RCEP: Nhập siêu gắn với đầu tư nước ngoài là thách thức lớn
RCEP tạo ra một thị trường lớn và tiềm năng cho xuất khẩu | |
RCEP - Mảng màu sáng trong bức tranh kinh tế thế giới | |
Tận dụng quy tắc xuất xứ tại RCEP - chớ chủ quan |
Tham gia vào một thị trường rộng lớn như RCEP, doanh nghiệp Việt có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực. Ảnh: ST |
Mở rộng thị trường xuất khẩu…
Việt Nam tham gia RCEP với cách tiếp cận “tiệm tiến” hơn, đặt trong bối cảnh tranh luận về tác động của hội nhập kinh tế quốc tế - đặc biệt là thương mại, đầu tư nước ngoài... đã trở nên “đa chiều” hơn, nhìn nhận về RCEP có đan xen cả những khía cạnh tích cực và tiêu cực.
Ông Aedan Puleston, Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam: Để thực thi hiệu quả RCEP gắn với bảo đảm sự tự chủ của nền kinh tế, Việt Nam cần tiếp tục cải cách nền tảng kinh tế, bao gồm cả chính sách cạnh tranh, môi trường kinh doanh, các thị trường nhân tố sản xuất. Yếu tố quan trọng nữa là cần đặt chính sách đầu tư ở vị trí trung tâm, gắn sâu xa hơn về tư duy định hướng, khả thi về một số ngành cần ưu tiên phát triển, ngành cần thúc đẩy tự do cạnh tranh, mức độ tham gia chuỗi giá trị ở khu vực RCEP… Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương): Việc hình thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới theo Hiệp định RCEP sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu ổn định dài hạn cho Việt Nam, góp phần thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam. Hiệp định RCEP cũng sẽ tạo nên một khuôn khổ ràng buộc pháp lý trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp... góp phần tạo nên môi trường thương mại công bằng trong khu vực. X.T (ghi) |
ối với hoạt động thương mại của Việt Nam, RCEP có thể mang lại một số cơ hội và cả thách thức. Bao phủ các quốc gia có dân số tới 2,2 tỷ dân, tương đương 30% dân số toàn cầu, Hiệp định RCEP tạo ra một thị trường lớn và tiềm năng cho xuất khẩu. Các đánh giá định lượng đều cho thấy RCEP có tác động tạo thương mại, chứ không chỉ là chuyển hướng thương mại. Cùng với việc tăng cường thương mại hàng trung gian, doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực. Ngay cả với nhập khẩu, Việt Nam cũng có thể được hưởng lợi từ việc gia tăng chất lượng hàng nhập khẩu cho tiêu dùng. Cùng với việc gia tăng thương mại hàng trung gian, doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực.
Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), đối với hoạt động thương mại của Việt Nam, RCEP có thể mang lại một số cơ hội và cả thách thức. Bao phủ vùng lãnh thổ với 30% dân số toàn cầu, RCEP được kỳ vọng sẽ mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nhờ thuận lợi hóa thương mại và thúc đẩy hoàn thiện chuỗi cung ứng nhờ đầu tư công nghiệp hỗ trợ.
Ngoài ra, tham gia vào một thị trường rộng lớn như RCEP, doanh nghiệp Việt có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực, góp phần tăng cường vị thế trong chuỗi sản xuất toàn cầu… Tự do hóa thương mại trong RCEP có thể mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho Việt Nam như: tăng trưởng GDP cao hơn, thúc đẩy tiêu dùng tư nhân và XK. Dù vẫn còn sự trùng lặp nhất định trong cấu trúc lợi thế so sánh giữa Việt Nam và các nước thành viên nhưng sự trùng lặp này đang có xu hướng giảm. Trong khi đó, tính bổ trợ thương mại gia tăng giữa Việt Nam và các đối tác RCEP.
… và nỗi lo về nhập siêu
Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp của CIEM, việc gia nhập RCEP sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn và thách thức về quy tắc xuất xứ. Bởi trên thực tế, nhiều chuỗi sản xuất hàng hóa của Việt Nam còn phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu (như sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến…) từ nhiều quốc gia thuộc nhóm RCEP (chẳng hạn Trung Quốc, Hàn Quốc…). Chẳng hạn, trong chuỗi sản xuất ngành dệt may, 80% nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, nhiều nhất là từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Trong khi đó, theo nội dung cam kết các hiệp định thương mại (FTA) giữa ASEAN và Nhật Bản, nếu sản phẩm có vải do Nhật Bản và các nước ASEAN sản xuất và được may tại Việt Nam, thì sẽ được miễn thuế khi XK sang Nhật Bản. Nếu vải được sản xuất bên ngoài khu vực và được may tại Việt Nam, thì thành phẩm XK sang Nhật Bản sẽ phải chịu mức thuế 9 - 10%. Nói cách khác, ngành dệt may khó có thể tận dụng các ưu đãi về thuế. Do đó, việc gia nhập RCEP sẽ giúp giảm bớt các khó khăn và thách thức về quy tắc xuất xứ, góp phần tạo ra những chuỗi giá trị khu vực mới và giúp doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các ưu đãi thuế quan trọng.
“Tính bổ sung cao hơn và mức độ cạnh tranh ít hơn mang lại triển vọng mở rộng thương mại lớn hơn khi thuế quan và hàng rào phi thuế được gỡ bỏ” - ông Nguyễn Anh Dương nhận định.
Về phía nhập khẩu, RCEP cũng mở ra cơ hội cho Việt Nam tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường xuất khẩu hàng hóa đa dạng cả về loại hình và giá cả của các nước đối tác. Các quy định về xóa bỏ và cắt giảm thuế quan sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc từ các nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao, với mức giá thấp hơn. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường quốc tế.
“Tuy nhiên việc nhìn nhận và xử lý hiệu quả nhập siêu gắn với đầu tư nước ngoài ở thị trường RCEP là một thách thức lớn, thậm chí trở nên phức tạp hơn. Việc sàng lọc chất lượng của dự án FDI là chủ trương đúng, nhưng thực hiện không dễ sau khi RCEP đi vào thực thi. Bên cạnh đó, việc kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài từ RCEP và hệ lụy đối với kinh tế vĩ mô vẫn là một vấn đề phức tạp và khó khăn trong cân đối giữa thu hút, bảo vệ nhà đầu tư và quyền xây dựng chính sách của Việt Nam. Những thách thức này ít nhiều đều ảnh hưởng đến mức độ tự chủ của nền kinh tế Việt Nam, song vẫn có thể xử lý được. Dù vậy, xử lý thách thức về thể chế phụ thuộc vào mức độ toàn diện trong cách tiếp cận của Việt Nam, và khó có thể hiệu quả nếu nhìn nhận vấn đề thương mại và đầu tư nước ngoài một cách rời rạc khi thực hiện RCEP...”, Viện trưởng Viện CIEM nhấn mạnh.
Để tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế khi thực hiện RCEP, yếu tố cải cách càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong đó, hài hòa hóa quá trình cải cách thể chế khi thực hiện các FTA có ý nghĩa quan trọng. Trước hết, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các cải cách đối với nền tảng kinh tế vĩ mô nói chung, bao gồm cả chính sách cạnh tranh, môi trường kinh doanh, các thị trường nhân tố sản xuất. Những cải cách ấy phải đặt trên một nền tảng chính sách để duy trì ổn định, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế.
Hai là chính sách đầu tư phải ở vị trí trung tâm, gắn với định hướng về những ngành cần ưu tiên phát triển và ngành cần thúc đẩy tự do cạnh tranh, mức độ tham gia chuỗi giá trị ở khu vực RCEP, mức độ tự chủ trong thu hút, sử dụng các dự án FDI từ khu vực RCEP. Chính sách thương mại cần có sự nhất quán với chính sách đầu tư, qua đó góp phần xử lý hiệu quả, hài hòa hơn vấn đề nhập siêu và nhập khẩu hàng trung gian, đồng thời phù hợp với sự tham gia của doanh nghiệp trong nước vào chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, Việt Nam cần xử lý các điểm nghẽn về hạ tầng và nguồn nhân lực, trong đó có sự tham gia của các nhà đầu tư và đối tác nước ngoài ở trình độ phù hợp…
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): Thương mại Việt Nam - Trung Quốc 9 tháng đạt gần 150 tỷ USD
09:33 | 12/10/2024 Infographics
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều dư địa cho trái cây Việt Nam chinh phục thị trường thế giới
08:55 | 12/10/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh xuất nhập khẩu thông qua kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Lào - Campuchia
08:54 | 12/10/2024 Kinh tế
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Cục Thuế Nghệ An thu vượt dự toán cả năm
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
Vinamilk đi đầu thúc đẩy tiêu dùng xanh
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics