TPHCM: Tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài
25 Hiệp hội DN nước ngoài và 200 DN FDI đã tham gia buổi gặp gỡ với lãnh đạo TPHCM. Ảnh: N.H |
Đóng góp lớn
Phát biểu tại hội nghị Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, trong năm 2018, kinh tế Thành phố đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đạt kết quả toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Nổi bật là tăng trưởng GRDP đạt 8,3%, tỷ trọng quy mô kinh tế Thành phố so với quy mô kinh tế cả nước là 24,16%, cao nhất từ trước đến nay. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chiếm 35% GRDP (năm 2017 là 34,5%, vượt chỉ tiêu bình quân toàn nhiệm kỳ 2016 – 2020 là 30% GRDP). Tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế là 38% (năm 2016 là 35,3%, năm 2017 là 36,7%), vượt chỉ tiêu 36% của năm 2018 và chỉ tiêu bình quân toàn nhiệm kỳ là 35%.
Trong năm qua, TPHCM cũng đã thu hút được hơn 7 tỷ USD, tăng 15% tổng vốn đầu tư so với năm 2017, nâng tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn còn hiệu lực trên địa bàn Thành phố lên thành 44,94 tỷ USD với 8.112 dự án, tiếp tục khẳng định vai trò dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI của Thành phố.
Đánh giá cao các đóng góp của các DN FDI cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, năm 2018, đầu tư nước ngoài đã đóng góp khoảng 2 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng GRDP 8,3%. Các DN FDI cũng đã đóng góp cho ngân sách 62.000 tỷ đồng. XK của FDI chiếm 58,7% tổng kim ngạch XK của Thành phố. Ngoài ra, đầu tư nước ngoài chiếm 23% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội và chiếm 22% tổng nguồn vốn thị trường chứng khoán, Ngoài ra, các DN FDI đã giải quyết việc làm cho 670.000 lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp…
Bên cạnh những kết quả như trên, ông Phong cho biết hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Điển hình như tác động lan toả từ DN sang các DN trong nước còn thấp; việc chuyển giao và tiếp thu công nghệ từ các DN FDI còn rất hạn chế; luỹ kế giải ngân vốn đầu tư nước ngoài còn thấp, chỉ đạt khoảng 46% tổng vốn đăng ký; trong cơ cấu đầu tư, DN FDI vẫn ưu tiên đầu tư lĩnh vực bất động sản, chiếm 29% tổng nguồn vốn đăng ký; một số DN chưa nghiêm túc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường, những công nghệ rác, công nghệ lạc hậu vẫn thâm nhập, len lõi vào thành phố để lại những hậu quả khôn lường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu phát triển bền vững,…
Đại diện Sở Kế hoạch Đầu tư TPHCM trao đổi một số vấn đề các DN nêu ra tại hội nghị. Ảnh: N.H |
Nhiều vấn đề cần cải thiện
Đánh giá cao môi trường đầu tư của TPHCM cũng như những nỗ lực của chính quyền thành phố trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tuy nhiên đại diện các Hiệp hội DN nước ngoài cũng cũng cho rằng TPHCM cần phải cải thiện nhiều vấn đề để đảm bảo môi trường đầu tư hấp dẫn.
Cụ thể, theo ông Tomaso Andreaatte, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu (EuroCham) đề nghị thành phố đẩy mạnh thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng như mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất; đảm bảo hoàn thành dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên vào năm 2020 như dự kiến; xử lý ngập lụt; nâng cao chất lượng các trạm giao thông công cộng; xây dựng một cơ sở hạ tầng toàn diện hài hòa với trật tự đô thị và quy hoạch giao thông.
Bên cạnh đó kiến nghị Thành phố thành lập một bộ phận chuyên trách các tiêu chuẩn về xử lý nước thải, tập trung quản lý các khu công nghiệp xả thải trực tiếp chưa qua xử lý môi trường, Thành phố cần đề xuất với Chính phủ ban hành các chính sách cụ thể để kiểm soát chất lượng không khí và khí thải; đẩy mạnh phát triển phương tiện giao thông công cộng.
Ông Carlos Dominguez Agulleiro, Phó trưởng Văn phòng đại diện kinh tế và thương mại Tây Ban Nha tại TPHCM cho rằng, mặc dù có những cải tiến lớn đạt được về thủ tục hành chính, vẫn thiếu sự minh bạch trong các thủ tục, gây ra sự chậm trễ và không chắc chắn cho các DN và dự án đầu tư. Sự chậm trễ hiện nay của các dự án metro, cũng như các dự án quan trọng khác như sân bay, có những ảnh hưởng đối với các đối tượng liên quan đến sự phát triển của dự án. Việc thiếu cơ sở hạ tầng phù hợp làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác vì nó làm tăng chi phí sản xuất.
Ông Choi Bun Do, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc cũng cho rằng cho rằng vẫn còn vướng mắc về thuế nhập khẩu nguyên liệu thô dành cho sản xuất hàng xuất khẩu, thuế chuyển giá và quy định nộp báo cáo chuyển giá. Ông mong muốn có các hướng dẫn và quy định cụ thể cho hoạt động niêm yết của doanh nghiệp FDI trên thị trường chứng khoán.
Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham), bà Amanda Rasmussen cũng bày tỏ sự lo lắng về việc thường xuyên thay đổi hiệu lực của luật pháp và quy định tại Việt Nam, bao gồm chính sách thuế và thuế suất, sẽ tạo ra các mối đe dọa cho nhà đầu tư nước ngoài. Những thay đổi này cũng ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh và đầu tư, ngay cả đối với các dự án đã được cấp phép đầu tư. Amcham kiến nghị Chính phủ quan tâm hướng dẫn việc bảo vệ đầu tư để ngăn chặn tác động tiêu cực và hồi tố ràng buộc của các luật và quy định mới được ban hành đối với các dự án hiện hữu.
Về việc tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh và lưu thông hàng hóa, bà Amanda Rasmussen cho rằng Thành phố đã có nhiều cải tiến. Tuy nhiên, việc kiểm tra sau nhập khẩu thường xuyên và không cần thiết, kiểm tra thuế đã trở thành gánh nặng cho DN. Thêm vào đó, các DN của AmCham đang phải đối mặt với việc kiểm toán thuế định kỳ thường đòi hỏi các quy trình dài hơi.
Ông Matthew Lourey, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Úc tại Việt Nam (AusCham) nhận định hình ảnh TPHCM như một điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư đã phần nào bị mờ nhạt trong những năm gần đây do vấn đề giao thông. Các nhà đầu tư đang thất vọng về tình trạng tắc nghẽn giao thông ngày càng tăng và tiến độ chậm trễ của dự án tàu điện ngầm. Ông cho rằng nếu không giải quyết được những vấn đề này thì xu hướng hay mong muốn đặt cơ sở tại TPHCM của các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng sẽ bị giảm đi. Các chiến lược bao gồm ưu tiên giao thông công cộng, cung cấp đầy đủ chỗ đỗ xe và hạn chế vận chuyển tư nhân vào các khu vực trọng yếu là tất cả lĩnh vực cần tập trung để TPHCM không bị bỏ lại phía sau…
Ngoài ra, đại diện các Hiệp và các DN FDI và các sở, ngành của TPHCM cũng đã trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội cho nhân viên nước ngoài, chất lượng nguồn nhân lực, đăng ký niêm yết hoạt động của DN FDI lên sàn chứng khoán, chính sách mua nhà đối với người nước ngoài, việc bảo hộ quyền lợi và tài sản hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài...
Ghi nhận các ý kiến đóng góp của các Hiệp hội và các DN FDI, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đề nghị các cơ quan, đơn vị của Thành phố cần tập trung các giải pháp trọng tâm về cải cách hành chính, thủ tục đầu tư, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ chế chính sách thu hút đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài.
"Quan điểm nhất quán của Thành phố là tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa các chủ trương, chính sách đã đề ra; xây dựng một môi trường đầu tư thuận lợi, mang tính cạnh tranh, theo chuẩn mực quốc tế và phù hợp với các cam kết trong các Hiệp định FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia", ông Phong nhấn mạnh.
Tin liên quan
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Bình Dương sẵn sàng thu hút đầu tư thông minh
16:04 | 21/08/2024 Kinh tế
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc tiếp xã giao một số doanh nghiệp lớn của Singapore
20:06 | 07/08/2024 Tài chính
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
19:53 | 18/09/2024 Kinh tế
Nguồn cung và giao dịch bất động sản đã được cải thiện
16:29 | 18/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
14:07 | 18/09/2024 Kinh tế
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
14:03 | 18/09/2024 Xuất nhập khẩu
Dù phục hồi, song xuất khẩu gỗ và sản phẩm đối mặt thách thức mới
10:28 | 18/09/2024 Kinh tế
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Kiểm soát dòng tiền, hướng vào phân khúc phù hợp
08:30 | 18/09/2024 Kinh tế
“Mảnh ghép” quan trọng cho chuyển đổi xanh
16:36 | 17/09/2024 Kinh tế
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng trưởng sau 8 tháng
14:51 | 17/09/2024 Kinh tế
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD
10:32 | 17/09/2024 Xuất nhập khẩu
Giảm tác động tiêu cực từ thiên tai bằng hành động từ doanh nghiệp
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp hiểu chưa đầy đủ về CBAM
09:41 | 17/09/2024 Kinh tế
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh là nhiệm vụ cấp bách của doanh nghiệp cảng biển
09:19 | 17/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Ngành in ấn và bao bì xanh được nhiều doanh nghiệp quan tâm
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
Giám đốc KBNN Hà Nam được điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc KBNN TPHCM
Ứng dụng mô hình mới kết nối ngành nội thất và xây dựng
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform