Tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2021-2025: Thay đổi cách thức điều hành để có cơ chế phân bổ nguồn lực hiệu quả
Cần tập trung cho các ngành mũi nhọn mang tính lan tỏa, dẫn dắt
Tại Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu: Tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ) bình quân trên 6,5%/năm, trong đó tốc độ tăng NSLĐ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7%/năm, tốc độ tăng NSLĐ của các vùng kinh tế trọng điểm và 5 thành phố trực thuộc Trung ương cao hơn tốc độ tăng NSLĐ trung bình cả nước; nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GDP. Thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4, đặc biệt đối với các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực. Kinh tế số chiếm 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; phấn đấu đến hết năm 2025 có khoảng 35.000 hợp tác xã, trong đó có trên 3.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản, khoảng 35% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị. |
Tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã được thực hiện và mang lại nhiều kết quả quan trọng, đã góp phần quan trọng trong đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện chất lượng tăng trưởng, tăng năng suất, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 5,79% cao hơn mức 4,27% giai đoạn 2011-2015; hiệu quả sử dụng nguồn lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế được cải thiện. Lạm phát được kiểm soát, ổn định vĩ mô được đảm bảo tốt; tỷ lệ nợ công và áp lực trả nợ hàng năm giảm; nền tảng tài chính quốc gia được củng cố rõ rệt; hệ số tín nhiệm quốc gia tăng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ ra một số tồn tại. Đó là, cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm chưa hoàn thành theo mục tiêu đề ra. Hiệu quả đầu tư công chưa cao; giải ngân vốn đầu tư công vẫn còn vướng mắc, nhất là vốn ODA. Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp còn chậm; hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nhà nước còn thấp. Việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém còn hạn chế....
Rút kinh nghiệm từ kế hoạch trước, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV đã đưa ra mục tiêu tạo sự thay đổi rõ nét trong mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, hiệu quả sử dụng nguồn lực, tính tự chủ và khả năng thích ứng của nền kinh tế, từng bước hướng tới nền kinh tế dựa vào khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, đảm bảo phát triển nhanh, bền vững...
Đồng thời, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo dư địa chính sách và cơ chế điều chỉnh linh hoạt để ứng phó hiệu quả với những biến động trong và ngoài nước. Điều này có nghĩa không chỉ tập trung vào cơ cấu lại các ngành và các thành phần kinh tế hay các không gian kinh tế mà còn phải quan tâm đến những lĩnh vực quan trọng, có tiềm năng, lợi thế hoặc là dư địa mới, lớn và cơ hội mới để làm sao trở thành những ngành mũi nhọn mang tính lan tỏa, dẫn dắt, đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế. Đáng chú ý, trong giai đoạn tới, tái cơ cấu lại nền kinh tế sẽ tập trung vào ba vấn đề lớn là thể chế, chuyển đổi số và khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đây là ba mũi đột phá mang tính trọng tâm, trọng điểm.
Kế hoạch cũng đưa ra 6 nhóm mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể. Trong đó, ngoài một số chỉ tiêu cập nhật của kỳ kế hoạch trước, Kế hoạch bổ sung các chỉ tiêu về phát triển các loại hình thị trường, cơ cấu lại không gian kinh tế, phát triển kinh tế số và đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, Kế hoạch cũng đã xác định 135 nhiệm vụ phân công cho các bộ, ngành, địa phương để triển khai thực hiện, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm người đứng đầu, phát tính huy chủ động, sáng tạo, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phối hợp đi đôi với tăng cường đánh giá, kiểm tra, giám sát.
Nguồn lực phải được phân bổ theo thị trường
Đề cập đến những yếu tố mới sẽ tác động đến kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế gắn phục hồi tăng trưởng kinh tế, trao đổi với Tạp chí Hải quan, chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu cho rằng, mục tiêu của kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế là tạo ra thay đổi về cách thức điều hành nền kinh tế, tập trung vào cơ chế phân bổ nguồn lực hiệu quả, ít tốn kém, đúng đối tượng, nhanh nhất. Tác động của dịch Covid-19 vừa qua trên thế giới và ở nước ta đã cho thấy nhiều bài học hữu ích không chỉ cho riêng Việt Nam mà còn cho nhiều quốc gia khác. Mặc dù chúng ta đã cố gắng vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế như: sự phối hợp chưa thực sự tốt giữa các địa phương, bộ và các cơ quan; việc tổ chức thực hiện một số giải pháp của Chính phủ chưa đầy đủ và kịp thời. Việc cải cách thể chế vẫn còn thiếu năng lực dự báo, hiệu quả phối hợp, tính nhanh chóng và kịp thời, tính thích ứng và ứng phó hiệu quả với biến động khó lường,…
Để triển khai Kế hoạch tái cơ cấu lại nền kinh tế hiệu quả, theo chuyên gia kinh tế Phan Đức Hiếu, phải thay đổi cách thức điều hành để có cơ chế phân bổ nguồn lực hiệu quả, đúng đối tượng. Nguyên tắc phân bổ là khu vực, chủ thể nào có năng lực sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất thì phải có cơ hội để tiếp cận nhanh nhất, kịp thời và đầy đủ. Có nghĩa, nguồn lực phải được phân bổ theo thị trường chứ không phải qua cơ chế hành chính xin - cho. Trong khi đó, kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế là tổng hợp các biện pháp để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, lao động…
Còn theo PGS,TS Bùi Tất Thắng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với bối cảnh năm đầu tiên của giai đoạn đang bị ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, chúng ta phải xác định nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội của năm 2021 sẽ không đạt kế hoạch, trong đó đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng. Do đó, kế hoạch cơ cấu lại cho 5 năm tới phải có sự tính toán hợp lý, khả thi đi cùng với mục tiêu, giải pháp cụ thể. Ông Thắng đánh giá cao việc xác định chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao là giải pháp đột phá trong nội dung kế hoạch cơ cấu giai đoạn tới. Tuy nhiên, để làm được điều này, theo ông Thắng, cần thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển mạnh doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành, nghề, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế.
Tin liên quan
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
TP Hồ Chí Minh thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công
19:26 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
14:00 | 27/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
13:19 | 27/09/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
19:45 | 26/09/2024 Kinh tế
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
19:44 | 26/09/2024 Kinh tế
Chung sức hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển bền vững
16:03 | 26/09/2024 Kinh tế
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo
15:59 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Hỗ trợ tốt hoạt động thanh toán với mô hình ngân hàng mở
15:15 | 26/09/2024 Kinh tế
Bến Tre: Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững
14:49 | 26/09/2024 Kinh tế
TPHCM tổ chức 19 phiên livestream kết nối cung cầu hàng hóa của 45 tỉnh, thành phố
14:38 | 26/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
Cuba trao tặng Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
Giảm phát thải - tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform