Sửa Luật Giá: Gắn trách nhiệm bình ổn giá với từng ngành, lĩnh vực
Các biện pháp để thực hiện bình ổn giá vẫn còn chưa mang tính thực tế cao. Ảnh: Thu Dịu |
Điều chỉnh danh mục mặt hàng còn phức tạp
Theo Bộ Tài chính, hiện nay, danh mục thực hiện bình ổn giá được quy định tại Điều 15 Luật Giá gồm 11 hàng hóa, dịch vụ.
Các trường hợp thực hiện bình ổn giá cũng được quy định tại Điều 16 của Luật.
Thực tiễn công tác triển khai biện pháp bình ổn giá còn có nhiều bất cập. Như phạm vi thực hiện biện pháp chưa thật sự rõ ràng khiến cho cơ quan quản lý khó khăn trong việc quyết định triển khai.
Cả 2 tiêu chí được nêu tại Luật là khi giá hàng hóa, dịch vụ có biến động bất thường hoặc khi mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến ổn định kinh tế, xã hội đều là các chỉ tiêu khó lượng hóa, gây khó khăn khi quyết định thế nào là giá biến động bất thường hoặc có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội để triển khai. Bộ Tài chính chỉ ra, thực tiễn biện pháp bình ổn giá mới chỉ được triển khai một lần đối với giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi và một lần thí điểm đối với giá bốc dỡ container.
Bộ Tài chính cũng cho rằng, hiện nay, việc điều chỉnh danh mục mặt hàng còn phức tạp, khó đáp ứng yêu cầu thực tiễn cần triển khai ngay đối với một biện pháp điều tiết có tính thời điểm.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Giá, trong trường hợp cần thiết điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại khoản 2 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Tuy nhiên, việc giải trình để Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định sẽ mất một khoảng thời gian khá dài theo quy định; trong khi đó việc thực hiện bình ổn giá phải mang tính chất tức thời, trong thời điểm hàng hóa dịch vụ có biến động bất thường, ảnh hưởng đến ổn định kinh tế, xã hội, ảnh hưởng lợi ích của các tổ chức cá nhân, mặt bằng giá, mục tiêu kiểm soát lạm phát,…
Trong thực tế thì khi có phát sinh mặt hàng có biến động lớn, ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung và kinh tế, xã hội cần phải có biện pháp bình ổn giá nhưng không thực hiện được vì không nằm trong danh mục (ví dụ như mặt hàng thịt lợn thời gian qua).
Vì vậy, việc đặt thẩm quyền quyết định danh mục cụ thể cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Luật cũng như việc quy định điều kiện để đưa mặt hàng nào đó vào thực hiện bình ổn giá vẫn còn thiếu sự linh hoạt, kịp thời.
Điều này cũng tương tự với chính sách về định giá khi Chính phủ thiếu cơ chế pháp lý để thực hiện ngay công tác điều hành trong các trường hợp cần thiết. Do vậy, qua hơn 8 năm thực hiện, chính sách này vẫn chưa phát huy hết được tính hiệu lực, hiệu quả.
Bên cạnh đó, các biện pháp để thực hiện bình ổn giá vẫn còn chưa mang tính thực tế cao, biện pháp bình ổn giá trong thực tế từ khi Luật Giá ra đời đến nay rất khó thực thi; do đó khi lựa chọn phương pháp thực hiện vẫn còn gây nhiều khó khăn.
Đối với việc thực hiện bình ổn giá tại địa phương, mặc dù tại Luật cũng như các văn bản dưới Luật có quy định về quyền, trách nhiệm và các trường hợp thực hiện bình ổn giá tại địa phương theo thẩm quyền của UBND, tuy nhiên lại ràng buộc, khi Chính phủ triển khai bình ổn giá thì các địa phương mới thực hiện theo chủ trương chung và hướng dẫn của Bộ Tài chính và các bộ, ngành, làm giảm tính linh hoạt trong thực hiện chính sách bình ổn giá ở các địa phương. Đặc biệt là những vấn đề có tính cục bộ tại địa phương, khi xảy ra các trường hợp đặc biệt, khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh chỉ phát sinh trên các địa bàn nhất định.
Giao thẩm quyền cụ thể
Để giải quyết những bất cập về công tác bình ổn giá tại Luật Giá hiện hành, Bộ Tài chính đang thực hiện xây dựng dự thảo Luật Giá (sửa đổi) với mục tiêu khắc phục tồn tại, hạn chế; tăng cường công tác tổ chức thực hiện theo hướng linh hoạt, gắn trách nhiệm bình ổn giá với trách nhiệm quản lý ngành, lĩnh vực; tạo công cụ pháp lý đầy đủ, hiệu quả cho công tác kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ cho công tác quản lý, điều hành giá.
Để đạt được mục tiêu này, Bộ Tài chính đã xây dựng các giải pháp.
Thứ nhất là chỉ thực hiện rà soát, điều chỉnh danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá hiện nay tại Luật cho phù hợp với thực tiễn, đưa các mặt hàng cần thiết được đánh giá trong thời gian gần đây vào danh mục.
Thứ hai là sửa đổi, bổ sung quy định về bình ổn giá. Cụ thể, không quy định danh mục cụ thể đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá vào trong Luật; củng cố các quy định về trường hợp áp dụng biện pháp để tránh sự lạm dụng không cần thiết nhưng vẫn phải đảm bảo tính cấp thiết trong triển khai.
Đồng thời giao thẩm quyền quy định danh mục cụ thể cho Chính phủ quyết định thay vì Ủy ban Thường vụ Quốc hội như quy định hiện hành. Chính phủ sẽ quyết định hàng hóa, dịch vụ được đưa vào thực hiện bình ổn giá và quyết định biện pháp thực hiện bình ổn trong một thời gian nhất định căn cứ vào tình hình thực tế. Trong trường hợp cụ thể, căn cứ theo nguyên tắc được quy định tại Luật để đánh giá đề xuất đưa hàng hóa, dịch vụ vào danh mục mặt hàng thực hiện bình ổn giá.
Ngoài ra cũng giao thẩm quyền cho địa phương thực hiện bình ổn giá trên phạm vi địa bàn của mình trong trường hợp khẩn cấp tương tự với quy định về bình ổn giá tại trung ương. Việc thực hiện bình ổn giá tại địa phương cần tuân thủ quy trình xin ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương thực hiện bình ổn giá trên địa bàn.
Thứ ba là sửa đổi toàn diện vấn đề và danh mục bình ổn giá theo hướng bỏ các quy định về danh mục cụ thể đối với biện pháp bình ổn giá; theo đó, biện pháp bình ổn giá có thể áp dụng đối với bất cứ mặt hàng nào. Tuy nhiên, cần củng cố các nguyên tắc áp dụng theo hướng quy định chặt chẽ các trường hợp áp dụng khi xảy ra tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh… Trong trường hợp cụ thể và căn cứ theo nguyên tắc đã được quy định tại Luật, Chính phủ sẽ quyết định loại hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn và biện pháp bình ổn trong một khoảng thời gian cụ thể.
Với ba giải pháp này, mỗi biện pháp có những ưu nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực tế hiện nay đồng thời thông qua kinh nghiệm thực thi Luật Giá. Bộ Tài chính đề nghị sửa theo hướng giải pháp thứ hai.
Bởi lẽ khi sử dụng biện pháp bình ổn giá thao giải pháp thứ hai một cách có hiệu quả về cả mặt phương pháp và phương thức thực hiện sẽ góp phần kiểm soát mặt bằng giá, tạo niềm tin của người dân và tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trên thị trường.
Đối với công tác thực thi, Bộ Tài chính cho rằng, các quy định cụ thể về nguyên tắc, quy trình, phương pháp lựa chọn cụ thể khi xây dựng sẽ tạo điều kiện cho công tác thực hiện từ Trung ương đến địa phương; nâng cao hiệu quả thực thi và đáp ứng tính cấp thiết của việc thực hiện bình ổn giá.
Tin liên quan
4 loại ô tô công trong danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia
15:20 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
3 tác phẩm của Đảng bộ Bộ Tài chính đạt giải tại Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024
14:34 | 01/10/2024 Tài chính
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chi ngân sách 3 quý đầu năm 2024 đạt khoảng 1.256,3 nghìn tỷ đồng
15:45 | 02/10/2024 Tài chính
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
13:15 | 02/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
09:07 | 02/10/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt 85,1 dự toán
20:08 | 01/10/2024 Tài chính
Tăng nhà đầu tư tổ chức - tăng chất cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
13:45 | 01/10/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri tại Bình Định
11:03 | 01/10/2024 Tài chính
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm nhân thọ chi trả 13 tỷ đồng cho thiệt hại của bão số 3
12:36 | 28/09/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền
18:10 | 27/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics