Thêm giải pháp để doanh nghiệp phục hồi sản xuất
Các địa phương phía Bắc hồi phục sản xuất giúp xuất khẩu duy trì tăng trưởng | |
Doanh nghiệp mong mở rộng các “vùng Xanh” để duy trì hoạt động sản xuất | |
Nhiều doanh nghiệp lãi lớn nhờ xuất khẩu phục hồi |
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). |
Thời gian qua, phương án "3 tại chỗ" đã được áp dụng thành công ở Bắc Ninh, Bắc Giang, nhưng khi triển khai ở 19 tỉnh, thành phố phía Nam, trong đó có TPHCM lại gặp nhiều bất cập. Ông đánh giá như thế nào về thực tế này?
Số lượng các DN cũng như công nhân ở các tỉnh phía Nam nhiều hơn hẳn Bắc Ninh, Bắc Giang, trong khi dịch đã lan rộng từ trước khi bắt đầu áp dụng "3 tại chỗ". Ngoài vấn đề chi phí để thiết lập phương án "3 tại chỗ", phương án này không thể đảm bảo duy trì được 100% lượng công nhân.
Bên cạnh đó, do dịch đã lan rộng trong cộng đồng xung quanh nên DN luôn ở trong tình trạng bị đe dọa bùng phát dịch, khi đó chi phí để xử lý ổ dịch còn tốn kém hơn nữa. Do vậy, một số DN sau thời gian áp dụng "3 tại chỗ" cũng phải dừng, chấp nhận đóng cửa nhà máy. Chủ một DN gỗ ở Long An chia sẻ, kể cả khi DN cố duy trì sản xuất theo "3 tại chỗ", nhưng thiếu nguồn cung nguyên phụ liệu từ các DN đã đóng cửa thì DN cũng không thể hoàn thiện được sản phẩm cuối cùng.
Ông có thể chia sẻ rõ hơn về hệ lụy từ việc các DN phải tạm dừng sản xuất, đặc biệt là tác động tới xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam?
Không có sản xuất thì không có hàng hóa để lưu thông trong nước và XK. DN dừng sản xuất thì các lô hàng NK cũng không được tiếp nhận, xử lý, gây nên tình trạng ùn tắc tại cảng. Trong khi đó, vận chuyển đường bộ dù đã được tháo gỡ nhưng vẫn có những khó khăn ở từng chốt, trạm cụ thể do lực lượng thi hành.
Một DN điện tử cho biết, cứ mỗi tuần dừng sản xuất thì phải cần ít nhất 2-3 tuần để phục hồi. Đến nay, DN dừng sản xuất đã 5 tuần, như vậy ngay cả lúc này nếu được hoạt động trở lại thì cũng phải 3-4 tháng nữa DN mới có thể mong trở lại tình trạng như trước khi có dịch. Mà đến thời điểm này, vẫn chưa thể biết khi nào DN sẽ được hoạt động trở lại, khi TPHCM tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến 15/9.
Nếu chỉ nhìn vào con số XK, 19 tỉnh, thành phía Nam đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 đang chiếm 45% kim ngạch XK của cả nước. Với trị giá XK trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 71 tỷ USD, trung bình mỗi ngày khu vực này XK 390 triệu USD, tương đương 9.000 tỷ đồng. Dù không phải tất cả DN trong khu vực này đã dừng sản xuất, một số DN vẫn đang tiếp tục XK lượng hàng đã sản xuất trước đó, nhưng con số trên phần nào cho thấy tác động của đại dịch đối với nền kinh tế nếu sản xuất chưa được phục hồi.
Theo ông, thời gian tới cần triển khai các giải pháp như thế nào để giúp các DN từng bước vượt khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất giữa đại dịch?
Trong công văn số 4769 ngày 6/8/2021 gửi Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đề xuất một số giải pháp để đưa DN hoạt động trở lại. Cụ thể là, ngoài các quy định về hình thức "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 địa điểm", nên bổ sung các hình thức duy trì sản xuất khác cho DN được lựa chọn.
Bên cạnh đó, hướng dẫn các địa phương xây dựng kịch bản, lộ trình phục hồi sản xuất tương ứng với các kịch bản diễn biến của dịch bệnh để các DN có kế hoạch bố trí sản xuất phù hợp; bổ sung quy trình cơ quan y tế phối hợp với DN tách F0, F1 ra khỏi môi trường làm việc để DN sớm ổn định lại sản xuất và đảm bảo an toàn cho những người lao động khác; bổ sung quy định về xét nghiệm gộp định kỳ, lấy mẫu trực tiếp tại DN nhằm cắt giảm chi phí, thời gian cho DN.
Ngoài ra, quy định cụ thể các điều kiện cần thiết để cho phép DN được hoạt động trở lại tương ứng với các kịch bản khác nhau (hoạt động 30%, 50%, 70% cho tới 100% công suất như trước thời điểm diễn ra dịch bệnh) tuỳ vào điều kiện đảm bảo an toàn của DN và kết quả thực hiện phòng chống dịch bệnh. Địa phương khi quyết định tạm dừng hoạt động sản xuất trên quy mô lớn trong phạm vi toàn bộ khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cần báo cáo Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 xem xét, quyết định.
Có thể nói, những đề xuất này là khá tổng hợp và sát với thực tế hiện nay để hạn chế đứt gãy chuỗi cung ứng, từng bước giúp DN nhanh chóng mở cửa trở lại. Tuy nhiên, tại văn bản số 6565 ngày 12/8/2021 cập nhật hướng dẫn về phòng chống dịch tại cơ sở lao động, sản xuất, kinh doanh, Bộ Y tế vẫn chưa có quy định hướng dẫn các nội dung nêu trên.
Trong giai đoạn cấp bách hiện nay, việc chống dịch được đặt ưu tiên cao hơn, nhưng về lâu dài không thể không tính đến các biện pháp duy trì dân sinh, dân kế. Việc cân nhắc thời điểm mở cửa trở lại cho sản xuất, áp dụng hình thức vừa sản xuất, vừa chống dịch như thế nào là điều các DN đang mong mỏi hiện nay.
Tôi cho rằng, để hiện thực hóa ý tưởng tạo "vùng xanh" cho sản xuất, nên cho phép những DN đã có đa số công nhân đã được tiêm vắc xin, đáp ứng yêu cầu giãn cách trong sản xuất, trang bị đầy đủ phòng hộ cá nhân được hoạt động trở lại, không yêu cầu phải "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường, 2 địa điểm".
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM
15:37 | 18/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform