Tìm lối bứt phá xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản
Khó nhất vẫn là chất lượng
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), lũy kế đến hết tháng 5, kim ngạch XK hàng rau quả ước đạt 1,7 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2017. Từ đầu năm đến nay, xét về giá trị XK, Nhật Bản vẫn là một trong 3 thị trường hàng đầu của rau quả Việt Nam, sau Trung Quốc, Hoa Kỳ. Tính riêng 4 tháng đầu năm nay, giá trị XK rau quả sang Nhật đạt trên 36,5 triệu USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước.
Còn số liệu của thống kê từ cơ quan Hải quan Nhật Bản cho thấy: 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch NK quả và quả hạch của Nhật Bản đạt 718,2 triệu USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, trong quý đầu năm, Nhật Bản NK quả và quả hạch từ thị trường Việt Nam tăng mạnh cả về lượng lẫn trị giá. Đơn giá NK trung bình từ Việt Nam cũng đạt mức cao so với các nguồn cung khác. Thời gian qua, tuy XK rau quả nói chung, mặt hàng quả và quả hạch nói riêng sang Nhật Bản có sự tăng trưởng mạnh mẽ, khả quan, song điểm đáng lưu ý là, thị phần hàng Việt trong tổng NK của “đất nước mặt trời mọc” còn khá thấp.
Từ kinh nghiệm XK thành công sang thị trường Nhật Bản, ông Lê Văn Cường, Giám đốc Công ty TNHH Đà Lạt Gap cho hay: Điểm khó nhất ở thị trường này là chất lượng. Dù hàng XK sang Nhật có giá cả cao, song đồng nghĩa với việc phải đáp ứng những tiêu chuẩn khá khắt khe. Không tuân thủ được, rủi ro cho DN XK là rất lớn. Ngược lại, nếu làm tốt, DN sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường XK. “Rau XK sang Nhật phải có chứng nhận Global GAP. Muốn sản phẩm chất lượng tốt bắt buộc phải áp dụng công nghệ cao với chi phí đắt đỏ. Đây là điều nông dân khó đáp ứng được, cần sự hỗ trợ của nhà nước”, ông Cường nói.
Đảm bảo an toàn, giảm giá cước
Hiện tại, Việt Nam đã XK được thanh long ruột đỏ, xoài, vải thiều, lá tía tô, mùi tây... sang thị trường Nhật Bản. Theo Cục XNK (Bộ Công Thương), nhu cầu tiêu thụ rau quả tại Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng. Trong khi đó, ngành nông nghiệp Nhật Bản đang đối mặt với nhiều khó khăn như dân số già hóa và tầng lớp thanh niên không muốn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới, Nhật Bản sẽ tăng NK rau quả. Điều này đồng nghĩa với cơ hội đẩy mạnh XK mặt hàng rau quả sang Nhật Bản rất lớn. Các DN cần nắm bắt cơ hội để đẩy mạnh XK.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục XNK phân tích thêm: Nhật Bản là một trong những nước đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có yêu cầu cao. Hầu hết các tiêu chuẩn này đều tương đương, thậm chí cao hơn những tiêu chuẩn quốc tế thông thường. Đáng chú ý, các tiêu chuẩn chất lượng được áp dụng phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này có nghĩa là, các tiêu chuẩn đó không mang tính phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước và hàng NK. Vì thế, DN Việt Nam muốn thâm nhập thị trường Nhật Bản phải đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đặt ra.
Ngoài ra, Cục XNK thông tin thêm, với mặt hàng XK chủ lực quả và quả hạch, việc giá cước vận chuyển ở mức cao là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến XK tới thị trường Nhật Bản, làm giảm sức cạnh tranh của hàng Việt về giá so với các thị trường cung cấp khác. Do vậy, để đẩy mạnh XK sang Nhật, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch thực phẩm và an toàn thực phẩm, rau quả Việt còn phải giảm giá cước vận chuyển để tăng sức cạnh tranh.
Xoay quanh câu chuyện XK rau quả bền vững nói chung, XK vào thị trường Nhật Bản nói riêng, Hiệp hội Rau quả Việt Nam nêu quan điểm: Thời gian tới cần tăng cường chính sách đất đai như hình thành các “cánh đồng mẫu lớn”, có cơ chế tạo quỹ đất công, đất sạch để phục vụ công tác thiết lập vùng sản xuất rau quả tập trung, xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa, vùng nguyên liệu đạt quy mô hàng hóa, tạo ra sản phẩm đồng chất; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm để các sản phẩm đã và đang xây dựng thương hiệu có chất lượng tốt, ổn định, dần khẳng định vị thế trên thương trường. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần quản lý chặt việc NK các loại thuốc bảo vệ thực vật, hạn chế việc lạm dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, nhất là với loại chất độc hại mà các nước tiên tiến và khu vực đã cấm...
Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, để đưa một loại quả tươi sang thị trường Nhật Bản có một số bước cơ bản: 1. Đàm phán giữa 2 cơ quan chuyên trách của chính phủ đưa ra nhu cầu của phía Việt Nam và được phía Nhật Bản chấp nhận xem xét (Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản và Bộ NN&PTNT Việt Nam). 2. Phía Việt Nam tiến hành khảo sát lập danh sách sâu bệnh đối với loại quả đó và gửi phía Nhật kiểm tra, xem xét. 3. Nếu thấy có thể xử lý được các loại sâu bệnh đó thì phía Nhật sẽ đưa ra phương án, kỹ thuật cũng như công nghệ và thiết bị để Việt Nam tham khảo. Khâu này thường phức tạp và tốn kém nhất, mất thời gian thử nghiệm. Ví dụ quả thanh long của Việt Nam phải vay ODA của Nhật và mất tới 3 năm chỉ để thử nghiệm từ khâu trồng trọt đến xử lý côn trùng. 4. Khi nhận được kết quả báo cáo của cả quá trình thử nghiệm, phía Nhật Bản bắt đầu xem xét và lấy ý kiến góp ý của các nhà khoa học chuyên môn và của cộng đồng (thường nhanh nhất là 6 tháng đến 1 năm). 5. Khi có kết quả điều tra, lấy ý kiến cộng đồng, phía Nhật Bản sẽ ra quyết định cho phép và thông báo quả tươi đó của Việt Nam đủ điều kiện XK vào Nhật Bản. Tuy nhiên, để quả tươi thực sự được thông quan tại Nhật Bản, còn 1 khâu quan trọng nữa là kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm do các trạm kiểm nghiệm của Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản tại cửa khẩu thực hiện. Nếu quả tươi đó dù đã được xử lý côn trùng nhưng dư lượng thuốc nông nghiệp quá mức quy định của Nhật Bản thì vẫn bị trả về. Tổng thời gian các bước tùy thuộc vào loại quả có nhiều loại côn trùng cần xử lý hay không, cần nhiều thời gian thử nghiệm hay không, trung bình từ 3-5 năm. |
Tin liên quan
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đại biểu doanh nhân tiêu biểu
Thời hạn thực hiện kiểm kê tài sản công đến hết ngày 31/3/2025
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics