Sản xuất công nghiệp vẫn đối mặt nhiều thách thức
Dệt may là ngành hàng điển hình đang chịu nhiều áp lực về tồn kho, khó khăn đầu ra. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Tồn kho cao
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), sản xuất công nghiệp trong quý 2/2020 chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 nên giá trị tăng thêm chỉ đạt 0,74% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 2,71%; trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,96% và là mức tăng thấp nhất của 6 tháng các năm 2011-2020. Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất trong 6 tháng đầu năm giảm sâu hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước như: Sản xuất xe có động cơ giảm 16,4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,3%; sản xuất đồ uống giảm 8,8%; sản xuất trang phục giảm 4,7%...
Nhắc tới sản xuất công nghiệp, đáng chú ý hơn cả là trong khi nửa năm qua, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,6%) thì theo chiều ngược lại, tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm khá cao với 78,9% (cùng kỳ năm trước là 74,9%). Trong đó, một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao có thể kể đến như: Dệt 118,7%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa 104,7%; sản xuất xe có động cơ 97,3%...
Từ góc độ ngành hàng, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, thời gian gần đây ngành dệt may đã xảy ra tình trạng hàng hóa nguyên liệu về, sản xuất ra quần áo nhưng không xuất được, chất đầy kho. Khi dịch Covid-19 dần được khống chế tốt hơn tại các quốc gia, nhu cầu khẩu trang giảm xuống, trong khi nhu cầu về quần áo thông thường lại chưa thực sự đi lên.
Với một ngành hàng có kim ngạch XK hàng chục tỷ USD khác là da giày, câu chuyện cũng không mấy khả quan. Theo Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, 6 tháng đầu năm nay, XK da giày, túi xách đã giảm 6,7% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều DN lớn trong ngành đang phải đối diện với khó khăn cả đầu vào lẫn đầu ra. "Trước sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu, DN phải xoay xở đủ cách để ổn định sản xuất, giữ chân công nhân. Điển hình như, DN nỗ lực tìm nguồn hàng ở các thị trường nhỏ lẻ, chuyển đổi sang sản xuất các mặt hàng ngoài mặt hàng chính", đại diện Hiệp hội cho hay.
Nhiều áp lực
Nhìn nhận về nguyên nhân khiến cho những kết quả sản xuất công nghiệp đạt được nửa đầu năm chưa như kỳ vọng, ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp (Tổng cục Thống kê) nêu rõ: Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia đã ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu NK phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo. Bên cạnh đó, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực ngày 1/1/2020 đã thay đổi thói quen uống rượu, bia của người dân, từ đó ảnh hưởng đến ngành sản xuất đồ uống.
Từ câu chuyện ngành dệt may nhìn rộng ra các ngành sản xuất công nghiệp khác, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá, nửa cuối năm vẫn còn nhiều áp lực với ngành dệt may Việt Nam nói riêng và các ngành công nghiệp nói chung. "Dự kiến, XK dệt may cao nhất chỉ có thể đạt 34 tỷ USD, trong khi mục tiêu đặt ra là 40-42 tỷ USD. Mức sụt giảm XK của quý 1, quý 2 chưa nhiều, quý 3 mới nặng nề. Bởi những đơn hàng quay trở lại có khó khăn là phải thăm dò sức mua của nước NK, cộng với áp lực nguồn cung thiếu hụt", ông Giang nhấn mạnh.
Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam cũng dự báo phải từ tháng 10 trở đi, thị trường mới sôi động trở lại. Động lực lớn nhất cho tăng trưởng của ngành chính là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sắp có hiệu lực. Dự kiến, giá trị XK cả năm nay của toàn ngành sẽ giảm khoảng 5,5 tỷ USD so với kim ngạch XK 22 tỷ USD của năm 2019.
Một trong những ngành sản xuất công nghiệp được đánh giá sẽ đối mặt không ít khó khăn trong thời gian tới còn là chế biến, XK gỗ và sản phẩm gỗ, bắt nguồn từ các khó khăn thị trường liên tiếp xảy ra. Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc đã có thông báo chính thức áp tạm thuế chống bán phá giá lên sản phẩm gỗ dán xuất xứ từ Việt Nam, ngoài 6 công ty có mức thuế chống bán phá giá riêng thì mức áp chung cho tất cả các công ty XK gỗ dán là 10,54%. Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng đã chính thức khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với sản phẩm gỗ dán của Việt Nam.
Nhằm thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong những tháng tới, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đề xuất các bộ, ngành, địa phương tiếp tục cải cách quy trình, thủ tục để DN tiếp cận các chính sách hỗ trợ đơn giản, kịp thời; hỗ trợ cộng đồng DN trong việc tìm thị trường NK nguyên vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế...
Liên quan tới vấn đề này, Bộ Công Thương xác định thời gian tới sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án công nghiệp trọng điểm nhằm đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế; khuyến khích các DN công nghiệp hỗ trợ trong nước, đặc biệt là các DN sản xuất các nguyên phụ liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp như dệt may, da giày (là các ngành phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu NK) tăng cường sản xuất, kết nối với các DN sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh (đặc biệt là các DN FDI) để đáp ứng một phần nhu cầu nội địa. Bộ Công Thương cũng xác định sẽ đẩy mạnh xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 3/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ và xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định này.
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu
10:03 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thị trường khả quan, nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mở rộng quy mô sản xuất
09:26 | 19/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
14:37 | 22/09/2024 Kinh tế
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform