Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản không ngừng củng cố và phát triển toàn diện

Trải qua nửa thế kỷ vun đắp và xây dựng, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng được củng cố và phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực.

Quan he Viet Nam-Nhat Ban khong ngung cung co va phat trien toan dien hinh anh 1

Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu. (Nguồn: Báo Quốc tế)

Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023), Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu đã có những chia sẻ về mối quan hệ giữa hai nước.

VietnamPlus xin giới thiệu nội dung bài phỏng vấn:

- Đại sứ đánh giá như thế nào về sự phát triển của quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong 50 năm qua?

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Trải qua nửa thế kỷ vun đắp và xây dựng, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản không ngừng được củng cố và phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, trở thành một điểm sáng trong việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

50 năm không phải là một giai đoạn dài trong lịch sử quan hệ giao lưu có bề dày khoảng 1.300 năm giữa hai dân tộc, song đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng, toàn diện của quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, với nhiều cột mốc đáng nhớ, hai nước đã trở thành đối tác hết sức quan trọng của nhau, chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược chung.

Khuôn khổ quan hệ liên tục được nâng cấp từ "Đối tác in cậy, ổn định lâu dài" (2002) lên “Hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” (2006), “Quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” (2009), “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng của châu Á” (2014).

Hai bên cũng hợp tác chặt chẽ và hiệu quả tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên hợp quốc, các hội nghị ASEAN+, APEC, ASEM..., cùng nhau đóng góp ngày càng tích cực vào hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, phù hợp với đường lối đối ngoại của mỗi nước.

Nhật Bản là nước G7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), nước G7 đầu tiên thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (2009), là nước G7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam (2011) và cũng là nước G7 đầu tiên mời lãnh đạo Việt Nam tham dự Diễn đàn G7 mở rộng (2016) và tiếp tục mời Việt Nam tham gia tháng 5/2023 vừa qua.

Hiện tại, Nhật Bản là nước tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động thứ 2, nhà đầu tư số 3, đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Quan hệ chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế, giáo dục và đào tạo ngày càng được tăng cường, đi vào chiều sâu, thực chất.

Hoạt động văn hóa, giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương ngày càng mật thiết, là nền tảng quan trọng, vững chắc thúc đẩy mối quan hệ ngày càng gắn bó và tin cậy giữa hai nước.

Nguồn vốn ODA của Nhật Bản góp phần quan trọng trong việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm, tạo động lực lan tỏa tích cực, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững; hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam.

Về đầu tư, Nhật Bản có hơn 5.000 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 70 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số 143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã có 106 dự án đầu tư sang Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 19,5 triệu USD.

Về thương mại, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước năm 2022 tiếp tục phát triển theo hướng cân bằng, đạt gần 50 tỷ USD và đưa Nhật Bản trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Phát triển nguồn nhân lực đang trở thành một trong những trụ cột quan trọng trong hợp tác giữa hai nước.

Hiện tổng số người Việt Nam tại Nhật Bản đạt gần nửa triệu người, đứng thứ 2 trong số các cộng đồng người nước ngoài tại Nhật Bản, sinh sống, lao động và học tập tại tất cả các tỉnh thành của Nhật Bản, là nguồn bổ sung quan trọng cho sự thiếu hụt nhân lực của Nhật Bản trong nhiều ngành nghề.

Sự giao lưu giữa các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân hai nước cũng ngày một trở nên gần gũi.

Hiện có trên 40 cặp địa phương của Việt Nam và Nhật Bản ký kết các văn bản hợp tác với nhau.

Đặc biệt, nhiều địa phương Nhật Bản đã thành lập nhóm liên minh nghị sỹ, tổ chức hữu nghị của từng địa phương với Việt Nam. Các tổ chức hữu nghị hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy giao lưu với các địa phương trên nhiều lĩnh vực.

Có thể nói, hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, tập quán và giao lưu từ lâu đời.

Mối quan hệ này được các thế hệ vun đắp trở nên gắn bó chặt chẽ, thân thiết như ngày hôm nay.

Người dân hai nước luôn cảm thông, chia sẻ, ủng hộ, hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn. Lãnh đạo và người dân Nhật Bản vẫn còn nhắc mãi khi trận động đất, sóng thần lịch sử xảy ra ở khu vực Đông Bắc Nhật Bản tháng 3/2011 gây ra những thiệt hại to lớn về người và của, phong trào chia sẻ quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản đã được tổ chức rộng rãi ở tất cả các tỉnh, thành phố của Việt Nam, được đông đảo nhân dân Việt Nam tham gia.

Về phía Việt Nam, nhân dân Việt Nam sẽ luôn ghi nhớ và biết ơn sự ủng hộ hết sức quý báu, kịp thời của nhân dân Nhật Bản trong công cuộc kháng chiến chống xâm lược giành độc lập tự do cho dân tộc cũng như trong thời kỳ đổi mới phát triển kinh tế xã hội.

Gần đây, khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp ở Việt Nam, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản đã là quốc gia đầu tiên viện trợ vắc xin phòng dịch COVID-19 quy mô lớn cho Việt Nam (hơn 7,4 triệu liều) và nhiều vật tư trang thiết bị y tế hỗ trợ công tác phòng chống dịch của Việt Nam.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã được kiểm soát ở cả hai nước, giao lưu hợp tác được nối lại và phát triển mạnh mẽ, hai nước có điều kiện thuận lợi để tăng cường hơn nữa giao lưu nhân dân, xây dựng nền tảng bền vững cho tương lai quan hệ.

Nhiều sự kiện giao lưu văn hóa, du lịch, ẩm thực đang trở nên phổ biến trên các địa phương hai nước.

Nhiều lễ hội lớn như lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản, lễ hội Việt Nam tại Kanagawa, lễ hội Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh... đã trở thành sự kiện được tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo người dân hai nước tham gia, góp phần thúc đẩy giao lưu, hiểu biết và yêu quý nhau hơn giữa nhân dân hai nước. Điểm nhấn sẽ là lễ kỷ niệm trọng thể sẽ được tổ chức tại mỗi nước.

Trong năm 2023, hai bên đã, đang và tiếp tục triển khai nhiều hoạt động phong phú để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, giao lưu cấp cao và các cấp sẽ diễn ra sôi dộng, nhiều sự kiện giao lưu văn hóa quy mô lớn người dân hai nước mong đợi như lễ hội Việt Nam tại Nhật bản, vở Opera “Công chúa Anio” tái hiện sự tích công chúa Ngọc Hoa được Chúa Nguyễn gả cho thương nhân người Nhật Bản Sotaro Araki...

Có thể nói, quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử, xứng tầm quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng trên cơ sở chân thành, tình cảm, tin cậy, vì hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực, trên thế giới và vì lợi ích của nhân dân mỗi nước. Đó là kết quả của những nỗ lực không ngừng của hai nước trong suốt những năm qua trên cơ sở tin cậy về chính trị và sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân hai nước.

- Điều gì khiến Đại sứ cảm thấy ấn tượng nhất về mối quan hệ này?

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Tôi vinh dự được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao quyết định bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Nhật Bản đúng năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Hai nước đang phối hợp chặt chẽ, tưng bừng tổ chức các chuỗi hoạt động kỷ niệm dấu mốc quan trọng này.

Sau 4 tháng nhận nhiệm sở, tôi đã có cơ hội chào Nhà Vua, đón gia đình Hoàng Thái tử Akishinonomiya đến Đại sứ quán, chào lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội Nhật Bản và đi thăm một số địa phương Nhật Bản.

Trong các cuộc tiếp xúc, tôi đều cảm nhận được sự gần gũi, chân thành, mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam của lãnh đạo, doanh nghiệp và người dân Nhật Bản.

Cá nhân tôi có mối lương duyên đặc biệt với đất nước Nhật Bản khi có cơ hội được
học tập tại đây từ năm 2002-2004.

Sự hướng dẫn tận tình của các giáo sư, sự hỗ trợ hợp tác của bạn bè Nhật Bản đã mang đến cho tôi những trải nghiệm tốt đẹp, thú vị về cuộc sống tại xứ sở hoa anh đào, qua đó giúp tôi cảm nhận, hiểu rõ hơn tình cảm chân thành, tin cậy giữa hai dân tộc Việt Nam-Nhật Bản. Đây cũng đồng thời là hành trang quý báu giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ, trọng trách mà Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần phát triển hơn nữa tình cảm hữu nghị, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam-Nhật Bản.

- Xin Đại sứ cho biết những hoạt động của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ giữa hai nước?

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Năm 2023 là năm Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023).

Trong Tuyên bố chung “Hướng tới mở ra một giai đoạn mới của quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng vì Hòa bình và Thịnh vượng ở châu Á” nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính (22-25/11/2021), lãnh đạo cấp cao hai nước đã khẳng định hợp tác chặt chẽ để tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản trong năm 2023 tương xứng với quan hệ hai nước.

Đây là cơ hội tốt để đưa quan hệ hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới, đồng thời xây dựng, định hình khuôn khổ cho quan hệ hợp tác hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản trong 50 năm tiếp theo; cơ hội để các bộ ngành và địa phương ta tăng cường quan hệ hợp tác, giao lưu hữu nghị nhiều mặt với Nhật Bản.

Trên tinh thần đó, năm 2023, hai bên đã, đang và tiếp tục triển khai nhiều hoạt động phong phú để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Giao lưu cấp cao và các cấp sẽ diễn ra sôi động. Nhiều hoạt động giao lưu kinh tế như tổ chức hội thảo, tọa đàm kinh tế, tuần hàng Việt Nam sẽ được tổ chức với tần suất cao.

Hợp tác địa phương sẽ được thúc đẩy thông qua các chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Nhật Bản.

Đại sứ quán sẽ hỗ trợ tối đa các đoàn địa phương sang Nhật Bản thúc đẩy hợp tác, giao lưu trên nhiều lĩnh vực.

Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, giao lưu nhân dân cũng diễn ra sôi động với điểm nhấn là các Lễ hội Việt Nam tại các địa phương ở Nhật Bản như Tokyo (tháng 6/2023), Saitama (tháng 9/2023), Kanagawa (tháng 9/2023)...

Ngoài ra, Đại sứ quán cũng phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông thúc đẩy tuyên truyền về 50 năm kỷ niệm quan hệ hai nước như ra đặc san kỷ niệm 50 năm quan hệ, trả lời phỏng vấn, triển lãm sách, ảnh...

- Tháng 10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, trong đó đề ra 4 mục tiêu gồm: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; xanh hóa các ngành kinh tế; xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; xanh hóa quá trình chuyển đổi trên nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu. Đại sứ đánh giá như thế nào về sự hỗ trợ của Nhật Bản đối với Việt Nam trong thời gian qua nhằm thực hiện các mục tiêu này?

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và hiện thực hóa cam kết tại Hội nghị COP 26, Việt Nam đã ban hành Chiến lược và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.

Để triển khai Chiến lược này, trong thời gian qua Việt Nam và Nhật Bản đã tích cực hợp tác, hỗ trợ nhau trong triển khai thực hiện các cam kết quốc tế của riêng mình và đạt được nhiều kết quả mang tính nền tảng để tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới khi hai nước còn rất nhiều tiềm năng trong lĩnh vực này.

Ở cấp cao, trong các diễn đàn đa phương và song phương, hai nước cam kết ủng hộ nhau, cùng tham gia các cơ chế đối thoại, hợp tác chuyển đổi năng lượng như Tuyên bố Đối tác Chuyển đổi Năng lượng (JETP) được thông qua ngày 14/12/2022 gồm Việt Nam và các đối tác quốc tế (IPG) bao gồm Nhật Bản và các nước trong nhóm G7, Liên minh Châu Âu, Đan Mạch và Na Uy.

Việt Nam là nước thứ ba sau Nam Phi và Indonesia thông qua JETP.

Thực hiện JETP, các đối tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam hoàn thiện chính sách nhằm thu hút đầu tư vào chuyển đổi và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, củng cố hạ tầng lưới điện, giáo dục và đào tạo nghề.

Tham gia tuyên bố, các đối tác cam kết huy động số tiền ban đầu 15,5 tỷ USD trong vòng 3-5 năm tới để giải quyết nhu cầu chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam.

Triển khai JETP, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã cam kết khoản hỗ trợ 300 triệu USD qua Ngân hàng Vietcombank để thực hiện các dự án năng lượng tái tạo.

Việt Nam cũng rất ủng hộ sáng kiến của Nhật Bản về Cộng đồng Phát thải bằng 0 (AZEC).

Đầu tháng 3 năm nay, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị về “Cộng đồng Phát thải ròng bằng 0 châu Á” do Nhật Bản tổ chức.

Các nước đã thống nhất thông qua Tuyên bố chung về “Cộng đồng Phát thải ròng bằng 0 châu Á,” trong đó đề ra những định hướng hợp tác trong thời gian tới về chuyển đổi năng lượng một cách bao trùm, công bằng, bền vững, bảo đảm khả năng chi trả tại khu vực châu Á.

Hiện nay Việt Nam và Nhật Bản đang xúc tiến thành lập nhóm công tác chung triển khai AZEC để có các kế hoạch, hành động cụ thể, hiệu quả.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã thông báo phía Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các nỗ lực chuyển đổi năng lượng của Việt Nam thông qua Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng châu Á (AETI), đặc biệt là việc giới thiệu và sử dụng nhiên liệu không phát thải như amoniac, hydrogen, sinh khối.

Ở cấp độ triển khai cụ thể, đã có nhiều Bộ, ngành, địa phương tích cực thúc đẩy, thu hút sự tham gia và hỗ trợ của Nhật Bản trong các hoạt động triển khai cam kết về tăng trưởng xanh.

Chẳng hạn, Thành phố Hồ Chí Minh đang chuẩn bị tổ chức diễn đàn kinh tế vào tháng 9/2023 tới với chủ đề “Tăng trưởng Xanh - Hành trình hướng tới giảm phát thải bằng không.”

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã vận động và mời gần 20 đại biểu Nhật Bản đại diện cho khối quản lý, nghiên cứu và doanh nghiệp tham gia và có tham luận tại phiên toàn thể của diễn đàn về tăng trưởng xanh và kinh tế tuần hoàn.

Qua tiếp xúc, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản gần đây đang tìm đối tác Việt Nam để mở rộng xu hướng hợp tác chuyển giao công nghệ, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, áp dụng công nghệ vi sinh xử lý chất thải hữu cơ, bùn thải thành nguyên liệu đầu ra cho sản xuất phân bón, đảm bảo nguồn cung phục vụ sản xuất nông nghiệp và an ninh lương thực...

Có thể nói, bước đầu Việt Nam và Nhật Bản đã rất tích cực hợp tác triển khai các cam kết và hướng tới giảm phát thải bằng không theo lộ trình chiến lược của mỗi nước.

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nên có nhu cầu rất lớn về năng lượng. Trong khi đó, Việt Nam cũng có nhu cầu dich chuyển sang nguồn năng lượng sạch, đây lại là những lĩnh vực phía Nhật Bản có nhiều ưu thế.

Trong trung và dài hạn hướng tới mục tiêu 2030-2050, hai nước còn rất nhiều tiềm năng và cần đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trong chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng cụ thể trong các công nghệ giảm phát thải các bon trong các ngành, phát triển các nguồn năng lược sạch như hydrogen, amoniac.., thúc đẩy hợp tác các doanh nghiệp, tập đoàn năng lượng và các ngành sản xuất khác để khai thác được các quỹ nghiên cứu đổi mới xanh..., hợp tác nghiên cứu song phương ứng dụng công nghệ Nhật Bản phù hợp với điều kiện, trình độ và lộ trình chuyển đổi của Việt Nam.

- Đại sứ đánh giá như thế nào về dòng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam hiện nay? Theo Đại sứ, Việt Nam cần làm gì để thu hút dòng vốn đầu tư có chất lượng từ Nhật Bản để thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng xanh của mình?

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Tính đến nay, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam có hơn 5.000 dự án còn hiệu lực, đứng thứ 3/143 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 70 tỷ USD, chiếm hơn 16% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Con số tuy còn khiêm tốn nhưng có ý nghĩa rất lớn nếu xét từ cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản, vốn chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, chế biến chế tạo, hạ tầng, năng lượng, dịch vụ, những lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế Việt Nam.

Dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam đã đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam theo hướng bền vững, đóng vai trò dẫn dắt và làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các dòng vốn FDI.

Nhiều tập đoàn lớn của Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam với các sản phẩm uy tín, có sức cạnh tranh và hàm lượng kỹ thuật cao, góp phần quan trọng vào thay thế hàng nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng ở Việt Nam.

Các nhà đầu tư Nhật Bản luôn là các nhà đầu tư nghiêm túc, tuân thủ luật pháp, chăm lo đời sống người lao động, có ý thức cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Theo kết quả điều tra khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài năm 2022 của JETRO, có hơn 60% số doanh nghiệp Nhật Bản cho biết sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong một đến hai năm tới, và nhận định “thị trường Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng cao, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu nhờ mở rộng thị trường, tăng xuất khẩu.”

Đáng chú ý, có 59,5% doanh nghiệp dự báo có lãi, tăng 5,2% so với năm 2021.

Để tạo bước tiến vững chắc, thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng xanh, việc lựa chọn nhà đầu tư tại các nước có nền kinh tế bền vững, phát triển theo chiều sâu, tăng trưởng xanh, công nghệ cao, công nghiệp sạch như Nhật Bản là một trong chủ trương của Đảng và Chính phủ.

Bên cạnh đó, Nhật Bản là quốc gia không chỉ tiên phong trong phát triển công nghệ, khoa học, kỹ thuật, mà còn có thế mạnh trong hạ tầng giao thông, nông nghiệp thông minh, môi trường xanh, năng lượng tái tạo, năng lượng xanh... Đây là những lĩnh vực Việt Nam đang muốn kêu gọi hợp tác đầu tư.

Vì thế, để thu hút dòng vốn đầu tư “xanh” và đặc biệt là các dòng vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao, hiện nay, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: (1) Ổn định kinh tế vĩ mô; (2) Tập trung đầu tư, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông; (3) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống, thể chế chính sách và nâng cao hiệu quả thực thi, cải cách hành chính, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, kinh doanh, đất đai; (4) Tăng cường đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, huy động nguồn lực xã hội hóa cho phát triển đào tạo lao động chất lượng cao gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển công nghệ; (5) Tạo môi trường kinh doanh thân thiện với các nhà đầu tư hướng đến các chuẩn mực của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD); (6) nghiên cứu, sửa đổi cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, đảm bảo không trái với các quy định và cam kết quốc tế, hài hòa lợi ích giữa các bên; (7) Tăng cường cơ chế đối thoại với các hiệp hội, doanh nghiệp, để nắm bắt, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình đầu tư; tiếp tục triển khai cơ chế “Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản;” (8) Tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các cơ quan, tổ chức Nhật Bản trong các lĩnh vực: công nghệ cao, công nghệ hiện đại, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, chuyển đổi các phương thức từ sản xuất truyền thống sang sản xuất xanh nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon hướng tới mục tiêu trung hóa carbon vào năm 2050.

Cùng với đó, các tỉnh, địa phương Việt Nam cũng cần chuẩn bị sẵn các điều kiên thuận lợi về cơ sở hạ tầng, mặt bằng sạch, nguồn cung lao động có tay nghề...

- Đại sứ có thể chia sẻ kế hoạch của mình nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước trong thời gian tới?

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Tiềm năng hợp tác giữa hai nước còn rất lớn bởi hai nước có sự tin cậy lẫn nhau và những thế mạnh có thể bổ sung cho nhau để cùng phát triển.

Với đà phát triển quan hệ hết sức tốt đẹp hiện nay, với nguyện vọng và quyết tâm của Chính phủ và nhân dân hai nước, quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản đang đứng trước vận hội phát triển mới đầy triển vọng.

Nhật Bản là đối tác hết sức quan trọng để Việt Nam thực hiện ba đột phá chiến lược, hiện thực hóa các mục tiêu, kế hoạch phát triển mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Trong thời gian tới, chúng ta cần tập trung thúc đẩy triển khai thực hiện các thỏa thuận cấp cao, tập trung vào một số lĩnh vực sau:

Thứ nhất, tiếp tục tăng cường quan hệ chính trị tin cậy thông qua thúc đẩy các chuyến thăm, tiếp xúc các cấp nhất là cấp cao.

Đặc biệt, trong năm 2023 kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản, phối hợp với phía Nhật Bản thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị trên tất cả các lĩnh vực, đưa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển mới, thực chất hơn, hiệu quả hơn.

Thứ hai, khai thác thế mạnh bổ sung lẫn nhau của hai nền kinh tế, tăng cường liên kết kinh tế giữa hai nước, duy trì Nhật Bản là đối tác hàng đầu của Việt Nam về ODA, đầu tư, thương mại...

Mong muốn Nhật Bản cung cấp ODA thế hệ mới giúp phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược, hạ tầng giao thông, chuyển đổi số, ứng phó với biến đổi khí hậu, y tế.

Tranh thủ cơ hội doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm, coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn trong quá trình dịch chuyển sản xuất, đa dạng hóa chuỗi cung ứng để thúc đẩy làn sóng đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam, tập tung thu hút đầu tư chất lượng cao, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung cứng của doanh nghiệp Nhật Bản.

Thứ ba, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như Chuyển đổi Số, Kinh tế Số, Xã hội Số, Chuyển đổi Xanh...

- Xin chân thành cảm ơn Đại sứ./.

Theo Đào Thanh Tùng (Vietnam+)

Tin liên quan

Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ

Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ

(HQ Online) - Cơ quan Hải quan Uzbekistan và Hoa Kỳ vừa ký kết thỏa thuận "Về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau", một cơ sở pháp lý thiết yếu cho sự hợp tác trong lĩnh vực hải quan.
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh

TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh

(HQ Online) - TPHCM cam kết sẽ đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp quốc tế, trong đó có doanh nghiệp Belarus vào các lĩnh vực như tăng trưởng xanh, y tế, giáo dục, chế biến thực phẩm, thời trang và dịch vụ hậu cần...
Vinamilk và FPT hợp tác nâng tầm quản trị tài chính bằng giải pháp công nghệ

Vinamilk và FPT hợp tác nâng tầm quản trị tài chính bằng giải pháp công nghệ

(HQ Online) - Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Tập đoàn FPT vừa tổ chức thành công lễ công bố vận hành chính thức hệ thống FPT CFS - Giải pháp đóng sổ và hợp nhất báo cáo tài chính toàn diện.
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh

Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh

(HQ Online) - Ngày 25/9, Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) chính thức ra mắt và khánh thành tại Khu Công nghệ cao TPHCM.
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?

ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?

(HQ Online) - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt mức 6% vào năm 2024, sau đó tiếp tục cải thiện lên 6,2% trong năm 2025. Lạm phát dự báo cũng tăng nhẹ lên 4% trong cả hai năm. Các yếu tố chính tác động đến nền kinh tế là kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm, tác động liên tục từ xung đột Nga – Ukraine, bất ổn ở Trung Đông và những lo ngại về an ninh ở Biển Đỏ.
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá

TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá

(HQ Online) - Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, TPHCM chọn chuyển đổi xanh nhiệm vụ trọng tâm là động lực, chuyển đổi số là đột phá và hợp tác phát triển là nhiệm vụ quan trọng, tất yếu.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc Không gian triển lãm TP Hồ Chí Minh

(HQ Online) - Ngày 24/9, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Đinh Tiết Tường và Ủy viên Trung Ương Đảng, Phó Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Hồ Đức Phớc đã tham dự khai mạc Không gian triển lãm với chủ đề “TP Hồ Chí Minh – Thành phố với những sắc màu quyến rũ” (Ho Chi Minh City - City of Colourful Charms) tại Trung Quốc.
Đường sắt cao tốc Bắc Nam

Đường sắt cao tốc Bắc Nam

(HQ Online) - Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam. Dự kiến tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV vào tháng 10 tới đây, Chính phủ sẽ trình Quốc hội chủ trương đầu tư dự án này.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp Tổng thống Bungari Rumen Radev, Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb, Thái tử Kuwait Sheikh Sabah Al-Khaled Al-Sabah.
Mỗi quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại

Mỗi quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi các quốc gia cần tăng cường đoàn kết, chung tay, cùng hành động, hợp tác chặt chẽ, phát huy cao độ vai trò của các thể chế toàn cầu.
Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai huy động mọi nguồn lực để phát triển

Thủ tướng yêu cầu Đồng Nai huy động mọi nguồn lực để phát triển

(HQ Online) - Ngày 24/9/2024, tại Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho tỉnh Đồng Nai.
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ

Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ

(HQ Online) - Theo báo cáo sơ bộ có hơn 3.000 hộ vay vốn chính sách tại Yên Bái bị ảnh hướng bởi mưa lũ với số tiền trên 88 tỷ đồng.
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết

TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết

(HQ Online) - Ngày 24/9, Hội nghị Đối thoại hữu nghị năm 2024 do UBND TPHCM chủ trì chính thức khai mạc với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp: Kinh nghiệm và các ưu tiên trong hợp tác phát triển”.
Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu

Triển khai các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu

(HQ Online) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 99/CĐ-TTg ngày 23/9/2024 về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam

Mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ vươn lên thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục vươn lên để trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, tương xứng với mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?

Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?

(HQ Online) - TP Hà Nội là địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
td-tan-hiep-phat-tra-ql-dien-dan-hq-dn-1292024-den-2892024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
thaco-thilogi-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-17-9-2024-den-17-10-2024

bawns cas h5

Tin mới

Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan

Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan

Trong bảng Báo cáo Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2024 được công bố ngày 24/9/2024, Vietnam Report đã chỉ ra nhiều dấu hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi của các doanh nghiệp bán lẻ.
Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn

Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn

Chuỗi 4 triển lãm quốc tế quy mô lớn về công nghiệp dệt may đã thu hút gần 400 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia,mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng đơn hàng.
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng

(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng

2 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch chục tỷ đô là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng.
Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh

Khánh thành Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh

Ngày 25/9, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) đã chính thức ra mắt và khánh thành tại Khu Công nghệ cao TPHCM.
Thanh niên Hải quan tỏa sáng tại cuộc thi cover bài hát về Hải quan

Thanh niên Hải quan tỏa sáng tại cuộc thi cover bài hát về Hải quan

Tháng 9 này, chào mừng sinh nhật 79 tuổi của “người anh lớn Hải quan”, cả nước sẽ cùng nhau thưởng thức các tác phẩm nghệ thuật ấn tượng đến từ các bạn đoàn viên thanh niên Hải quan Việt Nam!
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

Vùng Đông Nam Bộ (gồm TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh) có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 130,78 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

Quyết định số 2098/QĐ-TCHQ ngày 6/9/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phúc Hạnh, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan kể từ 15/9/2024.
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

Trải qua 79 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập.
Thanh niên Hải quan tỏa sáng tại cuộc thi cover bài hát về Hải quan

Thanh niên Hải quan tỏa sáng tại cuộc thi cover bài hát về Hải quan

Tháng 9 này, chào mừng sinh nhật 79 tuổi của “người anh lớn Hải quan”, cả nước sẽ cùng nhau ...
(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà người dân xã Yên Lạc (Cao Bằng)

(PHOTO) Công đoàn Tổng cục Hải quan thăm hỏi, tặng quà người dân xã Yên Lạc (Cao Bằng)

Đoàn công tác của Công đoàn Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan Cao Bằng đã đến thăm hỏi, ...
Hải quan Tây Ninh sớm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách

Hải quan Tây Ninh sớm hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách

Tính đến ngày 31/8/2024, Cục Hải quan Tây Ninh đã hoàn thành chỉ tiêu thu nộp ngân sách nhà nước ...
Doanh nghiệp đề xuất nhiều vấn đề với cơ quan Hải quan

Doanh nghiệp đề xuất nhiều vấn đề với cơ quan Hải quan

Dù tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa những tháng qua đã dần phục hồi, song hoạt động ...
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh

Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh

Theo Cục Hải quan Hà Nội, tháng 8, kim ngạch xuất nhập khẩu qua đơn vị đạt 7,2 tỷ USD, ...
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 9/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 9/2024

(HQ Online) - Qua 2 năm triển khai thí điểm Chương trình khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tự ...
Hải quan Cao Bằng xử lý 112 vụ vi phạm

Hải quan Cao Bằng xử lý 112 vụ vi phạm

Cục Hải quan Cao Bằng chỉ đạo các đơn vị đẩy mạnh áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm ...
Hải quan- Biên phòng Lạng Sơn: 5 năm đảm bảo mục tiêu kép nơi biên giới

Hải quan- Biên phòng Lạng Sơn: 5 năm đảm bảo mục tiêu kép nơi biên giới

Cục Hải quan Lạng Sơn và Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn đã hiệp đồng, đoàn kết vừa quản lý, ...
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu

Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu

Cục Hải quan Long An và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã phối hợp phát ...
Xử lý 5.265 vụ vi phạm nộp ngân sách trên 180 tỷ đồng

Xử lý 5.265 vụ vi phạm nộp ngân sách trên 180 tỷ đồng

Tính đến tháng 8/2024, các lực lượng chức năng trên địa bàn Nghệ An đã phát hiện xử lý 5.265 ...
Nghệ An bắt 3 đối tượng mua bán 3.400 viên ma túy tổng hợp

Nghệ An bắt 3 đối tượng mua bán 3.400 viên ma túy tổng hợp

Sáng 24/9, Công an tỉnh Nghệ An cho biết, Công an huyện Tương Dương vừa bắt giữ 3 đối tượng ...
Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Lập chuyên án đấu tranh với các đối tượng nhập lậu, vận chuyển trái phép tôm hùm giống vào Việt ...
Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan

Ngành bán lẻ năm 2024: Nhiều tín hiệu khả quan

Trong bảng Báo cáo Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín năm 2024 được công bố ngày 24/9/2024, ...
Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn

Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn

Chuỗi 4 triển lãm quốc tế quy mô lớn về công nghiệp dệt may đã thu hút gần 400 doanh ...
Honda Việt Nam tặng 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một năm học 2024 – 2025

Honda Việt Nam tặng 1,7 triệu mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một năm học 2024 – 2025

Công ty Honda Việt Nam (HVN) phối hợp cùng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia (ATGT QG) và ...
HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế

HDBank khẳng định vị thế trong quan hệ nhà đầu tư quốc tế

Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) vừa được bình chọn là "Doanh nghiệp niêm yết lĩnh vực tài chính ...
Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21

Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21

Từ ngày 24-28/9/2024, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCT TCSG) tham dự triển lãm trưng bày tại Hội ...
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa

Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa

Việt Nam cần có những doanh nghiệp trong nước đủ lớn, có năng lực cạnh tranh vươn tầm quốc tế, ...
Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ

Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ

Tổng cục Hải quan hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố liên quan đến vướng mắc về phân ...
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không

Theo Bộ Tài chính, đã xuất hiện nhiều hạn chế, bất cập sau 6 năm thực hiện Nghị định số ...
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính

Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính

Góp ý Dự thảo Báo cáo cải thiện quy định kinh doanh để hỗ trợ tăng trưởng năng suất, VCCI ...
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu

Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu

Công ty TNHH Sucafina Việt Nam đề nghị liên quan đến thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa ...
Sửa luật nhằm bảo vệ quyền lợi người làm kế toán

Sửa luật nhằm bảo vệ quyền lợi người làm kế toán

Việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực kế toán, ...
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước

Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước

Bộ Tài chính đề xuất quy định cho phép ngân sách địa phương (NSĐP) được đầu tư xây dựng các ...
GAC M8: Đẳng cấp của tiện nghi và an toàn

GAC M8: Đẳng cấp của tiện nghi và an toàn

Thương hiệu GAC (Trung Quốc) giới thiệu đến thị trường mẫu MPV All-New M8 (GAC M8)
8 tháng nhập 20.000 ô tô Trung Quốc, gấp gần 3 lần cùng kỳ 2023

8 tháng nhập 20.000 ô tô Trung Quốc, gấp gần 3 lần cùng kỳ 2023

Trong 3 thị trường chủ lực, thị trường Trung Quốc có sự tăng trưởng mạnh mẽ khi lượng ô tô ...
Ngoại hình mới, động cơ mới, Hyundai Santa Fe 2025 có giá từ 1,069 tỷ đồng

Ngoại hình mới, động cơ mới, Hyundai Santa Fe 2025 có giá từ 1,069 tỷ đồng

Hyundai Santa Fe 2025 có thiết kế mới, khoang nội thất rộng rãi và tiện nghi hơn, cùng với động ...
Kia Carnival 2025: Nâng cấp toàn diện giá  từ 1,299 tỷ đồng

Kia Carnival 2025: Nâng cấp toàn diện giá từ 1,299 tỷ đồng

Kia Carnival 2025 vừa được THACO Auto giới thiệu tại thị trường Việt Nam với 4 phiên bản cùng mức ...
Chuyên gia nhận định cơn sốt xe điện hybrid có thể không kéo dài

Chuyên gia nhận định cơn sốt xe điện hybrid có thể không kéo dài

Dù doanh số bán xe điện hybrid tăng trưởng mạnh nhưng giới phân tích nhận định cơn sốt xe hybrid ...
Hé lộ Range Rover Velar mới

Hé lộ Range Rover Velar mới

Những hình ảnh hé lộ từ Land Rover Việt Nam cho biết Range Rover Velar mới có mặt tại thị ...
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ

Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ

(HQ Online) - Cơ quan Hải quan Uzbekistan và Hoa Kỳ vừa ký kết thỏa thuận "Về hợp tác ...
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh

Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh

Kết quả thăm dò được công bố ngày 23/9 chỉ rõ Đức và Pháp - 2 nền kinh tế nhất ...
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại

EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại

Sau khi Trung Quốc khởi xướng điều tra chống trợ cấp đối với một số sản phẩm sữa nhập khẩu ...
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ

Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ

Sàn giao dịch tiền điện tử Hàn Quốc Upbit nhận định dù là bà Harris hay ông Trump thắng cử ...
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ

Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ

Bộ trưởng Bộ Công thương Lào hy vọng hội nhập giữa ASEAN và Mỹ sẽ ngày càng phát triển hơn ...
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ

Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ

Khép lại phiên 19/9, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 1,23 USD, hay 1,7%, lên 74,88 USD/thùng, trong khi giá ...
Phiên bản di động