Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng: Dư địa nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp không còn nhiều, chính sách cần thay đổi
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam. |
Quan hệ cộng sinh giữa ngân hàng và doanh nghiệp
Sáng nay 1/10, tại Diễn đàn chính sách trực tuyến "Hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19: Từ chính sách đến thực tiễn” do Tạp chí Hải quan tổ chức, các chuyên gia đã trao đổi và đánh giá về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó, chính sách tín dụng là một “trợ lực” hết sức cần thiết để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất.
TS. Nguyễn Quốc Hùng cho rằng, từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó phải kể đến Thông tư 01 và các Thông tư 03, Thông tư 14 sửa đổi về cơ cấu nợ, miễn giảm lãi suất, phí cho khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, các chính sách được NHNN ban hành kịp thời và rất quan trọng để hỗ trợ doanh nghiệp.
Hơn nữa, các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng đã nỗ lực kinh doanh, tăng thu từ dịch vụ để tăng lợi nhuận, cùng với Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu… đã giúp TCTD có nguồn lực để hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi hơn.
“Các TCTD có 3 thuận lợi, thứ nhất là chính sách kịp thời, đầy đủ; thứ hai là có đủ nguồn lực; thứ ba là xác định mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng là cộng sinh, cùng chia sẻ bằng tinh thần trách nhiệm cao”, TS. Nguyễn Quốc Hùng chia sẻ.
Tuy nhiên, nói về khó khăn của ngành Ngân hàng, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, bản thân TCTD cũng là doanh nghiệp, cũng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng phải dùng lợi nhuận của chính mình để chia sẻ với doanh nghiệp. Những khoản nợ dù đã được cơ cấu lại nhưng bản chất nền tảng vẫn là nợ xấu, chỉ khác là ngân hàng không phải trích lập dự phòng rủi ro ngay. Nhưng Thông tư 14 mới sửa đổi năm 2021 yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro 3 năm với mức 30% trong năm nay, lại tạo thành áp lực lớn lên TCTD.
Theo Ngân hàng Nhà nước, 16 ngân hàng thương mại đã đồng thuận (thông qua Hiệp hội ngân hàng) giảm lãi suất cho vay áp dụng từ 15/7/2021 đến hết năm 2021 với tổng số tiền lãi giảm cho khách hàng ước tính 20.613 tỷ đồng. Riêng 4 ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục cam kết dành riêng gói hỗ trợ 4.000 tỷ đồng để giảm lãi suất, giảm 100% các loại phí dịch vụ ngân hàng trong thời gian giãn cách cho khách hàng tại các địa phương đang thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tính từ 15/7 đến 31/8/2021, 16 ngân hàng thương mại đã thực hiện có kết quả việc giảm lãi suất cho vay theo cam kết với Hiệp hội ngân hàng, tổng số tiền lãi đã giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến 31/8/2021 cho khách hàng là 8.865 tỷ đồng, đạt 43,01% so với cam kết. |
Nói cụ thể hơn về nguy cơ nợ xấu, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng cho hay, những khoản nợ nhóm 1 cũng có thể bị ảnh hưởng, bởi khó khăn của doanh nghiệp luôn tiềm ẩn, chuỗi cung ứng bị đứt gãy thì nguy cơ nợ xấu trong tương lại rất cao. Ngoài ra, ngân hàng còn có những khoản lãi dự thu, là những khoản dù quyết toán rồi nhưng không thu được thì vẫn phải thoái thu. Do đó, lợi nhuận trong tương lai của các TCTD có thể sụt giảm, ảnh hưởng đáng kể đến tình hình kinh doanh.
Một vấn đề nữa theo ông Hùng là từ đầu năm đến nay, lượng tiền gửi dân cư đến TCTD giảm, nên khả năng huy động vốn cũng có chiều hướng giảm. Điều này kéo theo nguy cơ khó khăn về nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp sau dịch bệnh, dẫn tới áp lực thanh khoản có thể xảy ra trong tương lại.
Dư địa hỗ trợ doanh nghiệp gần như cạn kiệt
Mặc dù có cả thuận lợi và khó khăn nêu trên, TS. Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh, trước đây có ý kiến cho rằng ngân hàng giảm lãi suất chỉ là “hô hào trên tivi”, nhưng hiện đã giảm thật, làm thật, đây là tín hiệu đáng mừng để hỗ trợ doanh nghiệp, góp phần phục hồi kinh tế.
Trước một số câu hỏi về những khó khăn trong tiếp cận vốn của doanh nghiệp tại diễn đàn, ông Hùng cho hay, ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp hoàn toàn từ tiền của các ngân hàng, không có nguồn lực nào khác. Nên quy định doanh nghiệp có nợ xấu không được vay vốn cần tiếp cận từ 2 phía, nhất là khi lĩnh vực ngân hàng rất nhạy cảm. Nếu doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, vẫn sản xuất kinh doanh hiệu quả thì nên chia sẻ ngược lại với các ngân hàng. Còn nếu doanh nghiệp có nợ xấu, nhưng chứng minh được khả năng phục hồi, trả được nợ thì ngân hàng có thể xem xét cấp tín dụng.
Tuy nhiên, theo Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng, những khó khăn đang khiến dư địa hỗ trợ doanh nghiệp của các TCTD đã gần như cạn kiệt. Tác động của Covid-19 đến các TCTD có độ trễ, hiện ngân hàng đồng ý cho doanh nghiệp vay nhưng nếu doanh nghiệp không trả được nợ thì ngân hàng là người chịu ảnh hưởng.
Vì thế, để các TCTD có thêm nguồn lực và điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp thì chính sách phải dài hạn. Chẳng hạn, nếu như có điều kiện thì NHNN nên gộp Thông tư 01, 03 và 14 vào làm một cho thống nhất và phù hợp. Hiện 3 thông tư này cùng có hiệu lực, bản thân TCTD hiệu và hạch toán theo cũng ít nhiều khó khăn, nên lại càng khó cho các doanh nghiệp muốn thực hiện.
Ngoài ra, một số nội dung vượt quyền hạn của NHNN thì nên trình lên Chính phủ, Quốc hội. Hiện lĩnh vực nông nghiệp nông thôn có Nghị định 116 sửa đổi Nghị định 55 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, với điều khoản cơ cấu nợ, khoanh nợ và cho vay mới với khách hàng bị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan. Vậy tại sao không đặt vấn đề xây dựng chính sách khoảnh nợ, cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 ở mức độ pháp lý cao hơn giúp cơ chế được mạnh mẽ và hiệu quả hơn, ông Nguyễn Quốc Hùng nêu vấn đề.
Tuy nhiên, nhìn nhận một các khách quan, bản thân cơ quan ban hành chính sách cũng phải có những bước đi thận trọng. Nhưng thận trọng, an toàn đến mức doanh nghiệp không tiếp cận được chính sách thì theo ông Hùng, điều này cần thay đổi.
Về nguồn lực cho tín dụng, TS. Nguyễn Quốc Hùng cho hay, chính sách tiền tệ đã sử dụng hết khả năng, nên cần sự vào cuộc của chính sách tài khóa. Chính phủ có thể phát hành trái phiếu, vay từ ngân hàng trung ương như các quốc gia khác… để có đủ nguồn lực hỗ trợ nền kinh tế.
Ông Hùng đã so sánh khủng hoảng dịch bệnh năm 2021 với khủng hoảng suy thoái toàn cầu năm 2009, khi đó Chính phủ đã có gói hỗ trợ nền kinh tế lên tới 145.000 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp lên đến 1 tỷ USD. Nhưng nó cũng để lại hậu quả là phải thành lập Công ty quản lý tài sản các TCTD (VAMC) vào năm 2014. Do đó, theo ông Hùng, chính sách phải đủ mạnh để đảm bảo quyền lợi của hội viên khi giải quyết tham gia hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng rất không mong muốn để lại khoản nợ xấu khổng lồ trong vài năm nữa, các ngân hàng lại lo ngại mang danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
“Chính vì những lo lắng như thế nên các TCTD phải thận trọng khi cho vay vốn. Nên để tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, NHNN phải ban hành cơ chế, chính sách, đừng đặt doanh nghiệp là đối tượng, phải coi họ là đối tác. Hơn nữa, việc ban hành chính sách cần sự đồng hành của các bộ, ngành liên quan”, TS. Nguyễn Quốc Hùng nêu rõ.
Tin liên quan
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu
10:03 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21
08:22 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
15:57 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ
14:50 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bị thiệt hại mong tín dụng ưu đãi sớm được giải ngân
14:05 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
07:55 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần cải thiện hơn nữa trong cấp phép lao động
07:30 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sun Life Việt Nam đồng hành hỗ trợ người dân vượt qua bão lũ
21:16 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
16:34 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch vụ của hãng tàu COSCO Shipping Lines Vietnam
15:03 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk tích cực thực hiện dự án cánh rừng Net Zero
10:15 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
Đường sắt cao tốc Bắc Nam
Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ
Tân Cảng Sài Gòn tham gia Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ 21
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform