Tài sản mã hoá: Nên lựa chọn quản lý, giám sát thay vì cấm cản
Hội thảo khoa học với chủ đề “Quản lý nhà nước về tài sản mã hóa: Những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam”. Ảnh: HD |
Ngày 29/8/2024, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính phối hợp với Học viện Tài chính tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Quản lý nhà nước về tài sản mã hóa: Những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam”.
Tài sản mã hóa vào Việt Nam lên đến 120 tỷ USD
Theo TS. Nguyễn Như Quỳnh, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, tài sản mã hóa là xu hướng phát triển tất yếu, các giao dịch liên quan tới tài sản mã hóa vẫn diễn ra trên thị trường và không ngừng phát triển.
Theo các chuyên gia, tại Việt Nam, mặc dù tỷ lệ người dân sở hữu và giá trị tài sản mã hóa ở mức rất cao nhưng vẫn chưa có các quy định pháp lý cụ thể liên quan đến lĩnh vực này. Ngân hàng Nhà nước không công nhận tiền mã hóa là phương tiện thanh toán trong khi Bộ Tư pháp không coi đây là một loại tài sản, Bộ Công thương cũng không xem đây là một loại hàng hóa.
Ngày 23/2/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 194/QĐ-TTg về kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Trong đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì Hành động số 6 về xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh đối với tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo, đồng thời chứng minh việc thực thi các quy định bao gồm các biện pháp đảm bảo tuân thủ vào tháng 5/2025, với mục tiêu sớm đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách rà soát tăng cường (Danh sách Xám) trên cơ sở đảm bảo tối đa lợi ích quốc gia. |
Trong khi đó, báo cáo của hãng nghiên cứu Chainalysis (Hoa Kỳ) cho thấy, trong 12 tháng (tính đến tháng 7/2023), dòng tài sản mã hóa vào Việt Nam lên đến 120 tỷ USD, gấp khoảng 3-4 lần dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và tăng 20% so với giai đoạn 2021-2022 (khoảng 100 tỷ USD).
Theo ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam, dự báo đến năm 2030, toàn cầu sẽ có 16.000 tỷ USD tài sản truyền thống được mã hóa. Việt Nam hiện đứng thứ 3 thế giới về chỉ số chấp nhận tài sản mã hóa và đứng thứ 7 với 17,4% dân số sở hữu tài sản mã hóa và thuộc TOP 30 quốc gia có tỷ lệ sở hữu tài sản mã hóa cao nhất.
Ông Trung cho biết thêm, do lợi nhuận lớn, việc huy động vốn cộng đồng từ tài sản mã hóa đã xảy ra gian lận. Nhiều đơn vị không rõ thông tin đã tổ chức hội thảo kín, lợi dụng hình ảnh để thu hút huy động vốn từ cộng đồng. Báo cáo từ người dùng cho thấy, họ bị lừa đảo thông qua việc gửi, nạp tiền lên các nền tảng sàn giao dịch, ví không rõ thông tin.
TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) cũng cho rằng, dù muốn hay không thì phải thừa nhận rằng có một bộ phận dân cư Việt Nam đang nắm giữ và thực hiện giao dịch liên quan tới tài sản mã hóa, trong đó có các giao dịch liên quan tới bitcoin. Tuy nhiên, việc thực hiện các giao dịch liên quan tới tài sản mã hóa cho mục đích rửa tiền là vấn đề nhức nhối trong thực tiễn thi hành pháp luật ở nhiều quốc gia hiện nay.
Cần thận trọng, đảm bảo sự cân bằng nhiều mục tiêu
Trước thực trạng trên, theo TS. Nguyễn Như Quỳnh, Việt Nam cần có phương án quản lý phù hợp, trong đó nhanh chóng hoàn thiện các quy định quản lý tài sản ảo, tài sản mã hóa phù hợp với tiêu chuẩn phòng chống rửa tiền của Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính để đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách xám theo Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
"Việc xây dựng khung pháp lý để thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển và ứng dụng công nghệ Blockchain, tài sản số, quản lý tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa là rất cần thiết nhưng các biện pháp quản lý nhà nước đối với các vấn đề này cần thận trọng, đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội", TS. Nguyễn Như Quỳnh nhấn mạnh.
Chia sẻ thêm, chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho rằng, thay vì lựa chọn không làm gì hoặc cấm cản, đa số các quốc gia phát triển đã xây dựng các quy định pháp lý nhằm điều tiết, quản lý thị trường tài sản mã hóa.
Theo đó, nhiều nước đã bắt đầu hình thành khung pháp lý về quản lý tài sản mã hóa nhằm đưa tài sản mã hóa vào đối tượng quản lý và giám sát thay vì không được công nhận hay bị cấm như trước đây. Đa số các quốc gia thuộc nhóm G20 (ngoại trừ Trung Quốc) có xu hướng công nhận tài sản mã hóa, cấp phép một số loại dịch vụ tài sản mã hóa, cấp phép với các sàn giao dịch tài sản mã hóa, đánh thuế đối với giao dịch tài sản mã hóa.
Các tổ chức tài chính quốc tế như Hội đồng ổn định tài chính (Financial Stability Board, FSB), Tổ chức Quốc tế của các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO), Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng… cũng ban hành các hướng dẫn, thông lệ tốt và khuyến cáo đối với các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này.
TS. Cấn Văn Lực chia sẻ, việc đưa ra các quy định pháp lý liên quan đến quản lý tài sản mã hóa cũng góp phần quan trọng bảo vệ nhà đầu tư, tăng cường khả năng thu thuế trên các giao dịch tài sản mã hóa, nâng cao khả năng kiểm soát các hoạt động rửa tiền, giảm thiểu rủi ro tài trợ khủng bố, quản lý tốt hơn dòng vốn chảy ra khỏi quốc gia.
Đại diện nhóm nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với tài sản mã hóa của Học viện Tài chính, TS Nguyễn Thị Thùy Dung đề xuất, Chính phủ có thể lựa chọn việc quản lý, giám sát tài sản mã hóa thay vì cấm hoàn toàn, đồng thời, thống nhất khái niệm “tài sản mã hóa” trong các văn bản pháp lý; quản lý các hoạt động liên quan tới tài sản mã hóa theo cách tiếp cận rủi ro, ưu tiên quản lý các hoạt động lưu ký.
Để bảo vệ quyền lợi của người dân, Chính phủ cũng cần nâng cao nhận thức, tăng cường cung cấp thông tin, cảnh báo kịp thời, xây dựng đồng bộ cơ chế bảo vệ được quy định trong luật bảo vệ người tiêu dùng và các pháp luật điều chỉnh tài sản mã hóa trong tương lai.
Tài sản mã hóa là một loại tài sản kỹ thuật số được tạo ra và hoạt động dựa trên kỹ thuật mật mã, công nghệ sổ cái phân tán hoặc công nghệ tương tự. |
Tin liên quan
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Ngành hải quan và logistics có điểm trúng tuyển cao nhất tại Học viện Tài chính
15:53 | 18/08/2024 Tài chính
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
19:29 | 23/09/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
16:46 | 23/09/2024 Tài chính
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Cơ quan Thuế xử lý 9,6 tỷ hoá đơn điện tử
15:05 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
21:50 | 15/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 77 phát hành ngày 24/9/2024
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
Phối hợp chống buôn lậu trên vùng biển Hải Phòng, Thái Bình
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform