Tăng cường phối hợp giữa ngành Tài chính với các bộ ngành
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng Kiểm toán nhà Nước phát biểu tại Hội nghị |
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Tổng Kiểm toán nhà Nước:
Là cơ quan được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm toán để quản lý việc sử dụng tài sản công, trong suốt thời gian qua, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước luôn gắn bó, đồng hành với công tác quản lý tài chính cũng như điều hành thu - chi ngân sách. Những kết quả, thành tích Kiểm toán Nhà nước có được ngày hôm nay cũng là nhờ sự quan tâm, ủng hộ, phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị làm công tác tài chính trên toàn quốc, đặc biệt là Bộ Tài chính.
Qua kết quả kiểm toán trong những năm qua và đặc biệt là năm 2021 có thể thấy Bộ Tài chính đã nỗ lực, phấn đấu rất lớn để hoàn thiện cơ chế chính sách đối với quản lý tài chính nói chung.
Qua báo cáo của Bộ Tài chính về thực hiện nhiệm vụ năm 2021, tôi xin được chia vui với kết quả mà ngành Tài chính đạt được trong năm qua trong các lĩnh vực như: hoàn thiện thể chế chính sách tài khoá, chủ động tháo gỡ cho doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ nợ công, quản lý giá, quản lý tài sản công, tài chính đối ngoại, hội nhập quốc tế.
Năm 2021, mặc dù kinh tế rất khó khăn nhưng kết quả tăng trưởng kinh tế là rất đáng tự hào. Điều đó là nhờ sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự tham mưu của Bộ Tài chính cho Thủ tướng Chính phủ và việc trực tiếp điều hành thu - chi ngân sách với sự nỗ lực của hàng vạn cán bộ tài chính trong việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, phương hướng đã đề ra.
Đặc biệt, tôi ấn tượng với chính sách về hoá đơn điện tử đã triển khai trong năm qua tại 6 tỉnh, thành phố và sẽ mở rộng triển khai trên toàn quốc trong năm 2022. Điều này đã tác động tới tất cả người dân, doanh nghiệp và đặc biệt là tới công tác quản lý thuế và lĩnh vực kiểm toán của chúng tôi. Đây là điều kiện tiên quyết quan trọng để chúng tôi cải cách thủ tục kiểm toán.
Trong năm 2022, tôi đề nghị Bộ Tài chính lưu tâm xử lý những vấn đề còn tồn tại trong năm qua, đặc biệt là những vấn đề ngành đã thẳng thắn nhìn nhận như: cải cách hành chính, tăng cường kỉ cương, kỉ luật tài chính, tăng cường công tác thanh tra giám sát, công khai minh bạch trong quản lý thu - chi ngân sách...
Trong công tác phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, để tăng cường hơn nữa hiệu quả, đề nghị Bộ Tài chính phối hợp trong việc lập và thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo nợ công. Đặc biệt là việc tham gia thảo luận ý kiến của Kiểm toán Nhà nước về dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 để báo cáo Quốc hội trong năm 2022.
Đặc biệt, ngành Tài chính phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa việc đôn đốc, kiểm tra giám sát các kết luận của Kiểm toán Nhà nước; thực hiện tốt quy chế phối hợp và trao đổi thông tin giữa hai đơn vị trong thời gian tới.
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Hội nghị |
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Tôi xin chúc mừng kết quả đã đạt được trên mọi mặt công tác của ngành Tài chính trong năm 2021. Năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, sức chống chịu của người dân, doanh nghiệp suy giảm đáng kể, ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Trong bối cảnh đó, dưới sự điều hành quyết liệt, các chính sách kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết số 128 chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả đại dịch Covid-19, Việt Nam đã đạt kết quả đáng khích lệ trên các lĩnh vực. Theo đó, tốc độ tăng GDP đạt 2,58% so với năm 2020, phục hồi mạnh mẽ theo hình chữ "V", lạm phát được kiểm soát, tạo điều kiện thực hiện chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh.
Các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác được điều hành đồng bộ, linh hoạt trong thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, tập trung vào các lĩnh vực cho phục hồi và phát triển kinh tế. Thu ngân sách vượt dự toán, tập trung sử dụng dự phòng, dự trữ tài chính, tiết kiệm chi thường xuyên và các nguồn lực theo quy định đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch, đảm bảo yêu cầu quốc phòng an ninh, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Đạt được kết quả đó có đóng góp quan trọng của ngành Tài chính. Năm 2021, ngành Kế hoạch và Đầu tư và ngành Tài chính đã phối hợp chặt chẽ trong triển khai các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng về các giải pháp điều hành phát triển kinh tế - xã hội, quản lý nợ công, ngân sách nhà nước.
Hai ngành đã phối hợp xây dựng Chiến lược tài chính 10 năm 2021-2030; đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch nợ công trung hạn giai đoạn 2016-2020, xây dựng kế hoạch nợ công trung hạn 2021-2025; phối hợp đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, định hướng kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025; kế hoạch vay trả nợ công 2021-2025; xây dựng thí điểm cơ chế chính sách đặc thù với một số địa phương; tham mưu đề xuất chính sách tài khóa tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội báo cáo Chính phủ trình Quốc hội.
Cùng với đó, hai ngành đã phối hợp trong tham mưu chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, tài chính quốc gia, đề xuất các giải pháp chính sách nhằm thực hiện thành công mục tiêu kép; hoàn thiện thể chế chính sách về tài chính ngân sách, đầu tư công, quản lý nợ công, xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Điển hình là tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 97, 56 nhằm tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong huy động và sử dụng nguồn vốn ODA; đề xuất các giải pháp tài khóa nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu tác động bởi dịch bệnh như: giảm thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay; gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất...; phối hợp chặt chẽ các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế xã hội báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.
Năm 2022, dự báo tình hình kinh tế - xã hội có những thuận lợi, khó khăn thách thức đan xen. Trong thời gian tới, ngành Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành Tài chính để đề xuất tham mưu kịp thời, hiệu quả với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các cơ chế chính sách trong điều hành quản lý kinh tế vĩ mô, ngân sách nhà nước, các giải pháp về huy động nguồn lực phục hồi hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, nhất là phối hợp thực hiện thành công chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công mục tiêu về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022 đã được Quốc hội thông qua.
Tin liên quan
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
19:36 | 08/10/2024 Tài chính
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
20:55 | 08/10/2024 Tài chính
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Giảm 30% tiền thuê đất để thêm nguồn lực phục hồi sản xuất kinh doanh
14:52 | 08/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thu nợ thuế đạt 56.092 tỷ đồng
14:27 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ trong công khai, minh bạch ngân sách
10:27 | 08/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 17%
00:00 | 08/10/2024 Tài chính
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước đạt 2.417,2 nghìn tỷ đồng
18:47 | 06/10/2024 Tài chính
Vai trò của bảo hiểm trở nên quan trọng hơn qua khắc phục hậu quả bão lũ
14:33 | 06/10/2024 Tài chính
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
08:59 | 05/10/2024 Tài chính
Thu thuế thương mại điện tử tại Hà Nội tăng 265%
16:18 | 04/10/2024 Tài chính
Hết quý 2/2024, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng
16:01 | 04/10/2024 Tài chính
Chi ngân sách 3 quý đầu năm 2024 đạt khoảng 1.256,3 nghìn tỷ đồng
15:45 | 02/10/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics