Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp
Buôn lậu diễn biến phức tạp trên các tuyến, địa bàn Tội phạm ma túy trên không gian mạng diễn biến phức tạp Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền |
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Quốc hội |
Nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới
Theo chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 26/11/2024, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình bày Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2024.
Theo Bộ trưởng Lương Tam Quang, năm 2024, công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật tiếp tục được tập trung cao độ. Các chỉ tiêu Quốc hội giao cơ bản được hoàn thành, một số chỉ tiêu đạt và vượt.
Tuy nhiên, tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, ở hầu hết các địa phương.
Tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới.
Tình hình tội phạm và tệ nạn về ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp. Lực lượng chức năng đã triệt phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn, xuyên quốc gia, các tụ điểm ma túy; số vụ phạm tội về ma túy được phát hiện, xử lý nhiều hơn 2,49% chỉ tiêu.
Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang. Ảnh: Quốc hội |
Cũng tại phiên họp, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã trình bày báo cáo tóm tắt Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024.
Theo báo cáo, qua thanh tra phát hiện nhiều hành vi vi phạm, kiến nghị xử lý hành chính 7.629 tập thể và 8.714 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý theo thẩm quyền 372 vụ việc.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, việc khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật còn chậm so với yêu cầu thực tiễn đặt ra; một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được triển khai thực hiện toàn diện. Tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, không dám làm chậm được khắc phục; việc truy bắt đối tượng bỏ trốn ra nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn; giá trị tài sản phải thu hồi trong các vụ án tham nhũng, tiêu cực còn tồn đọng lớn. |
Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị xử lý 392 người; chuyển cơ quan điều tra xử lý theo thẩm quyền 25 vụ việc.
Kết quả kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 48.670,38 tỷ đồng.
Đối với việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, các Cơ quan điều tra trong lực lượng Công an đã thụ lý điều tra 1.538 vụ án với 3.897 bị can phạm tội về tham nhũng. Đã đề nghị truy tố 856 vụ án với 2.686 bị can.
Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã điều tra 23 vụ án với 70 bị can; đề nghị truy tố 11 vụ án với 57 bị can.
Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã thụ lý giải quyết 1.186 vụ với 3.869 bị can, đã giải quyết 1.006 vụ với 3.242 bị can.
Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết sơ thẩm 1.154 vụ với 3.201 bị cáo về các tội phạm tham nhũng; Đã xét xử 917 vụ với 2.418 bị cáo.
Tổng số việc phải thi hành án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 12.877 việc, có điều kiện thi hành 10.944 việc, đã thi hành xong 9.211 việc.
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. Ảnh: Quốc hội |
Đánh giá chung, Tổng Thanh tra Chính phủ nêu rõ, năm 2024, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thường xuyên được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, nhất là Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng tiêu cực.
Các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp, với quyết tâm chính trị rất cao, đạt nhiều kết quả quan trọng.
Lợi dụng sơ hở pháp luật để tham nhũng, tiêu cực
Thẩm tra 2 báo cáo trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, năm 2024, Chính phủ có nhiều nỗ lực và đề ra nhiều giải pháp đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm và vi phạm pháp luật.
Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp trong năm 2024, dù đạt nhiều kết quả tích cực, nhưng tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp. Nổi lên là các sai phạm lớn ở một số lĩnh vực như: quy hoạch, xây dựng, năng lượng, đấu thầu, quản lý tài sản công, quản lý, sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản... Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công vẫn còn diễn ra. Những sai phạm về tham nhũng, tiêu cực thời gian qua cho thấy có sự buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm của nhiều tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu trong công tác quản lý nhà nước trong một số lĩnh vực. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn chưa được quan tâm đúng mức... Nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng là thực trạng đã được nhận diện rõ từ nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả. |
Lực lượng Công an đã triển khai nhiều biện pháp để xử lý nhanh chóng những điểm nóng, nhóm tội phạm có tổ chức; phát hiện và xử lý nghiêm minh nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp.
Về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cho biết, công tác này đã được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả toàn diện cả ở Trung ương và địa phương; tham nhũng tiếp tục được kiềm chế, ngăn chặn.
Tuy nhiên, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong một số trường hợp còn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu.
Chất lượng của một số văn bản còn hạn chế, thiếu tính ổn định; vẫn còn tình trạng mâu thuẫn, bất cập, không thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật.
Theo báo cáo, thực trạng này là một trong các yếu tố dẫn đến khó khăn trong thực thi pháp luật; cán bộ sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, sợ sai không dám làm; đồng thời có thể dẫn đến tình trạng cán bộ lợi dụng sơ hở của pháp luật để thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, báo cáo của Ủy ban Tư pháp cho rằng, việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn còn hạn chế; còn nhiều trường hợp sau khi cơ quan điều tra khám xét thì mới phát hiện khối tài sản lớn không kê khai, không rõ nguồn gốc.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga. Ảnh: Quốc hội |
Về kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh; xử lý dứt điểm, nghiêm minh các vụ việc tồn đọng, kéo dài hoặc vụ việc mới phát sinh, trong đó có nhiều vụ án tham nhũng lớn, phức tạp, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm…
Tuy nhiên, công tác này vẫn còn hạn chế. Công tác tự kiểm tra, tự phát hiện tham nhũng chưa chuyển biến.
Chất lượng, tiến độ giải quyết một số vụ án tham nhũng chưa đạt yêu cầu; còn có vụ án phải đình chỉ do hành vi không cấu thành tội phạm; nhiều vụ án phải tạm đình chỉ do phải chờ kết quả giám định, định giá.
Tài sản phải thu hồi trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế vẫn còn tồn đọng lớn; nhiều tài sản có tranh chấp quyền sở hữu nhưng chưa được làm rõ về tình trạng pháp lý, gây khó khăn cho giai đoạn thi hành án...
Trên cơ sở kết quả điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng lớn, phức tạp, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến các lĩnh vực đăng kiểm; y tế; giáo dục; đấu thầu; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản; quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu… trong các năm 2023 và 2024, báo cáo thẩm tra đề nghị Chính phủ đánh giá rõ hơn về nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, rút ra các bài học kinh nghiệm.
Từ đó chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước để phòng ngừa, ngăn chặn các vụ việc tương tự trong thời gian tới.
Tin liên quan
“Cảnh giới” lực lượng chức năng để vận chuyển thuốc lá lậu
14:00 | 26/11/2024 An ninh XNK
Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng diện tích quảng cáo cho báo in, siết quảng cáo mạng
18:32 | 25/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khởi tố nhiều đối tượng liên quan đến buôn lậu “khí cười”
10:32 | 24/11/2024 An ninh XNK
Quản chặt “khí cười”
14:15 | 26/11/2024 Người quan sát
Xây "bệ đỡ" hút doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới sáng tạo
09:57 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhu cầu di chuyển dịp Tết tăng vọt: Vé tàu, xe và máy bay có đủ đáp ứng?
07:53 | 26/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bức ảnh làm nên thương hiệu
10:26 | 25/11/2024 Người quan sát
Những chính sách thuế tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
10:25 | 25/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm 3 lãnh đạo cấp Vụ, Viện
Kết hợp chính sách thuế và biện pháp hành chính để giảm tiêu dùng rượu, bia
Việt Nam- Trung Quốc hợp tác, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán
Việt Nam hứa hẹn trở thành điểm đến thu hút vốn đầu tư xanh
Tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tiếp tục diễn biến phức tạp
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị Chu Quang Hải
18:39 | 25/11/2024 Infographics
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics