Tổ chức thực thi hiệu quả Nghị quyết 02 là điều doanh nghiệp trông chờ hơn cả
TS. Nguyễn Minh Thảo |
Xin bà cho biết một số điểm đặc biệt trong Nghị quyết 02 năm 2024?
Việc khôi phục lại Chương trình cải cách, cải thiện MTKD như đã thực hiện theo Nghị quyết số 19/NQ-CP và Nghị quyết số 02/NQ-CP trước đây nhằm tạo áp lực, đồng thời khơi dậy động lực, tinh thần cải cách của các bộ, ngành, địa phương. Sự trở lại của Nghị quyết số 02 mang theo thông điệp rằng cải thiện MTKD là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, thể hiện mức độ quan tâm và đồng hành của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp. Qua đó, Nghị quyết số 02 kỳ vọng góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp; khơi dậy động lực, tinh thần kinh doanh; từ đó thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế.
Tại Nghị quyết 02 năm 2024, Chính phủ tiếp tục xác định các mục tiêu cải cách theo thông lệ quốc tế, có chọn lọc trọng tâm để phù hợp với vấn đề, bất cập, tồn tại của từng năm. Trong đó, một số mục tiêu dài hạn đến năm 2025 là: phát triển bền vững thuộc nhóm 50 nước đứng đầu; năng lực đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng ít nhất 3 bậc; Chính phủ điện tử tăng ít nhất 5 bậc; quyền tài sản tăng ít nhất 2 bậc; hiệu quả logistics tăng ít nhất 4 bậc; năng lực phát triển du lịch và lữ hành tăng ít nhất 2 bậc; và an toàn an ninh mạng thuộc nhóm 30 nước đứng đầu.
Đồng thời, Chính phủ cũng xác định mục tiêu cụ thể cho năm 2024 là số doanh nghiệp gia nhập thị trường năm 2024 tăng ít nhất 10% so với năm 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường năm 2024 tăng dưới 10% so với năm 2023; hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) tăng ít nhất 3 bậc; chất lượng môi trường tăng ít nhất 10 bậc; đăng ký tài sản tăng ít nhất 2 bậc…
Để thực hiện các mục tiêu này, Chính phủ xác định 7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024, đồng thời gắn với trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương. Đó là: tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư; nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa và triển khai hiệu quả Cổng thông tin một cửa quốc gia; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả giải quyết TTHC; Tăng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn cho doanh nghiệp; hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, kinh doanh gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới phát triển bền vững; và nâng cao chất lượng các dịch vụ phát triển kinh doanh. Những nhóm giải pháp này hướng tới giải quyết các vướng mắc, bất cập cụ thể và đang gây cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp. Có những giải pháp có thể thực hiện ngay; có những giải pháp cần có sự phối hợp và hoàn thiện trong dài hạn hơn. Đây cũng là điểm đặc trưng của nghị quyết này, một mặt, đưa ra các vấn đề ngắn hạn, mặt khác, giải quyết các vấn đề trung và dài hạn. Có thể nói, các giải pháp đề ra tại Nghị quyết nhằm củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp.
Vậy theo bà, chúng ta cần triển khai những giải pháp nào để Nghị quyết đi vào cuộc sống, đem lại ý nghĩa thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp?
Theo tôi khâu tổ chức thực thi phải đặc biệt được quan tâm, chú trọng. Có 3 điểm đáng chú ý để thực sự có thể tạo đà phát triển các doanh nghiệp cũng như tháo gỡ được các bất cập.
Trước hết, vai trò chủ động và trực tiếp chỉ đạo của người đứng đầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương là yếu tố quan trọng quyết định thành công của cải cách. Ở đâu, lĩnh vực nào có sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao và trách nhiệm của người đứng đầu thì địa phương đó, lĩnh vực đó có sự chuyển biến khác biệt, tạo cơ hội kinh doanh bứt phá.
Thứ hai, cơ chế đôn đốc, theo dõi, giám sát, đánh giá độc lập về quá trình thực thi cũng là yếu tố tác động tới hiệu quả cải cách. Theo đó, sự chỉ đạo thường xuyên, liên tục của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ là cần thiết để tạo áp lực thúc đẩy quá trình này. Việc theo dõi, giám sát của các bên độc lập, của các Hiệp hội, của cơ quan truyền thông cũng đặc biệt có ý nghĩa, góp thêm quan điểm đánh giá khách quan, từ đó tạo động lực thay đổi thực chất.
Thứ ba, sự chia sẻ, đóng góp chủ động, tích cực của doanh nghiệp về kết quả cải cách, các vấn đề tồn và kiến nghị cũng thực sự có ý nghĩa đối với thực thi hiệu quả Nghị quyết.
Tuy nhiên thách thức lớn là cần khơi dậy động lực, tạo áp lực thường xuyên, liên tục và cần sự đồng hành của nhiều bên. Vì vậy, việc tổ chức thực thi hiệu quả Nghị quyết 02 là điều doanh nghiệp trông chờ hơn cả và trong đó, sự chủ động và trực tiếp của người đứng đầu các bộ, ngành, cơ quan là yếu tố quan trọng quyết định thành công.
Xin cảm ơn bà!
Tin liên quan
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
16:22 | 29/09/2024 Kinh tế
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
14:37 | 29/09/2024 Kinh tế
Chủ thể OCOP hỗ trợ nhau cùng phát triển và hướng đến xuất khẩu
19:40 | 28/09/2024 Kinh tế
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo
12:28 | 28/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
16:02 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Thúc đẩy thị trường đầu tư hiệu quả năng lượng, hướng tới Net Zero
14:51 | 27/09/2024 Kinh tế
Điểm nghẽn lớn nhất của TPHCM hiện nay là hạ tầng
14:00 | 27/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9
13:41 | 27/09/2024 Infographics
TP Hồ Chí Minh hướng đến phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao
13:19 | 27/09/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng
09:41 | 27/09/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu năm 2024 nhắm mốc 400 tỷ USD
08:00 | 27/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
07:25 | 27/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics