Trung-Hàn “hắt hơi”, xuất khẩu sắn khốn khó
Trung Quốc quay sang Thái Lan
Theo Bộ NN&PTNT, 7 tháng đầu năm, XK sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 2,31 triệu tấn và 616 triệu USD, giảm 19% về khối lượng và giảm hơn 28% về giá trị so cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn là thị trường NK chính nửa đầu năm khi chiếm tới 86,1% thị phần, giảm 23,5% về khối lượng và giảm 33% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trong 6 tháng đầu năm, không chỉ Trung Quốc sụt giảm NK mà giá trị NK sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam tại các thị trường đều giảm, ngoại trừ thị trường Malaysia có giá trị NK tăng nhẹ hơn 6% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Nghiêm Minh Tiến, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Sắn Việt Nam: Đi sâu phân tích, XK sắn từ đầu năm đến nay giảm cả ở mặt hàng tinh bột sắn và sắn lát. Trung Quốc là thị trường XK tinh bột sắn chủ yếu của Việt Nam, chiếm 85% thị phần. Còn đối với sắn lát, thị trường chủ lực là Hàn Quốc. “Nửa đầu năm, phía Trung Quốc tập trung NK hàng từ Thái Lan. Tổng lượng NK của Trung Quốc khoảng 1 triệu tấn thì có tới 800 nghìn tấn từ Thái Lan, còn NK từ Việt Nam chỉ khoảng 135 nghìn tấn”, ông Tiến nói.
Hiện nay, Trung Quốc gần như hoàn toàn NK sắn từ Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Hai tháng trở lại đây, toàn bộ các cửa khẩu phụ biên giới tại Lạng Sơn như Bảo Lâm, Na Hình… đều đóng cửa với mặt hàng tinh bột sắn. Tinh bột sắn chỉ được XK tiểu ngạch duy nhất qua cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Phía Trung Quốc đưa ra lý do hạn chế NK bởi chất lượng hàng hóa không đạt yêu cầu. “Trên thực tế mặt hàng tinh bột sắn XK qua cửa khẩu Móng Cái cũng tương đương như các mặt hàng vẫn XK qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn trước đây nhưng không hiểu sao phía Trung Quốc lại lập luận như vậy”, ông Tiến thắc mắc.
Hàn Quốc “cấm cửa”
Tại thị trường Hàn Quốc, tình hình còn ảm đạm hơn khi suốt 6 tháng đầu năm, Hàn Quốc dừng NK sắn của Việt Nam vì cho rằng sắn nhiễm chì. Liên quan tới vấn đề này, Hiệp hội Sắn Việt Nam đã cùng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN&PTNT) làm việc với Cục An toàn thực phẩm Hàn Quốc và Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam. Hiệp hội cũng tiến hành kiểm tra quy trình từ khâu trồng tới chế biến sắn tại Bình Định và một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên để xác định xem chính xác sắn XK có bị nhiễm chì hay không. Mặc dù đã có những động thái trao đổi, cố gắng cải thiện tình hình, song đến nay phía Hàn Quốc chưa có thông tin phản hồi tích cực nào mà vẫn áp dụng các rào cản kỹ thuật ngăn cản việc NK sắn.
Ngoài sự sụt giảm NK đáng kể từ thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, đối với ngành sắn, giá dầu trên thế giới vẫn đứng ở mức thấp, tác động tới việc tiêu thụ nhiên liệu sinh học dẫn đến giảm chế biến nguyên liệu sinh học bằng sắn lát cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên “bức tranh” XK ảm đạm nêu trên.
Trên thực tế, sắn là một trong những mặt hàng nông sản XK đạt kim ngạch tỷ USD mỗi năm, song từ trước tới nay gần như chưa có bất kỳ một chính sách nào tập trung phát triển. Theo như giãi bày của đại diện một số DN chế biến, XK sắn, các DN rất mong muốn Bộ NN&PTNT xây dựng chính sách mang tầm quốc gia phát triển với cây sắn. Sắn là cây trồng chủ yếu nhằm phát triển vùng Trung du miền núi, xóa đói giảm nghèo, tác động trực tiếp tới đời sống của gần 2 triệu người lao động. Bởi vậy, hỗ trợ phát triển cây sắn một cách bài bản không chỉ giúp các DN thoát cảnh “tự bơi”, giảm thiểu rủi ro mà còn giúp bà con nông dân thêm ổn định cuộc sống.
Đồng tình với quan điểm mà đại diện nhiều DN đưa ra, ông Tiến bổ sung thêm: Hiện nay, do diện tích trồng sắn không đủ để các nhà máy hoạt động hết công suất nên nhiều nhà máy chế biến sắn tại khu vực Kon Tum, Gia Lai, Tây Ninh… vẫn thường xuyên phải NK sắn nguyên liệu từ Lào và Campuchia. Ví dụ, để phục vụ nhu cầu sản xuất tinh bột sắn phục vụ tiêu dùng, sản xuất thực phẩm, dược phẩm và XK, các DN vùng Tây Ninh phải NK lên tới gần 1 triệu tấn củ và 500-700 nghìn tấn sắn lát mỗi năm từ Campuchia. “Hiện nay, thuế suất NK sắn từ Campuchia là 10%, trong khi đó Trung Quốc NK sắn lát và sắn củ từ Việt Nam với mức thuế suất NK là 0%. Để tăng tính cạnh tranh, hỗ trợ giải quyết khó khăn cho các DN, Hiệp hội đề nghị giảm thuế NK sắn nguyên liệu từ 10% xuống 3%”, ông Tiến nói.
Tin liên quan
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
19:55 | 11/10/2024 Kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
19:42 | 11/10/2024 Kinh tế
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
19:27 | 11/10/2024 Kinh tế
Chi hơn 100 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc trong 9 tháng
15:15 | 11/10/2024 Xuất nhập khẩu
Còn chậm trễ trong hướng dẫn thi hành các luật liên quan đến bất động sản
14:32 | 11/10/2024 Kinh tế
Giai đoạn khó khăn nhất của thị trường bất động sản đã qua
08:38 | 11/10/2024 Kinh tế
Kỳ vọng nhịp phục hồi tích cực trên thị trường bất động sản
16:54 | 10/10/2024 Kinh tế
Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
16:40 | 10/10/2024 Kinh tế
Phòng ngừa rủi ro trong hợp đồng xây dựng
15:48 | 10/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
19:13 | 09/10/2024 Kinh tế
Năm 2025, xuất khẩu qua thương mại điện tử hướng tới tăng trưởng bền vững
14:56 | 09/10/2024 Kinh tế
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm gì tại thị trường Việt Nam?
19:35 | 08/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Thời hạn thực hiện kiểm kê tài sản công đến hết ngày 31/3/2025
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
TP Hồ Chí Minh: Tôn vinh 93 doanh nghiệp tiêu biểu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics