Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Phát biểu tại hội thảo “Tham gia chuỗi giá trị: Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa” được tổ chức ngày 11/5, tại Hà Nội, bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, hiện các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo mô hình chuỗi chưa phát huy hết tiềm năng trong các khâu để tạo ra giá trị gia tăng cao nhất với chi phí thấp nhất. Đặc biệt sự liên kết giữa các doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ.
Hiện Việt Nam đã trở thành cứ điểm sản xuất một số mặt hàng công nghiệp có giá trị cao như điện thoại di động, smartphone, máy tính bảng. Năm 2017 kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện đạt 45,27 tỷ USD, tăng 32%, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 25,94 tỷ USD tăng 36,9% so với năm 2016.
Tuy vây, hiện chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong khi ở Thái Lan là trên 30% và ở Malaysia là 46%. Do vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa ít được hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của doanh nghiệp FDI thông qua chuyển giao công nghệ, kiến thức và nâng cao năng suất. Ba ví dụ điển hình là xe máy, dệt may và da giày.
Cụ thể, Việt Nam đã trở thành nước sản xuất xe máy quy mô lớn với 3,2- 3,5 triệu chiếc/năm; 80% linh kiện, phụ tùng được sản xuất trong nước, nhưng phần lớn là do doanh nghiệp FDI thực hiện, doanh nghiệp trong nước mới sản xuất được ắc quy, phụ tùng bằng nhựa. Công ty Honda chiếm khoảng 60% sản lượng xe máy, có 110 doanh nghiệp công nghiệp hổ trợ, trong đó chỉ có 23 doanh nghiệp trong nước. Nguyên nhân chủ yếu là doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của Honda đối với nhà cung ứng về công nghệ, thời gian, nguồn nhân lực, nhất là người đứng đầu doanh nghiệp.
Ngành Dệt may Việt Nam đã cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, là nhà xuất khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ; tuy vậy đang đối mặt với cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt, không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước khác như Myanmar, Campuchia… làm gia tăng áp lực lên thị phần Việt Nam tại các thị trường lớn.
Chủ tịch Hiệp hội dệt may Vũ Đức Giang cho rằng, do thiếu liên kết giữa các DN trong ngành với nhau đã làm cho năng lực cạnh tranh của ngành dệt may bị hạn chế. Để đảm bảo xuất khẩu bền vững cần hình thành các chuỗi liên kết sản xuất sợi, dệt, nhuộm, may nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao; đồng thời coi trọng thị trường nội địa, phát triển các sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước, xây dựng thương hiệu mới và các kênh tiêu thụ.
Tự tin và chủ động là chìa khóa
Đánh giá về sự tham gia chuỗi liên kết của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bà Nguyễn Bích Thủy, Phó trưởng Phòng Tổng hợp và Chính sách, Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI, trong giá trị xuất khẩu của Việt Nam có tới 71% sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI. Vì vậy, dù các doanh nghiệp Việt Nam đã hình thành và tham gia vào một số chuỗi giá trị nhưng việc tham gia sâu vào chuỗi giá trị còn rất hạn chế. Đáng chú ý, nền kinh tế Việt Nam vẫn thiếu vắng sự tham gia của công nghiệp phụ trợ.
Đồng thời, dù Việt Nam đã hình thành các KCN - KCX đã hình thành nhưng sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài các khu này còn lỏng lẻo, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cạnh tranh lẫn nhau, chưa có sự phối kết hợp. Bên cạnh đó, việc sản xuất và tiêu thụ bị phân mảnh thiếu liên kết, sự tham gia của Việt Nam ở những khâu có giá trị gia tăng cao như: R&D, chế biến, phân phối (bán lẻ) và marketing vẫn chưa tham gia được, hoặc mức độ tham gia còn rất thấp.
Một trong những nguyên nhân nữa là do các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có nền tài chính mỏng, công nghệ còn yếu, nguồn nhân lực về cơ bản còn bất cập. Việc tiếp cận vốn, tài trợ thương mại còn hạn chế do chưa có đủ nguồn lực tài chính để tham gia chuỗi cung ưng toàn cầu; thiếu lao động có kỹ năng.
Vì vậy, ông Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng lãnh đạo doanh nghiệp phải tiếp cận với tư duy quản lý theo hướng hiện đại, coi trọng chất lượng và hiệu quả, xây dựng lòng tin với đối tác và gây dựng uy tín của doanh nghiệp. Chẳng hạn trong việc trả lương và thu nhập người lao động cần dựa trên hiệu quả sử dụng lao động, không thể kéo dài tình trạng nhân công giá rẻ, mà phải nâng cao thu nhập để tạo ra năng suất lao động cao hơn và chất lượng sản phẩm tốt hơn.
Bên cạnh đó, trong điều kiện Việt Nam trở thành điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế, việc thay đối định hướng và chính sách thu hút FDI chắc chắn sẽ có thêm nhiều công ty xuyên quốc gia hoạt động đầu tư và kinh doanh tại nước ta.
“Đó là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu và việc biến cơ hội đó thành hiện thực phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ quản trị, nhất là người đứng đầu doanh nghiệp. Tự tin và chủ động trong tiếp cận với doanh nghiệp lớn để tạo mối quan hệ hợp tác trong ký kết và thực hiện hợp đồng, từng bước tạo chỗ đứng trong chuỗi cung ứng sản phẩm của từng tập đoàn là con đường dẫn tới thành công của các doanh nghiệp”, ông Nguyễn Mại nhấn mạnh.
Tin liên quan
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform