“Sính” kỷ lục dễ dẫn đến phản cảm, phong trào
Như kỷ lục về chiếc bánh dày to nhưng bên trong ruột toàn xốp, kỷ lục về tô hủ tiếu to gấp nghìn lần bình thường nhưng làm xong lại không thể ăn được, hay kỷ lục về độ dài của chiếc bánh khiến người ta khó hiểu... “Sính” kỷ lục liệu có phải là căn bệnh trong xã hội hiện nay? Phóng viên Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Vịnh - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ giáo dục.
Ông có thể đưa ra một vài đánh giá về câu chuyện thích lập, trình diễn những kỷ lục đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện nay?
Căn bệnh thích kỷ lục không chỉ có ở Việt Nam mà tương đối phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, với tâm lý thích được tôn vinh, khát khao danh vọng và nổi tiếng.
Thích lập kỷ lục sẽ không xấu với các quốc gia đủ tiềm lực kinh tế, như việc Ai Cập xây dựng Kim tự tháp, Trung Quốc xây Vạn lý trường thành, nhưng với những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, cần thận trọng cân nhắc xem việc xác lập kỷ lục (nhất là những kỷ lục có tính chất vĩ đại, cần nhiều nhân lực, vật lực) có thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện tại hay không. Việc xác lập kỷ lục trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, cuộc sống của nhân dân còn bấp bênh là điều cần cân nhắc.
Tại Việt Nam, thời gian vừa qua chứng kiến nhiều vụ lập kỷ lục như tô hủ tiếu “khủng”, bánh chưng, bánh dày to nhất… tôi thấy rất lãng phí. Đó là chưa kể đôi khi lập kỷ lục nhưng một số người lại xen vào trong đó là sự không thành thật, vụ lợi, như vụ bánh chưng, bánh dày được làm bằng xốp dâng các Vua Hùng vài năm trước.
Ông có nghĩ thích lập kỷ lục là một căn bệnh của một bộ phận người Việt?
Như tôi đã nói, việc thích kỷ lục là sự bù đắp về mặt tâm lý của một số người, muốn được thể hiện cho oai hay thói quen sĩ diện hão của một bộ phận người Việt. Tuy nhiên, cũng không hẳn là bệnh vì nhiều khi người ta cố tình tạo ra những “hiện tượng” để đánh bóng tên tuổi bản thân.
Vậy theo ông căn nguyên sâu xa của việc thích lập kỷ lục này là do đâu?
Trong cuộc sống, khi con người phải đối diện với nhiều khó khăn, sẽ dẫn tới sự tự ti, mặc cảm. Khi đó trong tâm trí họ luôn thường trực suy nghĩ muốn thể hiện mình sao cho thật oai, ngay cả khi bản thân không có tiềm lực.
Mặt khác, trong xã hội hiện nay, khi con người có điều kiện thụ hưởng nhiều giá trị vật chất, tinh thần, thì các giá trị cuộc sống cũng dần thay đổi theo. Điều này dễ khiến con người nghĩ đến việc bắt chước một cách mù quáng, làm mọi cách để bằng người khác.
Có thể thấy rõ việc thích lập kỷ lục là biểu hiện của sự tự ti, mặc cảm, muốn hơn người và sĩ diện hão. Tuy nhiên trong một xã hội mà mọi người đều được khuyến cáo phải tiết kiệm thì những hành vi khoe khoang này trở nên phản cảm, xa xỉ.
Tôi cho rằng hiện một bộ phận người Việt có tâm lý chạy theo phong trào, cái gì ở địa phương này, gia đình này sẽ thành tấm gương để địa phương, gia đình khác noi theo. Việc thích lập kỷ lục cũng từ tâm lý ganh đua, chạy theo phong trào đó mà ra.
"Sính" kỷ lục này có gây cho xã hội những hệ lụy không, thưa ông?
Nếu những kỷ lục được lập ra để xác nhận sự uy nghi, tầm vóc quốc gia là điều cần đem ra bàn luận sâu rộng để lấy ý kiến đông đảo người dân, từ đó đi đến kết luận cuối cùng. Tôi cho rằng, rất nên có những kỷ lục nghiêm túc, tức là những kỷ lục lập ra để hướng tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Ngược lại, những thứ kỷ lục nảy ra từ lòng tham, ý muốn chủ quan có phần vụ lợi của một số cá nhân, từ tâm lý “hiếu đại”, thích những cái to lớn mà không đem lại bất kỳ giá trị tích cực nào không nên tồn tại vì vừa hao tài tốn của vừa phản cảm và không phù hợp.
Cận cảnh tô hủ tiếu to nhất Việt Nam tại Sa Đéc. Ảnh: S.T |
Theo ông, cần biện pháp gì để hạn chế bệnh thích lập kỷ lục đang tồn tại và lan rộng trong xã hội?
Nếu ai đó phấn đấu đạt kỷ lục như muốn mình là nhà vật lý số một của loài người hay là người có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ, những kỷ lục đó vô cùng vĩ đại và đáng trân trọng, do vậy tôi cho rằng bản chất của kỷ lục là vượt qua chính mình để đi tới sự phi thường, song sự phi thường đó phải được tạo nên bằng sự thật, chứ không phải sự nhảm nhí, gian dối.
Nếu nói tới liều thuốc để trị căn bệnh thích kỷ lục, dư luận xã hội mà cụ thể là tiếng nói của các phương tiện truyền thông đại chúng là điều quan trọng nhất. Phương tiện truyền thông sẽ giúp người dân và những chuyên gia có tâm, có tài nói lên tiếng nói cá nhân, từ đó giúp các cơ quan quản lý có cơ sở để tham khảo, cân nhắc, quyết định cho hợp với lòng dân và điều kiện kinh tế - xã hội tại thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy của một bộ phận người Việt là tâm lý không chịu nhận sai, cố tình “đổ thừa”, vòng vo giải thích nhằm đánh lạc hướng dư luận. Do vậy tôi cho rằng muốn trị tận gốc căn bệnh thích kỷ lục, một bộ phận người dân nên học cách tự nhận trách nhiệm.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đại biểu doanh nhân tiêu biểu
21:38 | 11/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Tạm hoãn xuất cảnh nữ giám đốc doanh nghiệp nợ thuế
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 83 phát hành ngày 15/10/2024
Doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty tăng 12% sau 9 tháng
Việt Nam - Lào hợp tác phòng, chống tội phạm ma túy hiệu quả
Thị trường bất động sản sôi động trở lại: Dấu hiệu "tạo nhiệt" hay tăng trưởng thực?
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics