Tai biến y khoa: Đừng đổ lỗi cho khách quan
Để xảy ra nhiều vụ tai biến y khoa, theo GS nguyên nhân nằm ở đâu?
Tai biến trong khám bệnh, chữa bệnh sẽ gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh khiến dư luận lo lắng. Tai biến y khoa có thể do nguyên nhân khách quan, do kiến thức y học là rộng lớn, bệnh lý biến chuyển nhanh, nhân viên y tế không thể làm gì khác; song cũng có nguyên nhân chủ quan từ phía nhân viên y tế. Nguyên nhân chủ quan có thể do sự mệt mỏi, do áp lực công việc, do quá tải; do phân tâm, lo lắng cơm áo vật chất đời thường; do sự chủ quan của thầy thuốc. Tuy nhiên dù với bất kỳ lý do gì, để xảy ra sai sót người thầy thuốc vẫn là người đáng trách. Bởi lẽ nếu cẩn trọng, người thầy thuốc có thể ngăn ngừa hầu hết căn nguyên gây sai sót kể trên.
Qua thực tế nhiều năm khám chữa bệnh và chứng kiến nhiều vụ tai biến xảy ra, tôi thấy nguyên nhân chính khiến việc này vẫn tồn tại nhức nhối là do sự chủ quan của nhân viên y tế; sự không thực hành nghiêm túc những quy trình, quy tắc, nguyên tắc y học thực hành. Chẳng hạn như vụ cắt nhầm chân tại Bệnh viện Việt Đức. Nếu nhân viên y tế kiểm tra kỹ càng hồ sơ bệnh án, thăm khám cẩn thận trước khi mổ sẽ không xảy ra sự việc đau lòng. Hay như sự việc đau lòng đang gây xôn xao dư luận tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình khiến 7 bệnh nhân tử vong, dù rằng do bất kỳ nguyên nhân nào thì vụ việc đau xót này cũng xuất phát từ sự chưa cẩn trọng của nhân viên y tế trong việc kiểm tra, giám sát quy trình chạy thận cho bệnh nhân. Bởi trước khi tiến hành chạy thận, nhân viên y tế phải thăm khám bệnh nhân cẩn thận, nhân viên kỹ thuật phải kiểm tra máy móc kỹ thuật, phương tiện vật tư kỹ càng... trách nhiệm thuộc về cá nhân nào, cá nhân đó phải làm tốt.
Bản thân tôi cũng có nhiều lúc do sơ sót, do quá tự tin vào bản thân mà trong lúc thăm khám bệnh đã bỏ qua nhiều dấu hiệu bệnh quan trọng dẫn tới chẩn đoán nhầm. Hay đó là việc quá tin tưởng vào những đồng nghiệp khác và không kiểm tra lại dẫn tới một người sai kéo theo cả quy trình “gặp lỗi”, hậu quả gây ra nặng nhẹ tùy theo mức độ.
Vậy theo GS, nguyên nhân nào khiến nhân viên y tế chưa thực sự tận tâm với nghề, còn hời hợt trong thăm khám và điều trị cho bệnh nhân?
Nguyên nhân thì có rất nhiều, trong đó chủ yếu là do bản thân nhân viên y tế chưa thực sự yêu nghề, chưa thực sự hiểu, chia sẻ và coi bệnh nhân như người thân của mình. Sinh viên y khoa không giống với sinh viên các ngành khác, sinh viên y khoa không chỉ học giỏi Toán, Lý, Hóa mà phải là người có trái tim nhân hậu, có giác quan thứ sáu, có tinh thần vượt khó, chịu khổ. Cũng đừng vì bao biện rằng nhân viên y tế phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt với nhiều các yếu tố nguy cơ, về nhiễm trùng, về quá tải... mà có thái độ hời hợt, thờ ơ với bệnh nhân để cho tai biến có cơ hội rình rập. Câu hỏi đặt ra là tại sao cũng trong cùng môi trường đó mà nhiều nhân viên y tế vẫn giữ được trái tim ấm nóng và cái đầu lạnh, vẫn giữ được tình cảm, sự thân thiện cởi mở với bản thân còn số khác lại không làm được, đó là bởi sự cố gắng nỗ lực không ngừng nghỉ của mỗi con người.
Thưa GS, để giảm thiểu tối đa nguy cơ gây tai biến y khoa, ngành Y tế nói chung và nhân viên y tế nói riêng cần phải làm gì?
Hiện Bộ Y tế đã ban hành các văn bản chỉ đạo về vấn đề phòng ngừa, hạn chế và khắc phục sai sót y khoa, chỉ thị về thiết lập đường dây nóng tiếp nhận phản ánh trực tiếp của người dân,… Đặc biệt, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng thông tư hướng dẫn về quản lý rủi ro, sự cố y khoa tự nguyện, trong đó chú trọng việc thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo rủi ro sự cố bắt buộc và tự nguyện trong bệnh viện.
Bên cạnh đó tôi cho rằng, Bộ Y tế cần phối hợp với Bộ Tài chính để nghiên cứu, xây dựng các hướng dẫn, quy định cụ thể mức bảo hiểm, định mức cơ sở dữ liệu khác nhau về mức rủi ro, mức trách nhiệm bảo hiểm theo vụ việc, chuyên khoa/đa khoa, hạng bệnh viện..., giúp chung sức giải quyết trách nhiệm cho người hành nghề, cho cơ sở khám, chữa bệnh khi xảy ra tình huống tai biến không mong muốn. Đồng thời, Bộ Y tế cần có các quy định cụ thể, rõ ràng về phương pháp, cách xử lý khi có vấn đề không may xảy ra. Theo đó, trách nhiệm của y, bác sỹ đến đâu, cơ quan quản lý xử lý đến đó, tránh tình trạng bác sỹ chính là nạn nhân của mọi tội lỗi, song cũng tránh tình trạng hiện nay các cơ sở y tế thường áp dụng khi có tai biến xảy ra là xin lỗi, miễn viện phí, chịu trách nhiệm sức khỏe về sau của bệnh nhân và biện minh rằng mình làm đúng quy trình... còn bệnh nhân thì vẫn tử vong!
Hiện nhiều bệnh nhân đến với các cơ sở chăm sóc y tế đang có tâm trạng lo lắng, sợ mình sẽ không may là một trong số nạn nhân gặp phải tai biến y khoa. GS có thể nói gì về thực tế này?
Nếu y, bác sỹ đặt mình vào hoàn cảnh của bản thân khi không may bị cắt chân, bị mổ nhầm, phải chịu tổn hại lớn về sức khỏe, tinh thần do sơ suất nhân viên y tế, khi đó y, bác sỹ sẽ ứng xử ra sao? Có đau đớn có uất ức? Bệnh nhân cũng vậy. Do vậy, nỗi đau về tinh thần, thể xác mà người bệnh phải gánh chịu không gì có thể bù đắp. Vậy nên bất kể ngành nào, sự tắc trách đều khó chấp nhận, riêng đối với ngành Y, càng không thể chấp nhận bởi sai một li đi một dặm. Đằng sau của sự bất cẩn, sai sót, tắc trách là sinh mạng của một con người. Do vậy, hơn lúc nào hết điều người bệnh cần là sự tận tâm, trách nhiệm của bác sỹ trước mỗi bệnh nhân, có như vậy mới giảm thiểu tối đa tai nạn không đáng có.
Hơn ai hết nhân viên y tế phải thấm nhuần tư tưởng đạo y là một nhân thuật, chuyên lo tính mệnh con người, phải biết lo lắng cái lo của người, cùng vui với cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống người làm phận sự của mình, không được mưu lợi kể công. Về phía bệnh nhân cũng không nên quá lo lắng, bởi đã là bác sỹ dù có đôi lúc không cẩn trọng, chưa chu đáo, chưa tận tâm, song mục đích tối thượng của nghề y vẫn là chữa bệnh cứu người.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Việt Nam-Trung Quốc thúc đẩy hợp tác về hạ tầng, kinh tế số, tài chính
08:34 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí
07:46 | 14/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lý Cường chứng kiến trao văn kiện hợp tác giữa hai nước
16:02 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trung Quốc “luôn coi Việt Nam là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng”
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
15:52 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tiếp vốn cho nông nghiệp
15:21 | 13/10/2024 Người quan sát
Sôi động thị trường lao động cuối năm
09:00 | 13/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xóa nhà tạm, dột nát
08:41 | 13/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường thăm Việt Nam
19:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
19:14 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
18:23 | 12/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chậm ban hành văn bản
08:52 | 12/10/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đại biểu doanh nhân tiêu biểu
21:38 | 11/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Tạm hoãn xuất cảnh nữ giám đốc doanh nghiệp nợ thuế
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 83 phát hành ngày 15/10/2024
Doanh thu hợp nhất của 19 tập đoàn, tổng công ty tăng 12% sau 9 tháng
Việt Nam - Lào hợp tác phòng, chống tội phạm ma túy hiệu quả
Thị trường bất động sản sôi động trở lại: Dấu hiệu "tạo nhiệt" hay tăng trưởng thực?
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics