Trăn trở với... đình làng Việt
Những cánh cửa đóng kín
Mỗi làng quê Việt Nam đều có những công trình kiến trúc, di sản nghệ thuật đặc trưng, gắn liền với đời sống văn hóa, tâm linh. Trong đó, đình làng là một trong những công trình kiến trúc phổ biến nhất, có từ xa xưa, gắn liền với thành ngữ “cây đa, bến nước, sân đình”. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, đình làng được hình thành từ thế kỷ 15, định hình vào thế kỷ 16 và phát triển rực rỡ vào cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18. Mỗi đình làng mang một nét kiến trúc riêng biệt nhưng lại mang tính cộng đồng sâu sắc, đều là nơi thờ Thành hoàng làng, người có công lập làng, dựng ấp hoặc sáng lập ra một nghề hay có công với dân, với nước. Theo PGS. TS Nguyễn Thị Minh Thái: Đình làng không đơn thuần chỉ là nơi che nắng, che mưa mà còn là niềm tự nào của cộng đồng, là hình ảnh sâu đậm trong tâm thức người Việt. Ở nhiều miền quê đất Bắc, đình là còn là nhà hát của những làng xã, là nơi nuôi dưỡng các thể loại diễn xướng dân gian như Ca trù, Xoan, Chèo, Quan họ. Thường ngày, đình làng còn là địa điểm “đàn đúm” của cánh đàn ông lúc nông nhàn với vài ba ván cờ, ấm trà, điếu thuốc, cùng nhau bàn luận chuyện xóm làng. Đây cũng là nơi trú ngụ giấc ngủ trưa hè của đám trẻ nhỏ, là địa điểm trai gái hẹn hò lúc đêm trăng.
Tuy nhiên, dưới tác động của đô thị hóa, nông thôn Việt Nam đang thay đổi. Văn hóa đình làng cũng dần bị ảnh hưởng, ngôi nhà của cộng đồng bị đóng kín, nơi sinh hoạt của bà con nay đã chuyển về các nhà văn hóa thôn, xã. Mặt khác, nếu đình làng trước đây là nơi người dân đến để tham gia và thưởng thức các trò chơi, diễn xướng thì nay nhu cầu đó chuyển về các gia đình với các phương tiện truyền thông hiện đại. Các nguyên nhân trên đã dẫn đến những giá trị văn hóa và nghệ thuật của đình làng dần mờ nhạt, việc bảo lưu các giá trị truyền thống nơi làng quê ngày càng khó khăn.
| |
Đình Giang xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội bị lấn chiếm thành nơi tập kết vật liệu xây dựng Ảnh tư liệu tại “Triển lãm đình làng Việt” |
Ngôi đình làng Cổ Chế (xã Phúc Tiến, Phú Xuyên, Hà Nội) 300 năm tuổi, với nhiều mảng kiến trúc được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc dân gian là câu chuyện điển hình cho thực tế kể trên. Khi đi thực tế tại đây, phóng viên đã chứng kiến cảnh ngôi đình xuống cấp nghiêm trọng, không khỏi xót xa... Một người phụ nữ bán hương hoa, vàng mã trước cổng đình cho biết: Trước đây cứ 12-2 âm lịch là người dân trong làng lại tưng bừng tổ chức lễ hội tưởng nhớ Thành hoàng làng nhưng vài năm trở lại đây do đình xuống cấp, chả ai dám đến do nhiều cột chống bị mối mọt, mục ruỗng, xuất hiện nhiều ụ mối xông, mái đình đã bị võng, ngói nát vụn. Để khắc phục tạm thời, người dân đã dùng hàng chục cột tre, gỗ neo giằng trên mái, phủ bạt để che mưa nắng và cũng đã rách bươm do ảnh hưởng của thời tiết. Đình Cổ Chế giờ đóng cửa im ỉm, đồ thờ được chuyển đi nơi khác, khách lạ đến chụp ảnh thì bị chính quyền địa phương xua đuổi do “đang đợi trùng tu”?
Thái độ với di sản
Trải qua nhiều thăng trầm, đình làng trở thành biểu tượng không thể thiếu của làng quê Việt Nam. Còn nhớ, trước đây mỗi lần về quê (Nam Định) tôi lại được ông bà dẫn đến đình làng để thắp hương, thờ khấn, hình ảnh ấy đã ăn sâu vào tâm thức, trở thành thói quen mỗi dịp tôi trở lại nơi chôn nhau cắt rốn. Tuy nhiên, việc làm ý nghĩa và tưởng chừng như đơn giản ấy với nhiều người nay dường như bị đóng kín.
Anh Nguyễn Đức Bình, thành viên sáng lập nhóm Đình làng Việt (nhóm có hơn 4.000 thành viên, dành cho những người yêu văn hóa làng của người Việt) cho biết: “Tôi có dịp đến đình Đoài (Bắc Ninh), nơi nổi tiếng với không gian mở, kiến trúc đặc sắc thì nay đang biến thành không gian khép kín. Nếu muốn vào đình phải mất 4 lần khóa từ cụ từ đến ông trưởng thôn, anh phụ trách văn hóa thôn rồi lại phải qua anh Phó Chủ tịch xã. Ấy vậy mà không được vào trong đình, chỉ đứng ngoài nhìn. Đình làng trước kia là không gian sinh hoạt cộng đồng thì nay biến thành những ngôi đền, đó là điều đáng quan tâm trong giai đoạn hiện nay”.
| |
Ngôi đình làng Cổ Chế (xã Phúc Tiến, Phú Xuyên, Hà Nội) xuống cấp phải sử dụng cọc để chống Ảnh: Q.TẤN |
Nhìn nhận về vấn đề này, họa sỹ Nguyễn Đức Hòa, người dành nhiều thời gian nghiên cứu kiến trúc văn hóa dân gian Việt Nam cho rằng: “Do chúng ta chuyển đổi từ nông nghiệp lạc hậu sang công nghiệp tiên tiến nên không thể tránh khỏi những xung đột về văn hóa. Phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, đình làng có các chức năng gồm: Thờ thần thánh, sinh hoạt văn hóa và xét xử các khiếu nại của người dân. Nhưng từ khi chuyển sang gia đoạn lịch sử mới, các chức năng trên đã mất gần hết, đình làng chỉ còn chức năng thờ thần thánh, vì vậy cửa đình bị đóng kín, đó là thực tế không thể thay đổi”.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, người dân Việt rất coi trọng việc trùng tu, phát huy những di sản văn hóa truyền thống cha ông để lại, tuy nhiên để trùng tu, bảo tồn một công trình kiến trúc cổ tốn rất nhiều kinh phí trong khi sự quan tâm của Nhà nước hiện nay không đáp ứng được so với sự xuống cấp của di sản. Mặt khác, nguồn lực xã hội hóa phần nhiều lại tập trung vào các công trình tôn giáo, hay những công trình tâm linh mới được xây dựng.
Nói về việc trùng tu di sản, họa sỹ Nguyễn Mạnh Đức, thành viên nhóm Đình làng Việt chia sẻ: Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, chúng ta chưa có thái độ đúng đắn với các di sản truyền thống. Nhiều người đang quá đề cao vấn đề kinh phí, rơi vào tình trạng thích trùng tu hơn bảo dưỡng mà không nhận thấy rằng một kiến trúc, đồ vật đẹp khi ngậm trong đó một đời sống lịch sử, văn hóa và cả thời gian. Do đó, nên trao quyền lại cho địa phương, vì nếu chỉ trùng tu xong lại để đấy, không hoạt động, không có sự chăm sóc, không có hương khói thì đình làng sẽ xuống cấp rất nhanh. Phải trả lại quyền tu sửa đình làng cho người dân”.
Tin liên quan
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Thế và lực mới để tự chủ, tự tin bước vào kỷ nguyên vươn mình
13:38 | 21/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch Quốc hội: Đảm bảo các luật, nghị quyết được thông qua có "tuổi thọ" lâu
10:26 | 21/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tạo xung lực mới, thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất Việt Nam-Lào
08:18 | 21/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
21:15 | 20/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV: Bầu chức danh Chủ tịch nước và thông qua 15 luật
16:32 | 20/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Tổ chức thực hiện Nghị quyết là khâu then chốt
14:24 | 20/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phụ nữ Việt Nam: Người “giữ lửa” “kiến tạo” trong xã hội hiện đại
14:24 | 20/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch y tế
06:34 | 20/10/2024 Người quan sát
Thủ tướng: Dứt khoát không để thiếu điện những năm tiếp theo trong bất cứ hoàn cảnh nào
19:28 | 19/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông điệp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi tới Đại hội đồng AIPA-45
16:32 | 19/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đề nghị IPU thúc đẩy hòa bình và phát triển bền vững
08:28 | 18/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Các ngân hàng nhận và được chuyển giao cần thực hiện đúng đề án
20:34 | 17/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kỳ điều hành ngày 17/10, giá xăng giảm nhẹ
15:29 | 17/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Thế và lực mới để tự chủ, tự tin bước vào kỷ nguyên vươn mình
Xuất khẩu rau quả gần cán mốc 6 tỷ USD
Chủ tịch Quốc hội: Đảm bảo các luật, nghị quyết được thông qua có "tuổi thọ" lâu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 10/2024
Giám đốc bị khởi tố vì xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 10/2024
09:40 | 21/10/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
16:12 | 19/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang
11:21 | 18/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần
11:04 | 18/10/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan