TPHCM hỗ trợ doanh nghiệp ngành công nghiệp gia tăng giá trị
Hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH Bao bì Phúc Thịnh. Ảnh T.D |
Nhiều khó khăn thách thức
Theo Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM, giai đoạn 2011-2015, công nghiệp TPHCM tăng trưởng bình quân 5,87%/năm, trong khi đó công nghiệp cả nước tăng bình quân 7,39%. Giai đoạn 2016-2021, công nghiệp TPHCM tăng trưởng 2,67%/năm, công nghiệp cả nước tăng trưởng 6,8%/năm. Tính chung thời kỳ 2011-2021, công nghiệp thành phố chỉ tăng 4,11%, công nghiệp cả nước tăng bình quân 7,07%/năm. Đặc biệt, năm 2021 ngành công nghiệp của TPHCM giảm sâu trong khi cả nước tăng trưởng 4,47%/năm.
Trong quý 1/2023, các lĩnh vực công nghiệp truyền thống thuộc công nghiệp nhẹ (lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng) của TPHCM ghi nhận giảm 18,1%. Cụ thể, ngành dệt giảm 2,8%; ngành sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 19,4%; sản xuất trang phục giảm 21,9%.
Về tiêu thụ, trong quý 1/2023, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 6,4% so với cùng kỳ 2022. Giảm mạnh tới 38- 39% phần lớn ở ngành công nghiệp nặng, gồm: sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo khác; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn; xe có động cơ; mức giảm 30-32% ở sản xuất kim loại và sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác. Sức tiêu thụ giảm khiến tồn kho của công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4% so với cùng kỳ, tính đến tháng 3/2023 cả ở ngành công nghiệp nặng và nhẹ. Trong đó, tồn kho tăng tới 75,4% ở lĩnh vực sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; tồn kho tăng 34-40% ở các lĩnh vực sản xuất trang phục; thuốc lá; hóa chất; máy móc, thiết bị.
Theo báo cáo của Sở Công Thương TPHCM, ngành công nghiệp của TPHCM trong tháng 4 đang có dấu hiệu phục hồi tốt khi chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3% so với tháng 3 và tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, 4 nhóm ngành công nghiệp trọng điểm (hóa dược - cao su - nhựa; chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống; cơ khí; sản xuất hàng điện tử) tiếp tục đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp TPHCM. Chỉ số sản xuất công nghiệp 4 nhóm ngành trọng điểm trong 4 tháng đầu năm 2023 ước tăng 4,3% so với cùng kỳ 2022.
Mặc dù có những tín hiệu tích cực, nhưng theo các chuyên gia ngành công nghiệp TPHCM đang đứng trước hàng loạt thách thức như tỷ trọng đóng góp trong nền công nghiệp cả nước đang sụt giảm dần, giá trị gia tăng thấp… Để phát triển ngành công nghiệp TPHCM giải pháp là đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất công nghiệp bên cạnh việc tái cơ cấu ngành này.
Chuyển đổi để gia tăng giá trị
Theo các chuyên gia, nguyên nhân được xác định do môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh còn nhiều bất cập; tái cơ cấu ngành công nghiệp còn chậm; cơ cấu phân bố không gian công nghiệp dàn trải, chưa khai thác tốt lợi thế cạnh tranh của thành phố.
Bên cạnh đó, TS Trương Minh Huy Vũ, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TPHCM cho biết, những hạn chế về nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực đất đai để thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn đã ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp TPHCM. Kết quả nghiên cứu của Viện này chỉ ra, TPHCM đứng trước những thách thức lớn về quỹ đất cho phát triển công nghiệp. Diện tích đất sạch cho phát triển công nghiệp còn thấp, một số khu công nghiệp được quy hoạch nhưng khó triển khai thực hiện đang được đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch, đồng thời đề nghị bổ sung một số khu công nghiệp mới nhằm đảm bảo quy mô diện tích theo quy hoạch.
Theo đó, TPHCM nên dừng các cơ chế hỗ trợ đối với các ngành công nghiệp cũ, không có tiềm năng phát triển và không chuyển đổi để chuẩn bị cho Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đồng thời tăng mức hỗ trợ với các ngành đang thể hiện được bước chuyển đổi hiệu quả.
Chia sẻ tại hội thảo quốc tế “Định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn TPHCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” diễn ra mới đây, ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, TPHCM cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, tạo môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh công nghiệp thuận lợi, ổn định, minh bạch; đẩy mạnh số hóa các thủ tục hành chính; nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (chỉ số PAPI).
Về thu hút đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm, cả về nhà đầu tư và lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Trong đó, ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các dự án có giá trị gia tăng và tác động lan tỏa cao. Song song đó, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công nghiệp, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, khai thác triệt để cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và lợi thế của thành phố…
Để khôi phục và thúc đẩy ngành công nghiệp của TPHCM phát triển xứng tầm, trong thời gian tới, ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TPHCM cho biết, TPHCM sẽ có những hỗ trợ ở quy mô lớn hơn cho lĩnh vực này. Theo đó, TPHCM sẽ hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thông qua hợp tác giữa TPHCM và các tỉnh thành, đặc biệt là kết nối ngân hàng với doanh nghiệp.
Theo ông Vũ, cùng với việc thiếu việc đơn hàng, dệt may Việt Nam đang đối mặt với những thách thức khi nhiều thị trường xuất khẩu lớn của dệt may Việt Nam như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản hay Hàn Quốc đã có những quy định liên quan đến quy trình sản xuất thân thiện với môi trường (sản xuất xanh). Trong bối cảnh ấy, nhìn sang ngành dệt may của Bangladesh vẫn phát triển do nước này chuyển sang sản xuất xanh sớm. Điều này đòi hỏi dệt may Việt Nam phải bắt tay ngay, liên kết đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu xanh.
Trước tiên, nhằm hỗ trợ cho sản xuất, kích cầu tiêu dùng, Sở Công Thương TPHCM sẽ phát động chương trình khuyến mãi tập trung nhằm đưa TPHCM trở thành trung tâm mua sắm, có sức hấp dẫn du khách và người dân, để làm sao thay đổi cơ cấu rổ hàng hóa của người dân không chỉ là hàng thiết yếu mà là những mặt hàng có giá trị cao hơn.
Để duy trì điểm sáng của bán lẻ hàng hoá, tạo sự cạnh tranh cho hàng nội, thành phố cũng sẽ tạo sự phát triển từ gốc là tăng chất lượng và gia tăng giá trị sản phẩm. Với sự phát triển tập trung về công nghiệp nhẹ, nhưng thành phố cũng không quên vai trò quan trọng của công nghiệp nặng và công nghệ nguồn, từ đó sẽ tạo được vòng tròn hỗ trợ sản xuất – tiêu dùng bền vững.
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi công nghiệp là yêu cầu cấp thiết
11:08 | 24/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực vi mạch bán dẫn
21:12 | 23/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
16:41 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp châu Âu cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi kinh tế xanh
15:57 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Việt Nam có cơ hội lớn gia nhập ngành công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực hàng không, vũ trụ
14:50 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bị thiệt hại mong tín dụng ưu đãi sớm được giải ngân
14:05 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
07:55 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cần cải thiện hơn nữa trong cấp phép lao động
07:30 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sun Life Việt Nam đồng hành hỗ trợ người dân vượt qua bão lũ
21:16 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
16:34 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
15:49 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch vụ của hãng tàu COSCO Shipping Lines Vietnam
15:03 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chưa hoàn thiện hồ sơ, LPBank lùi lịch "chốt" việc mua 5% cổ phần FPT
11:33 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk tích cực thực hiện dự án cánh rừng Net Zero
10:15 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Tín dụng chính sách cùng người dân Yên Bái vượt hậu quả bão lũ
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
Việt Nam vẫn cơ bản sản xuất gia công, chưa chạm nhiều đến tự động hóa
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform