Thống đốc NHNN: Dự trữ ngoại hối tăng kỷ lục, tăng trưởng tín dụng ổn định
Tín dụng tích cực
Báo cáo trước Quốc hội, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết thời gian qua, toàn ngành đã tập trung triển khai theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và đạt được kết quả tích cực.
Cụ thể, NHNN đã giữ ổn định mặt bằng lãi suất, giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tăng trưởng tín dụng, tỷ giá ngoại tệ ổn định.
Đặc biệt, Thống đốc NHNN cho biết, nhờ tỷ giá ổn định nên dự trữ ngoại hối đã tăng lên mức 46 tỷ USD, nghĩa là từ đầu năm 2017 đến nay, NHNN đã mua được 7 tỷ USD. “Đây là con số kỷ lục và đáng mừng trong điều hành chính sách tiền tệ”, Thống đốc NHNN đánh giá.
Ngoài ra, lãnh đạo NHNN cũng cho biết, toàn ngành ngân hàng đã tích cực cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, đến nay tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã được kiểm soát, xuống dưới 3%. Toàn ngành cũng tích cực cải cách thủ tục hành chính, giúp hoạt động hệ thống ngân hàng hiệu quả hơn.
Ngay sau báo cáo, trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) về tác động của tăng trưởng tín dụng đến tăng trưởng GDP, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, căn cứ vào nghị quyết của Trung ương, Quốc hội và Chính phủ, NHNN đã xây dựng kịch bản tăng trưởng tín dụng năm 2017 với định hướng tăng khoảng 18% có điều chỉnh linh hoạt phụ thuộc vào các yếu tố khác của nền kinh tế. Tính đến cuối tháng 10, tín dụng đã tăng 13,66%, cao hơn 1 điểm % so với năm 2016; nhưng không đột biến.
“Quan điểm chỉ đạo của Chính phủ và NHNN là tăng trưởng tín dụng phải đi kèm với đảm bảo chất lượng tín dụng, hiệu quả tín dụng và quan trọng nữa là tín dụng phải đi vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Nên trong báo cáo gửi Quốc hội đã nêu rõ cơ cấu tín dụng được tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo đúng chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, tức là tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, nông nghiệp, XK, các DN vừa và nhỏ… là những lĩnh vực động lực của tăng trưởng kinh tế”, Thống đốc NHNN nêu rõ.
Vì thế, Thống đốc Lê Minh Hưng cam kết tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng hấp thụ của nền kinh tế không gây áp lực đến bất ổn kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát, đưa vốn đến các lĩnh vực định hướng của nền kinh tế.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Công Đỉnh (Long An) về khả năng tăng trưởng tín dụng cả năm có đạt được 21% như mục tiêu đã đề ra, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết đây không phải chỉ đạo của Chính phủ với tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm thấp, vốn vào đầu tư công chưa đạt dự kiến nên Chính phủ đề nghị NHNN xem xét tăng tín dụng lên mức 21%. Do đó, đấy không phải mục tiêu bắt buộc NHNN phải làm mà cần đi kèm với chất lượng, nên ngân hàng nào đảm bảo thì sẽ xem xét cho tăng trưởng cao hơn, chứ không yêu cầu các ngân hàng tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá.
“Đến cuối năm, tăng trưởng tín dụng sẽ xung quanh 18%. NHNN nhận thức được rằng tăng trưởng tín dụng quá mạnh có nguy cơ gây rủi ro và bất ổn lên lạm phát”, Thống đốc nói.
Để hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng và giúp tăng cường tiếp cận vốn ngân hàng, các đại biểu Quốc hội rất quan tâm đến vấn đề giảm lãi suất.
Theo Thống đốc NHNN, mặt bằng lãi suất cho vay vừa qua đã giảm rất mạnh. Nếu tính trong giai đoạn 2011-2016 thì lãi suất huy động đã giảm khoảng 7-10%, lãi suất cho vay còn giảm mạnh hơn nữa với mức 10-11%, qua đó góp phần giảm lãi suất cho vay.
Tuy nhiên, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, các ngân hàng luôn hướng tới giảm chi phí cho DN, tuy nhiên lãi suất ở Việt Nam phụ thuộc nhiều yếu tố liên quan. Theo đó, ngoài công cụ chính sách ổn định thanh khoản để giảm lãi suất cho vay, thì các ngân hàng cũng phải tiết giảm chi phí, giảm chi phí cho vay và đẩy nhanh xử lý nợ xấu.
"Giảm lãi suất sẽ là trọng tâm điều hành của NHNN thời gian tới", Thống đốc NHNN khẳng định.
Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị Thống đốc NHNN nói về việc tiếp cận vốn vay cho nông nghiệp công nghệ cao. Theo đó, ông Lê Minh Hưng cho biết, có một số lý do khiến DN còn khó tiếp cận vốn như khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, một số DN có nhu cầu đầu tư nhưng giấy chứng nhận tài sản trên đất để thế chấp ngân hàng còn khó khăn nhất định. Vì thế, thời gian tới Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ NN-PTNT tháo gỡ vấn đề này.
Các ngân hàng "0 đồng" còn thua lỗ
Một trong những trọng tâm được các đại biểu quan tâm trong phiên chất vấn lãnh đạo NHNN là việc xử lý nợ xấu và cơ cấu lại tổ chức tín dụng. Theo đại biểu Hà Thị Minh Tâm (Hà Nam), Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu dù đã được ban hành nhưng thực tế việc thu hồi nợ triển khai vẫn vướng do tài sản đảm bảo liên quan đến tài sản kê biên.
Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định Nghị quyết 42 của Quốc hội vừa thông qua là khuôn khổ quan trọng và hữu ích để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu. Nghị quyết mới có hiệu lực từ 15-8-2017 và đến nay ngành ngân hàng đã có một số giải pháp triển khai cụ thể.
Về tồn tại vướng mắc như đại biểu Hà Thị Minh Tâm nêu là kê biên tài sản (thế chấp các khoản nợ xấu) liên quan đến một số vụ án, NHNN đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng và Công ty VAMC tiếp tục làm việc với cơ quan chức năng để tiếp nhận các tài sản đó. Với một số khoản nợ xấu có hồ sơ pháp lý không đầy đủ, chủ yếu là tài sản đảm bảo bằng bất động sản, Thống đốc NHNN thừa nhận việc hoàn thiện các giấy tờ pháp lý cho tài sản đảm bảo, đặc biệt là bất động sản là vấn đề ưu tiên hàng đầu.
Trả lời câu hỏi về giải pháp đột phá của xử lý nợ xấu, lãnh đạo NHNN cho rằng trong bối cảnh ngân sách khó khăn, cần huy động nguồn lực xã hội và cụ thể là tìm đến nhà đầu tư nước ngoài nên phải có khuôn khổ pháp lý đồng bộ với những giải pháp cụ thể hỗ trợ cho tái cơ cấu.
Đặc biệt, về việc xử lý ngân hàng yếu kém, nhất là 3 ngân hàng được mua lại 0 đồng nhưng đến nay chưa đạt hiệu quả, còn thua lỗ. Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, sau khi mua lại 0 đồng, NHNN đã có những bước kiện toàn hoạt động, đưa các cán bộ từ các ngân hàng thương mại nhà nước sang để quản trị, điều hành; đồng thời tăng cường các biện pháp để đảm bảo an toàn, tiết giảm chi phí.
“Tuy nhiên, do thực trạng tài chính, khối tài sản không sinh lời cao, nên chi phí gia tăng. Vì vậy, giải pháp phải căn cơ, từ năm 2016 Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng đề án xử lý các tổ chức tín dụng hoạt động yếu kém. Gần đây nhất Chính phủ đã họp để hoàn thiện các phương án xử lý cụ thể. Hiện chúng ta vẫn chưa có khuôn khổ pháp lý đủ mạnh để xử lý các ngân hàng yếu kém”, Thống đốc nêu rõ.
Cho vay BOT đã thấp hơn trước
Nói về vốn vay BOT, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, cho vay BOT đã thấp hơn trước, tỷ trọng tín dụng cho vay chỉ chiếm 1,5% tổng dư nợ tín dụng. Nợ xấu khu vực này cũng thấp. NHNN đã yêu cầu kiểm soát chặt tín dụng bất động sản khoảng 6,5% trong khi năm ngoái là hơn 10%, tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cũng giảm.
Trước câu trả lời này, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho rằng, tới đây sẽ bấm nút đầu tư đường cao tốc Bắc – Nam với tổng vốn đầu tư hơn 118.000 tỷ đồng, ngân sách chỉ có 55.000 tỷ đồng và phải vay ngân hàng hơn 50.000 tỷ. Nên một trong số yếu tố tắc nghẽn là việc vượt quá khả năng cho vay của ngân hàng do những điều kiện pháp lý, ví dụ không được sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung dài hạn. Nên đại biểu cho rằng, cần có giải pháp để tháo gỡ khó khăn.
Trả lời đại biểu Trần Hoàng Ngân, Thống đốc NHNN cho hay, nhu cầu vốn cho đường cao tốc rất lớn, nhưng rủi ro của hệ thống ngân hàng cũng quan trọng không kém. “Không phải ngân hàng không cho vay BOT giao thông mà các ngân hàng phải tăng cường thẩm định để tìm được các nhà đầu tư có năng lực tài chính thực sự, quản lý thật chặt quá trình sử dụng vốn", Thống đốc nhấn mạnh.
Sáng 17/11, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng sẽ tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về các vấn đề được dư luận quan tâm.
Tin liên quan
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
07:43 | 24/09/2024 Kinh tế
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh thu hút doanh nghiệp Belarus đầu tư vào tăng trưởng xanh
14:15 | 23/09/2024 Kinh tế
Vấn đề lớn nhất với ngành da giày là chi phí tăng cao
07:54 | 23/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các nước
Hải quan- Biên phòng Lạng Sơn: 5 năm đảm bảo mục tiêu kép nơi biên giới
Mỗi quốc gia đều có một vai trò quan trọng trong bản giao hưởng lớn của thời đại
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform