Tăng trưởng tín dụng khó đạt mục tiêu
Tín dụng cuối năm có thể tăng trưởng cao hơn, nhưng để đạt được mục tiêu 14% là không khả thi Ảnh: ST |
Không “ép” mục tiêu tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Việt Nam thịnh vượng (VPBank): Tín dụng tăng cao, ngân hàng phải chấp nhận rủi ro cao Tăng trưởng tín dụng cao đồng nghĩa với việc ngân hàng phải chấp nhận rủi ro cao. Các lĩnh vực tín dụng ưu tiên của Chính phủ đều là các lĩnh vực rủi ro cao. Thực tế là các ngân hàng cũng đang phải đối mặt với nợ xấu tăng rất nhiều so với các năm trước. Tại VPBank, mức giảm lãi suất cho vay đã lớn hơn mức giảm chi phí lãi vay; vay định chế tài chính nước ngoài quy ra VND vẫn là trên dưới 10%/năm, trong khi lãi vay dài hạn cho doanh nghiệp trong nước vay đang là 8-10%/năm. |
Trong những tháng cuối năm 2023, tín dụng tăng trưởng thấp là thực trạng làm “đau đầu” ngành ngân hàng cùng cơ quan quản lý và lãnh đạo Chính phủ. Nhiều cuộc họp, hội nghị để bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng đã diễn ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký ban hành công điện về điều hành tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm 2023.
Nhưng theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), khó khăn chủ yếu do yếu tố khách quan, bởi thực tế tín dụng của các nước trên thế giới cũng tăng chậm, không riêng Việt Nam, do tổng cầu thế giới giảm. Tính đến cuối tháng 11/2023, tín dụng đối với nền kinh tế đạt khoảng 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022. So với mức tăng trưởng tín dụng 14% cả năm mà NHNN đặt ra từ đầu năm thì còn khoảng 700.000 tỷ đồng tín dụng cần bổ sung vào nền kinh tế.
Vấn đề tín dụng tăng thấp, chưa đạt mục tiêu đề ra, việc tiếp cận tín dụng khó khăn... "buộc" Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phải yêu cầu Thanh tra Chính phủ “vào cuộc” để thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của NHNN trong điều hành tăng trưởng tín dụng.
Hiện tình hình cuối năm 2023 và đầu năm 2024 đã có nhiều tín hiệu khả quan, lãi suất huy động đã hạ xuống mức thấp kỷ lục giúp lãi suất cho vay cũng giảm. Theo ước tính của NHNN, tín dụng cho một số mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như lúa gạo, cà phê, lâm sản và một số lĩnh vực sản xuất đang có dấu hiệu tích cực, tăng cao hơn mức tăng trưởng tín dụng chung của toàn nền kinh tế.
Lãi suất ngân hàng giảm sâu Lãi suất huy động của nhiều ngân hàng tiếp tục giảm rất sâu trong tháng cuối năm 2023. Thậm chí tại Vietcombank, lãi suất huy động thấp nhất chỉ còn 2,2%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 1 tháng. Theo đó, biểu lãi suất tiết kiệm mới nhất tại Vietcombank tiếp tục giảm đồng loạt 0,2%/năm cho các kỳ hạn tiền gửi dưới 12 tháng. Lãi suất tiền gửi 1-2 tháng tại Vietcombank xuống mức thấp kỷ lục, chỉ 2,2%/năm; lãi suất kỳ hạn 3 tháng là 2,5%/năm; lãi suất 3,5%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 6-9 tháng. Còn đối với tiền gửi tại quầy kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, Vietcombank giữ nguyên lãi suất 4,8%/năm.Trong hơn 1 tháng qua, Vietcombank đã đi đầu với 4 lần giảm lãi suất huy động với tổng cộng gần 1%/năm, đưa mức lãi suất tại ngân hàng này xuống mức thấp nhất thị trường. Tại BIDV, ngân hàng này cũng thông báo chính thức giảm lãi suất huy động 0,1% các kỳ hạn từ 1-11 tháng từ hôm nay. Theo biểu lãi suất huy động trực tuyến, kỳ hạn 1-2 tháng còn 3,1%/năm, 3-5 tháng còn 3,4%/năm. Kỳ hạn 6-11 tháng chỉ còn 4,4%/năm, 12-36 tháng giữ nguyên 5,3%/năm. Các ngân hàng VietinBank, Agribank cũng có mức lãi suất tiết kiệm cao nhất chỉ 5,3%/năm.Không chỉ khối ngân hàng quốc doanh, hàng loạt ngân hàng TMCP tư nhân cũng giảm lãi suất tiết kiệm. Chẳng hạn, tại ACB, lãi suất kỳ hạn 6 tháng chỉ còn 3,5%/năm, kỳ hạn 9 tháng 4,6%/năm, và kỳ hạn 12 tháng 4,65%/năm. KienlongBank áp dụng lãi suất các kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng lần lượt là 5,4%/năm, 5,6%/năm và 5,7%/năm… Một số ngân hàng thương mại vẫn có mức lãi suất huy động trên 8%/năm nhưng điều kiện để được hưởng lại rất cao. Chẳng hạn, MSB huy động tiền gửi kỳ hạn 12 và 13 tháng với lãi suất cao nhất lên đến 9%/năm nếu đạt điều kiện số tiền gửi từ 500 tỷ đồng. Dưới mức này, lãi suất áp dụng chỉ 5,1%/năm. Hay với PVCombank, lãi suất cao nhất lên tới 10,5%/năm nhưng số dư phải từ 2.000 tỷ đồng trở lên và gửi tiền kỳ hạn trên 12 tháng… Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán VNDirect, tính đến gần cuối tháng 11/2023, bình quân lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại đã giảm xuống mức 5,14%/năm, giảm thêm 0,2 điểm % so với thời điểm cuối tháng 10 và giảm khoảng 2,7 điểm % so với cuối năm 2022. Như vậy, lãi suất tiền gửi đã thấp hơn cả giai đoạn Covid-19 (từ đầu năm 2021 đến nửa đầu năm 2022). PV |
Đơn cử, tính đến gần cuối tháng 11/2023, tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu đạt khoảng 322.000 tỷ đồng, chiếm 2,53% tổng dư nợ, tăng 11,61% so với cuối năm 2022; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đạt trên 350.000 tỷ đồng, chiếm 2,75%, tăng 18,54% so với cuối năm 2022; tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao khoảng 45.400 tỷ đồng, chiếm 0,36%, tăng 17,99% so với cuối năm 2022…
Theo ý kiến của các chuyên gia, với các giải pháp đề ra, tín dụng cuối năm có thể tăng trưởng cao hơn, nhưng để đạt được mục tiêu 14% là không khả thi, ước tính chỉ có thể dừng ở mức khoảng 11%. Báo cáo của công ty Chứng khoán HSC nhận định, tăng trưởng tín dụng sẽ tăng tốc trong tháng 12 với mức tăng từ 2,5-3% so với tháng trước, từ đó giúp tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 có thể đạt khoảng 10,5-11%. Còn theo báo cáo của công ty Chứng khoán VNDirect, đến cuối năm 2023, tăng trưởng tín dụng sẽ được cải thiện và đạt 10% so với đầu năm nhờ vào các ngành sản xuất phục hồi với việc đơn hàng sản xuất tăng trở lại, ngành xây dựng phục hồi nhờ thúc đẩy đầu tư công những tháng cuối năm và nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng trở lại trong dịp lễ tết cuối năm.
Với tình hình này, thậm chí có ý kiến cho rằng để kích thích tăng trưởng tín dụng thì nên xem xét nới kênh tín dụng cho bất động sản, bởi nhu cầu về bất động sản vẫn rất lớn. Nhưng chuyên gia kinh tế PGS. TS. Phạm Thế Anh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, không nên “ép” mục tiêu tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP, bởi các động lực từ phía cầu như đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu đều yếu, trong khi tín dụng vào bất động sản như “con dao hai lưỡi”. Bởi các biện pháp thúc đẩy, nới lỏng tín dụng vào những phân khúc không thực sự thiết yếu sẽ càng làm cho thị trường bất động sản mất cân đối.
Cân nhắc về room tín dụng
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Thanh tra Chính phủ được yêu cầu tiến hành thanh tra việc xây dựng, giao, điều hành chỉ tiêu, hạn mức tăng trưởng (room) tín dụng trong năm 2022 và 2023. Bởi việc phân giao hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng được đánh giá là chưa thực sự khoa học, kịp thời, hiệu quả.
Trên thực tế, cơ chế điều hành bằng room tín dụng triển khai từ năm 2011 là vấn đề khiến các chuyên gia đưa ra nhiều ý kiến trái chiều, nhất là khi không ít lần tín dụng gặp khó do vướng room. Còn nhớ vào những tháng giữa năm 2022, do tín dụng tăng trưởng mạnh nên chỉ trong nửa đầu năm mà không ít ngân hàng đã sử dụng hết room, dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn. Năm 2023, dù tình hình vay vốn ngược lại, nhưng tăng trưởng tín dụng lại có sự phân bổ không đồng đều giữa các ngân hàng, có ngân hàng tăng trưởng hai con số nên đã gần cạn room, nhưng có không ít ngân hàng lại chỉ tăng trưởng ít ỏi vài %.
Để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng, từ đầu tháng 12/2023, NHNN đã quyết định chia lại “miếng bánh” tín dụng, chuyển hạn mức tăng trưởng tín dụng từ nơi thừa sang nơi thiếu, với sự chủ động từ các ngân hàng thương mại. Nhưng hồi đầu năm 2023, theo nhận định của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ sở pháp lý của chính sách giới hạn tăng trưởng tín dụng còn rất mỏng, chưa cụ thể. Điều này khiến VCCI lo ngại có thể dẫn đến sự không rõ ràng, thậm chí có “nguy cơ tùy nghi” trong việc phân bổ room tín dụng cho các ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, một số chuyên gia ngân hàng cũng từng bày tỏ, việc sử dụng công cụ room tín dụng có thể gây ra cạnh tranh không công bằng giữa các ngân hàng, là biện pháp hành chính, nặng tính xin – cho, đồng thời phải cân đối với mức lạm phát để đưa ra ngưỡng tăng trưởng hợp lý. Vì thế, nhiều chuyên gia khuyến cáo NHNN điều hành tín dụng thông qua các công cụ kỹ thuật như hệ số an toàn vốn (CAR), chỉ số LTD (dư nợ tín dụng/vốn huy động), tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn… và có thể điều tiết lượng tiền cung ra thị trường thông qua điều chỉnh lãi suất điều hành.
Liên quan đến vấn đề này, trong Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng vào ngày 7/12, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN đang xem xét, đánh giá lại toàn bộ quá trình điều hành chỉ tiêu room tín dụng, những mặt được cũng như chưa được. Trong thời gian tới, theo Thống đốc, việc có tiếp tục duy trì room tín dụng hay không hoặc có lộ trình như thế nào… sẽ trên tinh thần khắc phục hạn chế, tạo điều kiện đảm bảo tiêu chí kiểm soát được rủi ro tín dụng.
Rõ ràng, như nhiều lần lãnh đạo NHNN bày tỏ, điều hành chính sách tiền tệ trong bối cảnh hiện nay rất khó khăn, vừa phải giải quyết những vấn đề nội tại của ngành ngân hàng nhưng vẫn phải ứng phó nhanh nhạy trước bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó lường, kinh tế có độ mở cửa lớn. Do vậy, tăng trưởng tín dụng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, từ nỗ lực giảm lãi suất cho đến điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp.
Bên cạnh đó là cần sự phối hợp hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa cho tăng trưởng kinh tế. PGS. TS. Phạm Thế Anh đề nghị nên kích thích thêm từ chính sách tài khóa cho tăng trưởng, bằng các giải pháp như đẩy nhanh đầu tư công vào các dự án cơ sở hạ tầng, phát triển nhà ở xã hội, kích thích tiêu dùng thông qua trợ cấp an sinh xã hội cho hộ nghèo và người bị mất việc, giảm thuế giá trị gia tăng hàng thiết yếu nội địa…
Tin liên quan
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
20:16 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:57 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ tốt hoạt động thanh toán với mô hình ngân hàng mở
15:15 | 26/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
14:37 | 29/09/2024 Kinh tế
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
14:00 | 27/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
13:19 | 27/09/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
08:00 | 27/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics