Thông qua Nghị quyết về việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Tờ trình của Chính phủ. |
Trình bày Tờ trình của Chính phủ về việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, từ ngày 01/6/2019 đến ngày 31/5/2020, thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) đã xuất cấp tổng số 23.000 tấn gạo để cứu trợ cho nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, hỗ trợ Tết Nguyên đán, cứu đói thời kỳ giáp hạt và viện trợ cho nhân dân Cu Ba. Đến nay, Bộ Tài chính đã thực hiện xong việc xuất cấp số gạo nêu trên, kịp thời giúp nhân dân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nêu rõ, căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 7; Khoản 2, Điều 12; Khoản 1, Điều 13 và Khoản 2, Điều 14 Luật Dự trữ quốc gia; trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính tại Tờ trình số 124/TTr-BTC ngày 09 tháng 7 năm 2020, ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 4232/BKHĐT-KTDV ngày 01 tháng 7 năm 2020 và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5995/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 7 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ về việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia; Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 cho Bộ Tài chính để mua bù tổng số 23.000 tấn gạo đã xuất cấp cứu trợ, viện trợ. Số kinh phí được bổ sung sử dụng để mua lương thực theo chỉ tiêu kế hoạch năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao theo đúng quy định.
Trình bày Báo cáo thẩm tra việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải nêu rõ, qua thẩm tra Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhận thấy, việc xuất cấp 23.000 tấn gạo để cứu trợ cho nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh, hỗ trợ Tết Nguyên đán, cứu đói thời kỳ giáp hạt và viện trợ cho nhân dân Cu Ba là cần thiết. Vì vậy, việc đề nghị bổ sung kinh phí như Tờ trình của Chính phủ là phù hợp với quy định của Luật Dự trữ quốc gia.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng cho rằng, việc bổ sung kinh phí từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2020 cho Bộ Tài chính để mua bù tổng số 23.000 tấn gạo đã xuất cấp nêu trên là đúng quy định.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết thêm, trên cơ sở các nội dung trên, Ủy ban Tài chính – Ngân sách dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo hướng nhất trí với đề xuất tại Tờ trình của Chính phủ; đồng thời đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan quản lý, tổ chức mua bù và sử dụng hàng dự trữ quốc gia đúng mục đích và có hiệu quả cao, đúng quy định của pháp luật.
Sau khi nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về việc bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia.
Ủy ban Tài chính – Ngân sách và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội được giaohoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực. Nghị quyết này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký.
Cũng trong buổi sáng cùng ngày (15/9), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng Dự trữ quốc gia. Trình bày tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trước tình hình dịch bệnh Covid - 19 đang diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay, nguồn vật tư, thiết bị y tế dự trữ thường xuyên tại các cơ sở y tế không đủ đáp ứng. Do vậy, để chủ động phòng, chống dịch bệnh cũng như chủ động đáp ứng yêu cầu khẩn cấp về y tế trong các tình huống đột xuất do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn và các tình huống quốc phòng, an ninh xảy ra tương lai, việc bổ sung thêm nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Dự trữ quốc gia là rất cần thiết. Việc bổ sung này cũng làm cho pháp luật về dự trữ quốc gia đồng bộ, thống nhất với pháp luật về phòng, chống bệnh dịch truyền nhiễm. Trình bày báo cáo thẩm tra về việc ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng Dự trữ quốc gia, Ủy ban Tài chính - Ngân sách tán thành với việc cần thiết ban hành Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bổ sung nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế vào Danh mục hàng dự trữ quốc gia. Việc bổ sung mặt hàng này đáp ứng được quy định của Luật Dự trữ quốc gia về mục tiêu dự trữ quốc gia, tiêu chí của mặt hàng thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia và thống nhất với quy định tại Điều 61 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm. Thảo luận tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nhất trí với nội dung của tờ trình và đề nghị, sau khi Nghị quyết được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Chính phủ cần khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn quy định chi tiết Danh mục hàng vật tư, thiết bị y tế được bổ sung vào Danh mục hàng Dự trữ quốc gia. Quy định cụ thể Danh mục gồm các hàng hóa như thuốc phòng chống dịch bệnh, hóa chất khử khuẩn, khử trùng nguồn nước, làm sạch môi trường, các thiết bị thiết yếu… Đồng thời, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết các mặt hàng thuộc nhóm hàng vật tư, thiết bị y tế và phân công bộ, ngành thực hiện quản lý, bảo đảm việc quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời giao Ủy ban Tài chính – Ngân sách và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực. Nghị quyết này sẽ có hiệu lực kể từ ngày ký. |
Tin liên quan
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
Xuất cấp 200 tấn gạo dự trữ quốc gia cho các địa phương chịu thiệt hại bởi bão số 3
14:28 | 10/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất bổ sung 2 chính sách cho Luật Dự trữ quốc gia
09:14 | 06/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hiệu quả chưa tương xứng với nguồn lực vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
10:03 | 13/10/2024 Tài chính
Cục Thuế Nghệ An thu vượt dự toán cả năm
20:37 | 12/10/2024 Tài chính
Thời hạn thực hiện kiểm kê tài sản công đến hết ngày 31/3/2025
21:23 | 11/10/2024 Tài chính
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
Xem xét sửa đổi quy định tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế
08:43 | 11/10/2024 Tài chính
Việt Nam – Australia chia sẻ kinh nghiệm xây dựng sàn giao dịch tín chỉ carbon
20:17 | 10/10/2024 Tài chính
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
20:07 | 10/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
Hiệu quả hơn nhờ thanh toán tập trung giữa Kho bạc Nhà nước với các ngân hàng
09:00 | 09/10/2024 Tài chính
Ngành Tài chính tập trung nguồn lực đảm bảo tiến độ, chất lượng các đề án chính sách
07:34 | 09/10/2024 Tài chính
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
20:55 | 08/10/2024 Tài chính
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
20:34 | 08/10/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
19:36 | 08/10/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Bà Mai Kiều Liên và những câu nói gắn liền với thương hiệu nữ doanh nhân quyền lực của châu Á
Được làm thủ tục hải quan xuất khẩu tàu biển khi đã xuất cảnh
Hiệu quả chưa tương xứng với nguồn lực vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
Ngành thép chủ động “sống chung” với các vụ kiện phòng vệ thương mại
Sôi động thị trường lao động cuối năm
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics