Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn: Cải cách chính sách tài chính trên cơ sở hiệu quả, bền vững, bao trùm
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2019. |
Thách thức không nhỏ
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Diễn đàn diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động. Nhiều chuyên gia trên thế giới nhận định còn nhiều khó khăn, thách thức, dự báo trong 5-10 năm tới sẽ có dấu hiệu suy giảm, một bộ phận rơi vào khủng hoảng.
“Dự báo năm 2021-2022, kinh tế suy giảm dưới 2% thay vì 3,6% như dự báo trước đó. Quan trọng hơn, đó là suy giảm có tính chu kỳ, mang tính quy luật, dư địa hạn hẹp về lãi suất, thuế, thị trường. Cùng với đó, những tranh chấp thương mại, bất đồng trong phát triển kinh tế được cho mang tính quy luật. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm như vậy, khoa học công nghệ đang là yếu tố thúc đẩy sự phục hồi phát triển. Đó là bối cảnh để hoạch định chính sách cho tương lai”, theo Thứ trưởng.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng cho rằng, hiện nay, kết quả đạt được về đổi mới mô hình tăng trưởng, thay đổi cơ cấu nền kinh tế, thực hiện cơ cấu lại nền tài chính quốc gia 10 năm qua đã đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, những thách thức, khó khăn còn rất lớn. Điều này thể hiện ở việc mặc dù tăng trưởng đạt được ở mức độ 6,35% cho giai đoạn 5 năm qua nhưng chất lượng tăng trưởng và đổi mới mô hình cơ cấu của nền kinh tế còn hạn chế và còn nhiều thách thức.
Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, thách thức lớn nhất đó là cơ cấu nền kinh tế; năng suất lao động trong nền kinh tế (do nước ta có lợi thế là dân số vàng); phát triển trên cơ sở nguồn vốn, tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, theo dự báo, khả năng đến năm 2028-2030, Việt Nam sẽ ra khỏi cơ cấu dân số vàng và không còn điều kiện phát triển trên cơ sở diện rộng cũng như nguồn vốn cho sự phát triển. Chính vì vậy, nếu không phát triển nhanh, bền vững hiệu quả, đạt được trình độ phát triển của 1 nước trình độ trung bình cao trước năm 2030 thì chúng ta không còn cơ hội nữa.
Thứ trưởng cũng phân tích thêm, về cơ cấu nền kinh tế, năng suất lao động quyết định hiệu quả, tăng trưởng phụ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế. Thực tế lực lượng lao động trong nông thôn trên 70% nhưng chỉ tạo ra 30% GDP đó là vấn đề rất lớn.
Về tài chính - ngân sách, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trở thành động lực tăng tưởng nhanh và bền vững, theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, mặc dù tỷ lệ động viên ngân sách đạt khoảng 23-24% GDP đúng theo mục tiêu đề ra, tuy nhiên cơ cấu động viên còn chưa bền vững. Nợ công đã được kiểm soát ở tầm vĩ mô toàn quốc, địa phương và ở cả nghĩa vụ nợ dự phòng của Nhà nước, tuy nhiên, vẫn còn ở mức độ cao. Tính đến hết năm 2018, nợ công ở mức 57,5% GDP, trong cơ cấu chi ngân sách thì chi thường xuyên dù đã giảm từ 66% xuống còn 62% nhưng vẫn còn cao. Thặng dư thu chi cho đầu tư phát triển còn thấp hơn trong khu vực.
Trong quản lý tài chính công để thúc đẩy phát triển kinh tế, thách thức lớn nhất hiện nay đó là quản lý, quản trị tài chính công, đặc biệt là quản trị đầu tư công. Vừa qua, Ban Kinh tế Trung ương và tổ chức IMF đã đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng đầu tư công ở Việt Nam đã chỉ ra rằng đây là điểm nghẽn lớn trong quản lý tài chính công và điểm nghẽn này có thể làm suy giảm hiệu quả sử dụng tài chính công, đầu tư công tới 30%.
“Những con số đó minh chứng cho thách thức trong tái cơ cấu nền kinh tế”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định.
Cải cách chính sách tài chính phải gắn liền với giải quyết vấn đề môi trường
Để cải cách chính sách tài chính, quan điểm của Bộ Tài chính đó là phát triển phải trên cơ sở hiệu quả, bền vững, bao trùm. Với quan điểm đó, phát triển chính sách tài chính – ngân sách phải đảm bảo thúc đẩy các vấn đề xã hội, trọng yếu là xóa đói giảm nghèo, đảm bảo dịch vụ công cần thiết với chất lượng đạt yêu cầu của khu vực và quốc tế.
“Để phát triển nhanh và bền vững chính sách tài chính không thể không nhắc tới đó là phát triển nhưng phải đi liền giải quyết môi trường, đảm bảo sự bền vững phát triển trong bối cảnh biến đổi khí hậu mà Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia ảnh bị ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu”, Lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay.
Với yêu cầu và mục tiêu phát triển trong trung hạn và dài hạn, Thứ trưởng cũng lo ngại, không phát triển được ở mức độ 7-7,5% trong 10 năm tới thì sẽ không còn cơ hội để phát triển.
Do đó, Thứ trưởng mong muốn tại diễn đàn, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đánh giá lại thực trạng hiện nay của chính sách tài chính của Việt Nam, góp phần tăng trưởng nhanh và bền vững, từ đó chỉ ra được những thách thức tồn tại của chính sách đó.
Thứ trưởng mong muốn tại diễn đàn này sẽ có những kiến nghị, đóng góp về những vấn đề sau:
Thứ nhất, đóng góp về chính sách động viên, nâng cao quản trị hiệu quả của tài chính công; giải pháp để chặn đứng tình trạng kém hiệu quả, lãng phí của quản lý sử dụng đầu tư công, tài chính công; đổi mới thể chế chính sách để thúc đẩy dịch vụ công quan trọng cho cộng đồng dân cư và nền kinh tế; chính sách liên quan đến phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền, giữa người dân và doanh nghiệp.
Thứ hai, cần có những giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Với yêu cầu khu vực này không chỉ đóng góp 10% trong GDP mà phải từ 20-25%, phấn đấu trong 10 năm tới, có 6-10 doanh nghiệp tư nhân trong top 500 của thế giới. Có như vậy mới đưa khu vực doanh nghiệp tư nhân trở thành trụ cột, đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững.
Thứ ba, cần có đánh giá để sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính công, đẩy mạnh đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thứ tư, với mục tiêu phát triển thị trường vốn, phải giải quyết các vấn đề bất cập, như: thị trường chứng khoán tuy phát triển khá nhưng trái phiếu doanh nghiệp dường như quá nhỏ bé, trên 9% so với GDP (nhỏ so với dư nợ tín dụng 132%); trong đó còn nhiều tranh luận về cơ cấu của 9% này (cho sản xuất, dịch vụ, đổi mới sáng tạo…). Huy động nguồn lực của kinh tế tư nhân trong hợp tác công tư, đầu tư phát triển hạ tầng đạt nhiều kết quả nhưng vẫn còn nhiều tồn tại.
Thứ năm, Việt Nam đang trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Phải tạo ra giải pháp về tài chính- ngân sách để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này.
Thứ sáu, còn nhiều quan điểm đưa ra, trong chiến lược 10 năm tới, phải chăng là phát triển đô thị; nếu thống nhất quan điểm đó, giải pháp về tài chính- ngân sách phải sửa đổi những nội dung gì để thúc đẩy tăng trưởng. Cần có quy hoạch phù hợp với chiến lược để đô thị thực sự trở thành động lực trong 10 năm tới.
Thứ bảy, phải tìm ra giải pháp để giúp cơ chế chính sách tài chính – ngân sách thay đổi theo hướng góp phần thúc đẩy, nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế Việt Nam trên cơ sở thay đổi cơ cấu lại nền kinh tế.
Tin liên quan
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Vinamilk và FPT hợp tác nâng tầm quản trị tài chính bằng giải pháp công nghệ
09:12 | 22/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng
16:30 | 20/09/2024 Tài chính
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
21:08 | 25/09/2024 Tài chính
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Cục Thuế TPHCM dồn lực tập trung giải quyết sớm hồ sơ đất đai
19:29 | 23/09/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
16:46 | 23/09/2024 Tài chính
Việt Nam sẽ đạt xếp hạng tín nhiệm theo mục tiêu đề ra
09:48 | 20/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm nhân sự 2 lãnh đạo cấp vụ
20:23 | 19/09/2024 Tài chính
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
20:00 | 18/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm tạo niềm tin và sự an tâm cho khách hàng chịu thiệt hại bởi bão số 3
07:40 | 17/09/2024 Tài chính
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
18:44 | 16/09/2024 Tài chính
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
18:43 | 16/09/2024 Tài chính
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
16:53 | 16/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
(PHOTO) Tổng cục Hải quan chia sẻ khó khăn với đồng bào xã biên giới Lào Cai
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform