Thách thức khiến Ấn Độ, Nga, Trung Quốc tiêm chủng chậm chạp dù tự sản xuất vaccine
Quảng trường Đỏ tại thủ đô Moscow, Nga. Ảnh: Getty Image |
“Tôi không muốn tiêm chủng chỉ vì vaccine có sẵn”, Mehra, 47 tuổi, nhân viên một bệnh viện tại Delhi, Ấn Độ, nói.
Cách đó hơn 4.000km, khi đi qua một điểm tiêm phòng COVID-19 lưu động gần Quảng trường Đỏ, thủ đô Moskva, anh Magomed Zurabov vẫn còn do dự. Nghi ngờ đại dịch được tạo ra có chủ ý, Zurabov cho biết anh không có ý định tiêm vaccine. Thay vào đó, Zurabov chỉ thực hiện các biện pháp phòng bệnh cần thiết, như đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn.
Dù nguồn cung vaccine không phải là vấn đề ở Nga, Trung Quốc hay Ấn Độ, khi tất cả các quốc gia này đều tự sản xuất vaccine, song chương trình tiêm chủng của các chính phủ này có những bước khởi đầu chậm chạp.
“Người dân không tỏ ra háo hức hay khẩn trương tiêm chủng. Ấn Độ đang trải qua giai đoạn đó khi căn bệnh này không còn lây lan mạnh, ngoại trừ ở một số bang. Mọi người đã nới lỏng cảnh giác khi cho rằng dịch đã qua đi theo suy nghĩ của họ”, Ajeet Jain, bác sĩ tại bệnh viện Rajiv Gandhi Super Specialty ở Delhi, nói.
Ngay cả khi tình trạng nguồn cung vaccine được cải thiện, phần lớn thế giới có thể phải mất nhiều năm để tiêm chủng trên diện rộng. Giới chuyên gia đánh giá việc triển khai vaccine ở Ấn Độ, Nga và Trung Quốc vẫn có thể diễn ra chậm chạp trong thời gian tới, bởi những thách thức trong việc tiếp cận với các cộng đồng dân cư rộng lớn và xa xôi, thiếu sự quan tâm của công chúng và các ưu tiên y tế khác cấp bách hơn.
Tuy nhiên, họ cũng đang tìm cách khắc phục tình trạng này. Chiến dịch tiêm chủng của Ấn Độ đã tăng tốc trong hai tuần qua, khi các phòng khám tư nhân đang nỗ lực giúp chính phủ quản lý việc tiêm chủng và mở rộng phạm vi tiêm chủng cho đối tượng trên 60 tuổi. Ấn Độ đang nỗ lực triển khai 3 triệu liều vaccine/ngày trong tuần này, và nếu được duy trì, họ sẽ đạt mục tiêu tiêm chủng cho 20% dân số vào tháng 8.
Một phụ nữ được tiêm vaccine COVID-19 tại Bệnh viện Dasappa ở Bangalore, Ấn Độ. Ảnh: EPA |
Chiến dịch tiêm chủng đã diễn ra với tốc độ chậm hơn mong đợi. Đối với 30 triệu nhân viên y tế và tuyến đầu, nhóm được ưu tiên tiêm đầu tiên, một số người vẫn tỏ ra do dự tiêm Covaxin, loại vaccine phát triển trong nước được cấp phép sử dụng trước khi công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn 3. Dữ liệu tạm thời cho thấy hiệu quả của vaccine này là 81%.
“Điều này cũng gây ra nhiều hiểu lầm. Các nhân viên y tế sẽ được tiêm vaccine trong đợt đầu tiên. Họ là những người hiểu rõ quá trình này hơn ai hết nhưng họ đã từ chối làm điều mà họ nên làm”, Tiến sĩ Shahid Jameel, nhà virus học và Giám đốc của Trường Sinh học Trivedi thuộc Đại học Ashoka cho biết.
Ông Jameel nói thêm rằng Ấn Độ cũng đã ngừng huy động toàn bộ lực lượng y tế để tiêm phòng COVID-19. Nước này chỉ giữ lại khoảng một nửa nhân viên để phụ trách việc tiêm chủng cho các căn bệnh nguy hiểm khác. “Chương trình tiêm chủng cho trẻ em, phụ nữ có thai phải được tiếp tục triển khai song song với COVID-19”, ông nói.
Ở Ấn Độ, quốc gia có độ tuổi trung bình khoảng 28, COVID-19 không phải nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, khi số người tử vong vì COVID-19 ở khoảng 160.000, bằng 1/3 số ca tử vong vì bệnh lao mỗi năm.
“Nhìn vào tỉ lệ tử vong ở Nam Á, bạn sẽ biết lý do tại sao mọi người từ chối tiêm vaccine. Ý thức về rủi ro khi tiêm vaccine của họ thấp hơn đáng kể so với người Anh”, Oommen C Kurian, thành viên cấp cao của Tổ chức nghiên cứu Observer tại Delhi, nói.
Điều tương tự cũng xảy ra với người dân Bắc Kinh. Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt nhưng hiệu quả để ngăn chặn virus SARS-CoV-2. Dù chính phủ đã cho phép sử dụng loại vaccine đầu tiên trong trường hợp khẩn cấp vào tháng 7, nhưng cho đến nay chỉ có 4% dân số cả nước được tiêm chủng.
"Một trong những yếu tố quan trọng nhất là suy nghĩ cho rằng Trung Quốc có nguy cơ lây nhiễm thấp. Vì vậy mọi người nghĩ tại sao lại phải tiêm chủng? Chúng tôi đã an toàn", Yanzhong Huang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y tế Toàn cầu tại Đại học Seton Hall, bang New Jersey, Mỹ, nói.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 20/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN |
Quốc gia này đặt mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số vào tháng 7. Để đạt được điều đó, Trung Quốc phải tiêm khoảng 4 triệu mũi/ngày, trong khi số liệu thống kê mới nhất cho thấy con số hiện tại khoảng 640.000/ngày.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng phải cân bằng nhu cầu trong nước với cam kết cung cấp ít nhất 463 triệu liều vaccine cho nước ngoài, trong số đó là viện trợ cho các đối tác chiến lược. Cho đến nay, Trung Quốc chịu rất ít áp lực phải tích trữ vaccine cho nhu cầu trong nước.
"Mọi người xem đây là minh chứng cho thấy Trung Quốc trở thành lãnh đạo toàn cầu, hay là một cường quốc có trách nhiệm và đáng tin cậy", Huang nói.
Nga đã chịu ảnh hưởng nặng nề hơn bởi COVID-19, khi thống kê chỉ ra khoảng 90.000 người Nga tử vong vì đại dịch dù số liệu này được cho thấp hơn thực tế. Nga đặt mục tiêu tiêm chủng cho 60% dân số vào giữa năm nay, nhưng nỗ lực tiêm chủng hiện tại còn cách đích rất xa.
Một cuộc thăm dò ý kiến của người Nga trong tháng này cho thấy 2/3 người dân không sẵn sàng tiêm vaccine sản xuất nội địa Sputnik- V, dù nhiều nghiên cứu đã đánh giá vaccine này an toàn và hiệu quả..
Sergei Rybakov, đại diện của Tổ chức Liên minh Bác sĩ của phe đối lập, cho biết việc thiếu tin tưởng vào Chính phủ Nga là một rào cản quan trọng. Mặc dù nhà nước đã quảng bá Sputnik-V khắp thế giới, lập tài khoản Twitter riêng cho loại vaccine này, nhưng họ ít quảng bá vaccine cho người Nga.
"Nhiệm vụ của chính phủ là chỉ ra tiêm vaccine là cần thiết và an toàn. Ở Nga, việc này đã không được thực hiện ở mức độ cần thiết. Bạn cần cho mọi người thấy không tiêm vaccine sẽ nguy hiểm hơn tiêm chúng" ,ông Rybakov nói.
Những rào cản tương tự có khả năng làm chậm nỗ lực tiêm chủng ở các quốc gia khác. Babak Javid, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California ở San Francisco, cho rằng ngay cả khi nguồn cung vaccine được đảm bảo, một số quốc gia vẫn sẽ mất nhiều năm để tiêm chủng đủ 70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng.
"Bạn có thể không xóa sổ hoàn toàn COVID-19, nhưng ít nhất có thể giúp cơ sở hạ tầng y tế không rơi vào tình trạng quá tải", Javid nói và cho rằng giới chức các quốc gia có thể tập trung nỗ lực tiêm vaccine cho nhân viên y tế và nhóm người có rủi ro cao nhất.
Tin liên quan
VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
15:43 | 16/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
Hải quan - Biên phòng Long An phối hợp ngăn chặn hàng chục vụ buôn lậu
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform