Rà soát các thị trường xuất khẩu truyền thống, mở rộng các thị trường mới
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 9 tháng năm 2022, XK hàng hoá ước đạt 282,52 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước. Theo ông, đâu là nguyên nhân giúp XK thu về tăng trưởng đáng kể như vậy?
XK đang là 1 trong những động lực để nền kinh tế tăng trưởng, phát triển. Trong 9 tháng năm 2022, tăng trưởng của hoạt động XK đạt con số khá cao. Việc Việt Nam ký kết, đưa vào thực thi một cách thực chất nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã hỗ trợ giúp các DN Việt Nam tận dụng được cơ hội XK.
Đáng chú ý, gần đây các cuộc họp, trao đổi giữa DN, hiệp hội với các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài được tiến thành thường xuyên, liên tục từng tháng. Việc kết nối này làm cho các DN nắm chắc hơn, sâu hơn thị trường XK truyền thống, đồng thời tìm được các cơ hội mở rộng thị trường XK. Đó là một trong những lý do giúp tăng trưởng XK 9 tháng qua khá cao mặc dù nhiều thị trường XK truyền thống của Việt Nam đang gặp khó khăn.
Ở góc độ ngành hàng XK, đáng chú ý là XK các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản trong 9 tháng đạt kết quả rất khả quan, vượt khỏi dự báo của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp về XK hàng hoá sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó, các mặt hàng công nghiệp chế biến chế tạo vẫn đang là động lực chính, quan trọng của XK. Tăng trưởng của lĩnh vực này là động lực tích cực góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP lên cao hơn.
Tăng trưởng XK được nhìn nhận là 1 trong 3 “chân kiềng” góp sức vào tăng trưởng chung của nền kinh tế bên cạnh các yếu tố đầu tư và tiêu dùng nội địa. Với nền kinh tế có độ mở lớn tới hơn 200% GDP như Việt Nam, không ít ý kiến cho rằng hoạt động XK sẽ phải đối mặt nhiều thách thức trong những tháng cuối năm. Quan điểm của ông như thế nào?
Những tháng còn lại của năm 2022 và trong năm 2023, nền kinh tế thế giới đang có rất nhiều biến động. Trong đó, chiều hướng là tăng trưởng của hầu hết các quốc gia lớn trên thế giới đều giảm đi. Bên cạnh đó, hầu hết ngân hàng trung ương của các nước trên thế giới đều tăng lãi suất để chống chịu với tình trạng lạm phát cao. Điều này làm cho lãi suất cao, chi phí sản xuất của các nền kinh tế này nâng lên, sản xuất sẽ bị thu hẹp lại.
Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM): Cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu Chính phủ đang hướng rất mạnh tới những “chân kiềng” cho tăng trưởng, trong đó có đầu tư công, XNK. Thông thường, theo thông lệ những năm trước đến cuối năm nhu cầu tiêu thụ cao hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh bất định của thế giới như hiện nay, nhu cầu về đơn hàng cho XK của Việt Nam lại giảm sút, tác động rất lớn tới các DN XNK các mặt hàng như dệt may, gỗ, da giày… Đáng chú ý, một số thị trường XK như EU, Mỹ lại đưa ra những hàng rào kỹ thuật rất lớn cho hàng NK. DN XK Việt Nam khó có thể thích ứng linh hoạt được với các tiêu chuẩn như vậy. Trong trường hợp này đòi hỏi có sự đồng hành, hỗ trợ của Chính phủ trong việc làm thế nào để có thể cùng DN tìm hiểu thị trường, tìm hiểu, thoả thuận đàm phán với nước bạn để có thể bảo vệ tốt nhất cho DN trong nước. Bên cạnh đó, cùng với việc duy trì thị trường XK, Bộ Công Thương cũng như các bộ, ngành, địa phương liên quan cần phối hợp cùng DN đa dạng hoá các thị trường XK để giúp DN có cơ hội thị trường XK tốt hơn. Đây là những giải pháp cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới bên cạnh giải pháp giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Uyển Như (ghi) |
Với các quốc gia phát triển, người tiêu dùng rất hay sử dụng tín dụng trong tiêu dùng. Vì thế, khi lãi suất cao, lập tức người tiêu dùng cũng co hẹp việc tiêu dùng lại. Điều này khiến thị trường XK của Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn. Các DN XK có thể sẽ phải giảm đơn hàng. Đây cũng là bài toán rất khó.
Đáng chú ý, hiện nay đồng USD lên giá so với các đồng tiền khác, trong khi đồng Việt Nam giữ ổn định so với đồng USD nghĩa là đồng Việt Nam cũng lên giá so với các đồng tiền khác. Điều này sẽ gây khó khăn cho các DN XK vào những thị trường này. Hiện nay, gần 30% hợp đồng XK được ký bằng các ngoại tệ khác như đồng Yên (Nhật Bản), Nhân dân tệ (Trung Quốc), Won (Hàn Quốc), đồng Euro hay đồng Bảng Anh. Khi đồng Việt Nam tăng giá so với các đồng tiền khác, nếu NK từ các quốc gia đó Việt Nam được lợi còn XK vào sẽ phải chịu thiệt hại. Các DN XK vào EU, Nhật Bản, Trung Quốc đang phải gánh chịu những thiệt hại rất lớn.
Tuy nhiên, hơn 70% hoạt động XNK của Việt Nam ký kết bằng đồng USD nên nếu giữ ổn định được đồng Việt Nam so với đồng USD nghĩa là đã giữ ổn định được với hơn 70% các hợp đồng XNK. Khi cân đối các yếu tố bù trừ, cơ bản tình hình vẫn đảm bảo ổn định.
Đâu là giải pháp căn cơ, mấu chốt góp phần tháo gỡ khó khăn cho các DN XK, đảm bảo tăng trưởng XK nói riêng cũng như tăng trưởng của nền kinh tế nói chung trong thời gian tới, thưa ông?
Bộ Công Thương cần cùng các DN rà soát để nắm lại các thị trường XK truyền thống và mở rộng ra các thị trường XK khác mới, giúp hoạt động XK tiếp tục đạt tăng trưởng cao nhất trong những tháng cuối năm, từ đó tạo ra động lực tăng trưởng tốt hơn cho toàn bộ nền kinh tế. Bản thân các DN cũng cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc. Quá trình hồi phục và phát triển phải đi đôi với quá trình tái cấu trúc DN. Các DN phải là động lực chính.
Về phía ngân hàng, Bộ Tài chính thời gian qua đã có rất nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ DN vượt qua khó khăn. Giải pháp thời gian tới là Bộ Tài chính sẽ cùng với các ngân hàng tiếp tục xem xét để hỗ trợ, tạo điều kiện cho DN có nguồn lực, từ đó có thể tăng trưởng những tháng cuối năm 2022 cũng như trong những năm sau tốt hơn.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
15:57 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%
10:57 | 27/08/2024 Xuất nhập khẩu
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform