Phát triển giao thông công cộng: Cần nhưng vẫn khó
Hiện sản lượng vận tải hành khách bằng xe buýt vẫn thấp hơn so với yêu cầu tăng trưởng (chỉ đạt 3,8% so với mục tiêu 5-8%). Ảnh: ST. |
Điều kiện đủ
Số lượng xe máy tại Hà Nội đang ở mức cao và có chiều hướng tăng. Theo ông Đào Việt Long, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Giao thông Hà Nội, tính đến quý I/2019, xe máy đang chiếm đến 86% lượng phương tiện giao thông đang tham gia ở Hà Nội. Hiện Cảnh sát giao thông Hà Nội phải quản lý 6.649.596 phương tiện. Trong đó có 739.731 ô tô, 5.761.436 xe máy (chiếm 86%) và xe máy điện 148.429 chiếc. Theo thống kê, năm 2017 số lượng phương tiện tăng 5,3%, năm 2018 tăng 4,2%. Lượng phương tiện đăng ký mới vẫn đang có chiều hướng tăng. Trong quý I/2019 đã có hơn 117.000 phương tiện được gia tăng so với năm 2018 tại Hà Nội. Điều này tiếp tục sẽ gây áp lực rất nhiều lên giao thông Hà Nội trong thời gian tới.
TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội cho rằng, việc hạn chế xe máy sẽ tác động trực tiếp đến đời sống hàng ngày của một bộ phận người dân khu vực hạn chế và những người có nhu cầu đến, đi qua khu vực này. Điều kiện đủ để có thể hạn chế và cấm xe máy trong nội đô Hà Nội chính là phải phát triển hệ thống giao thông công cộng, xe buýt và đường sắt đô thị.
Theo TS Nghiêm, trong phạm vi hẹp, phải có hệ thống xe buýt với tần suất và thời gian hoạt động đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của người dân cũng như dần tạo thói quen cho người dân sử dụng phương tiện công cộng. Để người dân từ bỏ xe máy, Hà Nội phải quyết tâm đầu tư vận tải hành khách công cộng phù hợp và theo đúng các quy hoạch đã được phê duyệt.
“Đồng thời, phải thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ về hạ tầng giao thông, bến xe, bãi đỗ xe cùng với sự vào cuộc quyết liệt trong tổ chức giao thông. Cần có sự chuẩn bị kỹ cho phát triển vận tải hành khách công cộng đảm bảo tính kết nối và các giải pháp đồng bộ về tổ chức giao thông khu vực, hạ tầng bãi đỗ, điểm trông giữ xe, đặc biệt là phát triển kết cấu hạ tầng cho vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn đường sắt đô thị, xe buýt nhanh thì đề án mới khả thi”, ông Nghiêm nhấn mạnh.
Mất dần lợi thế
Đến nay, sản lượng vận tải hành khách bằng xe buýt vẫn thấp hơn so với yêu cầu tăng trưởng (chỉ đạt 3,8% so với mục tiêu 5-8%). Tuy vậy, chỉ có 30% số tuyến có sản lượng tăng, trong khi có đến 40% số tuyến và nhánh tuyến có xu thế giảm sản lượng. Cụ thể, trong 10 tháng của năm 2018, đã có tới 621 lượt xe phải bỏ lượt do tắc đường; thời gian chuyến đi của hành khách chưa được đảm bảo, số chuyến lượt phải điều chỉnh linh hoạt lên tới hơn 131.000 lượt xe (chiếm 2,9%); số chuyến lượt phải quay đầu lên tới hơn 24.000 lượt xe (chiếm 0,55%); phương tiện trên 10 năm vẫn chiếm trên 23%,… Thậm chí, có những tuyến buýt mở ra phải 3 năm mới quen khách, nhưng hiện có một số tuyến điều chỉnh quá nhiều để phục vụ thi công hạ tầng, dẫn đến sụt giảm hành khách.
Liên quan đến việc phát triển hệ thống giao thông công cộng, ông Nguyễn Công Nhật, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, cùng với nâng cao chất lượng, trong 2 năm qua Transerco đã mở nhiều tuyến mới để phủ kín các quận huyện và thay mới trên 500 xe, chiếm gần 50% số lượng phương tiện của Tổng công ty.
Trong năm 2018, Transerco đã hoàn thành đầu tư mới 176 phương tiện tiêu chuẩn khí thải Euro 4 thay thế các phương tiện cũ và phục vụ kế hoạch mở các tuyến buýt mới; rà soát bổ sung các tính năng cho hệ thống phần mềm hỗ trợ quản lý điều hành, chăm sóc hành khách; tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm về thái độ phục vụ, vi phạm doanh thu, chất lượng phương tiện… Nhờ vậy, mạng lưới xe buýt Hà Nội ngày càng hoàn thiện tính kết nối và mở rộng. Sản lượng vé tháng (khách đi thường xuyên) trong năm 2018 đã tăng 6,2% so với năm 2017. Cùng với đó, Transerco cũng đã xây dựng đề án phát triển xe buýt cho lộ trình từ nay đến năm 2025 và tầm nhìn 2030 để đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của người dân.
“Tuy hấp dẫn về chất lượng phục vụ, giá vé nhưng xe buýt đang gặp bất lợi về ‘tốc độ’. Bởi, thực tế, nếu từ nhà đi làm bằng xe máy tôi chỉ đi hết 30 phút nhưng nếu đi xe buýt là 45 phút, như vậy nếu cạnh tranh với xe máy thì xe buýt sẽ thất thế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có việc xe buýt vẫn đi chung với phương tiện hỗn hợp, dẫn đến ùn tắc. Đặc biệt, trong số trên 3.000 điểm dừng, mới chỉ có 12% có nhà chờ. Thời gian chuyến đi của khách cũng bị ảnh hưởng, giảm sức hấp dẫn của xe buýt. Nếu như trước kia, giá vé xe buýt rẻ là một lợi thế thì hiện đã dần mất đi lợi thế này”, ông Nhật phân tích.
Vì vậy, để tăng tốc độ xe buýt, tạo các điều kiện cần để xe buýt đạt các mục tiêu thành phố đặt khi cấm xe máy, ông Nhật cho rằng, thành phố cần tạo điều kiện bố trí đường ưu tiên cho xe buýt, hỗ trợ đầu tư các loại hình mini buýt để cơ động đi vào các tuyến phố nhỏ, ngõ nhỏ và tăng kết nối mạng ngang.
Tin liên quan
Hiện đại hóa giao thông công cộng: Tốn kém nhưng không thể không làm
08:35 | 29/05/2024 Sự kiện - Vấn đề
4 tập thể, 13 cá nhân Tổng cục Hải quan được tặng thưởng Huân chương Chiến công
10:09 | 29/02/2024 Hải quan
Hải quan Lạng Sơn: Cương quyết xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm
16:24 | 15/12/2023 An ninh XNK
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
20:15 | 25/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc
15:15 | 25/09/2024 Kinh tế
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
10:47 | 25/09/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà cho bà con vùng lũ huyện Trấn Yên, Yên Bái
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform