Phụ huynh "đau đầu" khi trẻ ở nhà tránh dịch
Mỗi gia đình cần có biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ khi ở nhà nghỉ hè mùa dịch. Ảnh: ST |
Đối diện nhiều nguy cơ
Từ 15/5, nhiều địa phương thông báo cho học sinh nghỉ hè sớm để phòng chống dịch Covid-19, cũng là lúc phụ huynh lo lắng làm thế nào để con có kỳ nghỉ hè bổ ích. Đặc biệt, khi dịch bệnh tiếp tục có diễn biến phức tạp, các khu vui chơi, giải trí đều phải tạm dừng hoạt động, trẻ cũng phải hạn chế tiếp xúc với người ngoài thì việc tạo không gian vui chơi bổ ích trong chính căn nhà là một điều cần thiết.
Khi trẻ ở nhà một mình sẽ có xu hướng hiếu động, nghịch ngợm nhiều hơn, bố mẹ cần có những biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ khỏi những tai nạn thương tích như bịt các ổ điện trong tầm với, bọc các góc bàn nhọn, các vị trí dễ trơn trượt cần có thảm chống trơn, khóa các vòi nước nóng, bồn tắm khi trẻ ở nhà một mình… |
Gần nửa tháng nay, chị Nguyễn Thị Thu Thủy (Thanh Xuân- Hà Nội) thường xuyên để con trai 12 tuổi ở nhà một mình với chiếc ti vi. “Do ở nhà một mình, không có bố mẹ quản lí nên cháu thường xuyên xem ti vi từ sáng đến tối. Tôi đang lo lắng, để cháu xem ti vi quá nhiều dễ mắc các bệnh như tự kỷ, trầm cảm nhưng hiện tại cũng chưa tìm được giải pháp quản lí cháu thích hợp”, chị Thủy chia sẻ.
Dịch bệnh đã tước đi cơ hội vui chơi, nghỉ ngơi, du lịch hoặc đơn giản là về quê thăm ông bà, họ hàng của trẻ. Chị Nguyễn Thị Thúy (Hà Đông – Hà Nội) có hai con gái đang học lớp 3 và mẫu giáo 5 tuổi cho biết: “Hè này tôi dự định cho các cháu tham gia lớp học bơi và những khóa học trải nghiệm hè để có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với những bạn khác. Đây cũng là biện pháp để các cháu hạn chế tiếp xúc với điện thoại, ti vi. Nhưng do dịch bệnh, các trung tâm dạy kỹ năng sống, trung tâm ngoại ngữ… cũng tạm dừng tổ chức chiêu sinh các khóa học hè. Do ở nhà quá nhiều, không gian vui chơi ít, nên các cháu thường xuyên “mè nheo” để được chơi điện thoại, xem ti vi. Tôi đang không biết làm thế nào để các cháu có không gian vui chơi lành mạnh”, chị Thúy chia sẻ.
Thực tế, việc trẻ ở trong nhà quá lâu, chỉ loanh quanh với 4 bức tường sẽ dễ sinh ra cáu gắt, bực bội hoặc đối diện với nguy cơ rơi vào trạng thái dần thích ở một mình, từ chối hòa nhập với trường lớp và xã hội sau này. Do vậy, để con có một mùa hè bổ ích, vui vẻ thì sự quan tâm của gia đình là cần thiết. Chị Nguyễn Thị Thương (Đông Anh – Hà Nội) chia sẻ: “Để trẻ bớt nhàm chán, hàng ngày bố mẹ nên lựa thời gian vắng người cho trẻ ra ngoài trời hoạt động từ 30-60 phút. Đồng thời, bố mẹ cũng cần chuẩn bị các nguyên liệu như: Giấy, bút màu, hộp giấy, các đồ chơi lắp ghép… để trẻ có thể tự tổ chức các hoạt động vui chơi cho mình, hạn chế tiếp xúc với điện thoại, ti vi”.
Lên kế hoạch sinh hoạt phù hợp cho con
Để đảm bảo an toàn cho trẻ trước dịch bệnh, nhiều gia đình đã hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh tiếp xúc với nhiều người, giảm nguy cơ lây bệnh. Việc này cũng ảnh hưởng đến một phần tâm lí của trẻ, vì các em chưa đủ năng lượng để kiểm soát cảm xúc, chưa biết tự điều phối và hướng mối quan tâm của mình vào các kế hoạch cá nhân với mục tiêu, hoạt động cụ thể. Theo các chuyên gia tâm lý, trong giai đoạn này phụ huynh cần phải đồng hành cùng con, tổ chức những hoạt động vui chơi thú vị trong nhà như: tổ chức trò chơi có thưởng, cùng con đọc sách, hướng dẫn con làm việc nhà. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần giúp con kết nối với bạn bè, người thân trong gia đình thông qua mạng xã hội.
PGS.TS Trần Thành Nam, chuyên gia tâm lý, trường Đại Khoa học Giáo dục (Đại học Quốc Hà Nội) cho rằng, trong thời gian trẻ nghỉ hè nhưng lại phải hạn chế ra ngoài do dịch bệnh, bài toán khó nhất dành cho các gia đình là làm sao để con không cảm thấy chán khi ở nhà quá nhiều. Bên cạnh đó, bố mẹ phải giúp trẻ duy trì được những thói quen tốt, không chìm đắm vào không gian mạng, các thiết bị công nghệ như ipad, máy tính, ti vi.
Theo PGS.TS Trần Thanh Nam, trong thời gian trẻ ở nhà, bố mẹ nên cùng con xây dựng lịch sinh hoạt mới phù hợp, trong đó có các hoạt động vận động thể chất và các hoạt động mang tính tư duy… “Khi trẻ phải ở nhà dài ngày sẽ rất dễ có tâm lý chán nản và được khuyến cáo không nên sử dụng các thiết bị công nghệ quá nhiều. Tuy nhiên, khi trẻ phải ở nhà dài ngày, bố mẹ khó có thể kiểm soát được việc dùng điện thoại, ti vi của trẻ. Bởi khi bố mẹ không ở nhà, trẻ vẫn vẫn có thể tự truy cập vào máy tính hoặc sử dụng ti vi. Song gia đình phải đảm bảo nguyên tắc an toàn khi trẻ truy cập vào máy tính, điện thoại”, PGS.TS Trần Thành Nam nói.
Chuyên gia cũng đặc biệt lưu ý, khi sử dụng điện thoại, máy tính trẻ có thể truy cập vào những website xấu, trong đó tiềm ẩn cả những thông tin có hại cho trẻ. Để ngăn ngừa tình trạng này, gia đình nên sử dụng một số biện pháp công nghệ để kiểm soát, cài đặt các trình duyệt hoặc tính năng loại bỏ các nội dung không phù hợp với trẻ.
Để trẻ hạn chế sử dụng các thiết bị công nghệ, PGS.TS Trần Thành Nam gợi ý, khi con ở nhà dài ngày, bố mẹ có thể ra nhiệm vụ, yêu cầu để con làm việc nhà, chăm sóc cây cối, buổi sáng tập thể dục, vận động theo các bài tập trên youtube, hướng dẫn con làm những món đồ chơi đơn giản... Đặc biệt, sau mỗi ngày làm việc, bố mẹ cần dành thời gian buổi tối để chơi, nói chuyện với con để biết một ngày ở nhà của con diễn ra thế nào, dành những lời khen ngợi, phần thưởng để khích lệ khi con hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà bố mẹ giao cho.
Khi trẻ ở nhà một mình, việc đảm bảo an toàn, phòng tránh những tai nạn thương tích cũng là điều đặc biệt quan trọng. PGS.TS Trần Thành Nam cho rằng, tùy điều kiện mỗi gia đình cần có biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ khi ở nhà nghỉ hè mùa dịch, tốt nhất nên có người lớn ở cạnh trẻ. Trong nhiều trường hợp các gia đình không có điều kiện bố trí người ở nhà trông con, bố mẹ có thể giám sát từ xa nhờ vào các thiết bị công nghệ, nhưng vẫn cần đặc biệt lưu ý dạy con các kỹ năng đảm bảo an toàn, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp nguy hiểm. Bố mẹ nên cung cấp cho con nhiều số điện thoại để có thể gọi khi có trường hợp cần sự giúp đỡ hoặc xảy ra những sự cố khẩn cấp.
Tin liên quan
Nhóm Truyền cảm hứng ủng hộ, tặng quà học sinh vùng bão lũ
17:59 | 16/09/2024 Hải quan
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
Hải quan Cao Bằng ủng hộ học sinh vùng mưa lũ
10:03 | 06/09/2024 Hải quan
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
07:49 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(PHOTO) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ kỷ niệm 1 năm Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
09:07 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Thượng đỉnh tương lai
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"
08:36 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
20:11 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đến New York dự tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ
10:06 | 22/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Muối, gạo và lương
06:31 | 22/09/2024 Người quan sát
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
21:12 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
20:57 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
20:46 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn
10:37 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
Doanh nghiệp đề xuất nhiều vấn đề với cơ quan Hải quan
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform