản du lịch ở Việt Nam vẫn chưa phát triển nhiều và mạnh như ở các nước ASEAN.
Để hạn chế các rủi ro trong đầu tư bất động sản du lịch, theo kiến nghị của Hội Bất động sản du lịch Việt Nam, điều đầu tiên là các cơ quan chính quyền nên xem nhà đầu tư là đối tác với tinh thần hợp tác thay vì cơ chế xin - cho như hiện nay. Các cơ quan quản lí nhà nước cần phải giảm bớt cho chủ đầu tư các rủi ro không cần thiết thông qua việc làm rõ và minh bạch các quy định, quy hoạch, chính sách, thủ tục, yêu cầu của chính quyền đối với nhà đầu tư và dự án, phân định rõ trách nhiệm của mỗi bên cho từng việc, thời gian thực hiện một cách thiện chí, minh bạch để có thể kịp thời tháo gỡ các vướng mắc phát sinh. Ngoài ra, cần nghiên cứu các giải pháp xác định giá đất và các vấn đề đền bù giải phóng mặt bằng cho phù hợp với thực tế kinh doanh. Điều chỉnh và nới rộng các quyền sở hữu bất động sản du lịch để giúp mở rộng thu hút nhiều nguồn nhân lực đầu tư vào bất động sản du lịch nhằm tăng tính thanh khoản và chuyển nhượng đặc biệt đối với căn hộ và biệt thự nghỉ dưỡng. Đặc biệt, Nhà nước nên xem xét các chính sách kích cầu ngành bất động sản du lịch, đặc biệt là chính sách tín dụng và thúc đẩy chương trình cải tiến cấp visa cho du lịch thuận lợi và dễ dàng hơn cũng như đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả các chương trình quảng bá cho ngành du lịch.
Tin liên quan
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform